Bộ Bưu chính Viễn thông – SHAC https://shac.vn Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Sơn Hà Thu, 30 Mar 2023 07:17:16 +0000 vi hourly 1 https://shac.vn/wp-content/uploads/2021/01/shac-favico-sh-150x150.png Bộ Bưu chính Viễn thông – SHAC https://shac.vn 32 32 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3624:1981 về các mối tiếp xúc điện https://shac.vn/van-ban-phap-luat/tieu-chuan-viet-nam-tcvn-36241981-ve-cac-moi-noi-tiep-xuc-dien-quy-tac-nghiem-thu-va-phuong-phap-thu Tue, 19 Mar 2019 09:51:48 +0000 https://shac.vn/?post_type=document&p=58729 TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC TCVN 3624 – 81 CÁC MỐI NỐI TIẾP XÚC ĐIỆN QUY TẮC NGHIỆM THU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ Electrical contact connections Acceptance rules and methods of tests Tiêu chuẩn này qui định áp dụng cho các mối nối tiếp xúc các cực của thiết bị điện và các thiết bị điện […]]]>

TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 3624 – 81

CÁC MỐI NỐI TIẾP XÚC ĐIỆN

QUY TẮC NGHIỆM THU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

Electrical contact connections

Acceptance rules and methods of tests

Tiêu chuẩn này qui định áp dụng cho các mối nối tiếp xúc các cực của thiết bị điện và các thiết bị điện thông dụng: các khí cụ các máy điện, máy biến áp, thiết bị phân phối, dây dẫn điện đường cáp chuyên tải, đường dây trên không, các thiết bị tự động, điểu khiển và bảo vệ.

Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp thử mối nối tháo được và không tháo được theo các yêu cầu của tiêu chuẩn và các tài liệu kỹ thuật đã được duyệt của các dạng thiết bị điện cụ thể.

1. QUY TẮC NGHIỆM THU

1.1. Chương trình và tính chu kỳ của việc kiểm tra mối nối tiếp xúc cũng như số lượng mẫu được chỉ dẫn trong tiêu chuẩn hoặc tài liệu kỹ thuật đã được duyệt ở các dạng cụ thể của thiết bị điện; khi không có tài liệu như vậy thì dùng tiêu chuẩn này. Lúc đó có thể tiến hành thử các mối nối bên trong thiết bị điện nếu kết cấu của thiết bị cho phép.

1.2. Thử các mối nối tiếp xúc có thể tiến hành trên sản phẩm hoặc trên hình mẫu có kết cấu hoàn toàn giống mối nối tiếp xúc nếu tiêu chuẩn cho phép. Các mối nối của thanh cái lắp ghép, dây dẫn điện, thiết bị phân phối, đường dây phân phối và đường dây chính truyền tải điện và hệ thống điện tương tự khác (dưới đây gọi là mối nối đường dây) có thể thử theo khối.

1.3. Thử giao nhận được tiến hành trên các mối nối tiếp xúc của sản phẩm và của các bộ phận tiếp xúc đã được sản xuất loạt. Để thử mỗi lô chọn 0,5 % (nhưng không ít hơn 10 chiếc mối nối tiếp xúc cùng loại). Nội dung thử gồm: quan sát kỹ thuật và đo điện trở cách điện của mối nối tiếp xúc.

1.4. Thử điển hình cần được tiến hành:

a – Trước khi chế tạo sản phẩm có mối nối tiếp xúc loại mới hoặc khi nghiên cứu công nghệ mới về lắp các mối nối tiếp xúc.

b – Khi thay đổi kết cấu, vật liệu, công nghệ chế tạo các chi tiết có mối nối tiếp xúc hoặc công nghệ lắp chúng nếu sự thay đổi này có ảnh hưởng đến chất lượng mối nối.

c – Thử theo chu kỳ – một lần trong hai năm trong khoảng thời gian sản xuất sản phẩm.

Nội dung và trình tự thử điển hình cũng như số lượng mẫu thử được cho trong bảng 1. Khi thử các mối nối tiếp xúc của sản phẩm, số lượng mối nối đem thử được xác định tùy theo kết cấu của nó.

Theo thỏa thuận với khách hàng, được phép thử từng phần với nội dung đủ kiểm tra các thông số hoặc đặc tính của các mối nối tiếp xúc có thay đổi như điều 1.4b và 1.4c.

2. CHUẨN BỊ CÁC MỐI NỐI TIẾP XÚC ĐEM THỬ

2.1. Chuẩn bị đem thử phải:

a – Chọn mẫu của sản phẩm đã được chế tạo xong của các bộ phận tiếp xúc hoặc cả khối tiếp xúc của thiết trí điện.

b – Lắp các mối nối tiếp xúc theo công nghệ đã được xác lập (khi thử điển hình).

2.2. Lắp các mối nối tháo lắp được cần tiến hành 5 – 8 ngày đêm trước khi bắt đầu thử điển hình.

Bảng 1

Tên gọi mục thử

Số hiệu

Số mẫu thử không nhỏ hơn khi thử theo

điều 1.4a

điều 1.4b,c

1. Xem xét kỹ thuật

3.1.1

3.1.6

Tất cả các mẫu

2. Thử kéo tĩnh

3.2.2

3.2.4

3

3

3. Thử tác dụng của mômen xoắn

3.3.1

3

3

4. Thử chịu rung và tác dụng va đập

3.4.3

3.4.4

6

6

5. Đo điện trở của mối nối tiếp xúc

3.5.1

3.5.5

26

16

6. Thử phát nóng bằng dòng điện danh định

3.6.2

3.6.4

26

16

7. Thử phát nóng lâu dài

3.7.3

3.7.5

20

8. Thử gia tốc ở chế độ phát nóng chu kỳ

3.8.3

3.8.5

10

9. Thử độ ổn định nhiệt và điện

3.9.3

3.9.4

3

3

10. Thử độ chịu tác động của khí hậu

3.10.2

3.10.3

3

3

2.3. Các mối nối tiếp xúc chuẩn bị đem đi thử cần phải có nhãn ghi rõ ràng và không được xóa mờ khi thử nghiệm.

2.4. Vật liệu và mặt cắt của dây dẫn bên ngoài lúc thử nghiệm mối nối tiếp xúc được chọn theo các yêu cầu của tiêu chuẩn hoặc tài liệu kỹ thuật đã được xét duyệt của từng dạng sản phẩm khí cụ điện cụ thể. Khi không có chỉ dẫn yêu cầu, được sử dụng dây dẫn đồng, nhôm hoặc hợp chất của chúng.

Mặt cắt của dây dẫn được chọn theo tính toán dòng điện đi qua khí cụ hoặc máy còn đối với mối nối đường dây thì theo dòng điện danh định cho phép liên tục.

2.5. Nếu kết cấu của các cực cho phép đấu với dây dẫn ở dòng danh định khác nhau thì tất cả các mục thử nghiệm của mối nối (trừ thử nghiệm theo độ ổn định rung và chịu va đập) phải tiến hành với dây dẫn mối được tính toán ở dòng điện danh định lớn nhất của sản phẩm đã cho.

2.6. Khi thử mối nối tiếp xúc theo phát nóng bằng dòng điện danh định thì chiều dài của dây dẫn bên ngoài phải không được nhỏ hơn 1,5 m. Ở các thử nghiệm khác của mối nối chiều dài của mối nối không quy định.

2.7. Các máy đo dùng để đo điện áp và dòng điện khi thử nghiệm mối nối tiếp xúc phải có cấp chính xác không thấp hơn 0,5.

]]>
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4118:1985 về hệ thống kênh tưới – tiêu chuẩn thiết kế https://shac.vn/van-ban-phap-luat/tieu-chuan-viet-nam-tcvn-41181985-ve-he-thong-kenh-tuoi-tieu-chuan-thiet-ke Wed, 13 Mar 2019 01:46:58 +0000 https://shac.vn/?post_type=document&p=57602 TIÊU CHUẨN VIỆTNAM TCVN 4118 : 1985 HỆ THỐNG KÊNH TƯỚI – TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ Irrigation systems – Design standard Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu khi thiết kế mới và thiết kế sửa chữa các hệ thống kênh tưới. 1. Quy định chung 1.1. Hệ thống kênh tưới được phân cấp […]]]>

TIÊU CHUẨN VIỆTNAM

TCVN 4118 : 1985

HỆ THỐNG KÊNH TƯỚI – TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ

Irrigation systems – Design standard

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu khi thiết kế mới và thiết kế sửa chữa các hệ thống kênh tưới.

1. Quy định chung

1.1. Hệ thống kênh tưới được phân cấp theo bảng 1

Bảng 1

Diện tích tưới (103ha)

Cấp công trình kênh

Lớn hơn 50

Lớn hơn 10 đến 50

Lớn hơn 2 đến 10

Nhỏ hơn hoặc bằng 2

II

III

IV

V

Chú thích:

1. Khi kênh tưới đồng thời làm nhiệm vụ khác (như giao thông thuỷ, cấp nước dân dụng công nghiệp v.v…) thì cấp của kênh tưới được lấy theo cấp của kênh làm nhiệm vụ nếu kênh tưới có cấp thấp hơn.

2. Cấp của các công trình trên kênh tưới cũng được xác định theo bảng 1. Khi có kết hợp với cấp của các công t1’in// trên kênh tưới lấy theo cấp của các công trình kĩ thuật này của công trình trên kênh tưới có cấp thấp hơn.

1.2. Hệ thống kênh tưới bao gồm các kênh thuộc mạng lưới kênh tưới và các công trình trên kênh. Các công trình trên kênh bao gồm: các công trình lấy nước, điều tiết, đo nước, chuyển nước, tiêu nước, xả nước, khi có sự cố và xả nước cuối kênh kênh, công trình giao thông và các công trình quản lí hệ thống kênh tưới.

1.3. Mạng lưới kênh tưới bao gồm: kênh chính các kênh nhánh cấp I, các kênh nhánh cấp II, các kênh nhánh cấp III, v.v… và các kênh nhánh cấp cuối cùng dẫn nước vào khoảng (lô) sản xuất.

Chú thích:

1. Kênh chính dẫn nước từ nguồn nước (tại đầu mối thuỷ lực) phân phối nước cho các kênh

2. Kênh nhánh cấp I dẫn nước từ kênh chính phân phối nước cho các kênh nhánh cấp II,

3. Kênh nhánh cấp II dẫn nước từ kênh nhánh cấp I phân phối nước cho các kênh nhánh cấp III, v.v…

1.4. Những kí hiệu các kênh thuộc mạng lưới kênh tưới được quy định như sau:

Kênh chính: K.C;

Kênh nhánh cấp I:                 N1, N2, N3; v.v…;

Kênh nhánh cấp II:                 Nl- l; Nl- 2; Nl- 3; v.v… ,

N2- l; N2- 2; N2- 3; v.v. ..;

N3- l; N3- 2; N3- 3 l v.v…

Kênh nhánh cấp III:                Nl- l- 1; Nl- l- 2; Nl- 1- 3; v.v…

N1- 2- l , Nl- 2- 2; Nl- 2- 3.

Chú thích:

1. Trong trường hợp một hệ thống kênh tưới có nhiều kênh chính thì ký hiệu như sau: K.C1; K.C2, K.C3 v.v… (chỉ số 1; 2; 3;v.v…) đánh theo chiều kim đồng hồ

2. Những kí hiệu 1 chỉ số của kênh nhánh biểu thị kênh nhánh cấp I; có hai trị số biều thị kênh nhánh cấp II; có ba chỉ số, biều thị kênh nhánh cấp III; v.v…

3. Chỉ số biểu thị kênh nhánh cấp I như sau: nếu đi theo dòng nước chảy trên kênh chính thì dùng

số chẵn cho kênh bên phải, số lẻ cho kênh bên trái. Đối với kênh nhánh cấp II trở xuống thì kí hiệu theo thứ tự 1, 2, 3, v.v… kề từ dầu kênh cấp trên của chúng không phân bên phải hoặc bên trái.

]]>
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1651-3:2008 (ISO 6935-3 : 1992) về Thép cốt bê tông – Phần 3: Lướt thép hàn https://shac.vn/van-ban-phap-luat/tieu-chuan-quoc-gia-tcvn-1651-32008-iso-6935-3-1992-ve-thep-cot-be-tong-phan-3-luot-thep-han Thu, 24 Jan 2019 06:54:37 +0000 https://shac.vn/?post_type=document&p=53288 TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 1651-3 : 2008 ISO 6935-3 : 1992 TECHNICAL CORRIGENDUM 1-2000 THÉP CỐT BÊ TÔNG – PHẦN 3 : LƯỚI THÉP HÀN Steel for the reinforcement of concrete – Part 3: Welded fabric Lời nói đầu TCVN 1651-3: 2008 thay thế cho TCVN 6286:1997. TCVN 1651-3: 2008 tương đương có sửa […]]]>

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 1651-3 : 2008

ISO 6935-3 : 1992

TECHNICAL CORRIGENDUM 1-2000

THÉP CỐT BÊ TÔNG – PHẦN 3 : LƯỚI THÉP HÀN

Steel for the reinforcement of concrete – Part 3: Welded fabric

Lời nói đầu

TCVN 1651-3: 2008 thay thế cho TCVN 6286:1997.

TCVN 1651-3: 2008 tương đương có sửa đổi với ISO 6935-3 : 1992, Sửa đổi kỹ thuật 1-2000.

TCVN 1651-3: 2008 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 17 Thép biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

TCVN 1651: 2008 thay thế cho TCVN 1651: 1985; TCVN 6285: 1997; TCVN 6286: 1997.

TCVN 1651: 2008 gồm có ba phần:

– Phần 1 : Thép thanh tròn trơn.

– Phần 2 : Thép thanh vằn;

– Phần 3 (ISO 6935-3:1992, Technical corrigendum 1-2000): Lưới thép hàn.

 

THÉP CỐT BÊ TÔNG – PHẦN 3 : LƯỚI THÉP HÀN

Steel for the reinforcement of concrete – Part 3: Welded fabric

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật cho các tấm hoặc cuộn của lưới thép hàn (sau đây gọi là lưới thép) được sản xuất tại các nhà máy chế tạo bằng thép dây và thanh với đường kính từ 4 mm đến 16 mm và được thiết kế để làm cốt của các kết cấu bê tông và làm cốt ban đầu của các kết cấu bê tông ứng lực.

Trong tiêu chuẩn này, thuật ngữ “dây” cũng bao gồm cả thép thanh.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu dưới đây là rất cần thiết đối với việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với tài liệu có ghi năm công bố, áp dụng phiên bản mới nhất (kể cả các sửa đổi).

TCVN 197: 2002 (ISO 6892: 1998) Vật liệu kim loại – Thử kéo;

TCVN 1651-1: 2008, Thép cốt bê tông – Phần 1 : Thép thanh tròn trơn;

TCVN 1651-2: 2008, Thép cốt bê tông – Phần 2 : Thép thanh vằn;

TCVN 4399: 2008 (ISO 404: 1992) Thép và các sản phẩm thép – Yêu cầu kỹ thuật chung khi cung cấp;

TCVN 6287 : 1997 (ISO 10065: 1990) Thép cốt bê tông – Thử uốn và thử uốn lại không hoàn toàn;

TCVN 6288 : 1997 (ISO 10544: 1992) Dây thép gia công nguội để làm cốt bê tông và sản xuất lưới thép hàn làm cốt;

ISO 10287 : 1992 Stell for the reinforcerment of concrete – Determination of strength of joints in welded fabric (Thép cốt bê tông – Xác định độ bền của các mối hàn trong kết cấu hàn);

ISO 11082 : 1992 Certification scheme for welded fabric for the reinforcerment of concrete structures (Hệ thống chứng nhận các kết cấu hàn để làm tốt của các kết cấu bê tông).

]]>