Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – SHAC https://shac.vn Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Sơn Hà Tue, 11 Apr 2023 08:58:08 +0000 vi hourly 1 https://shac.vn/wp-content/uploads/2021/01/shac-favico-sh-150x150.png Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – SHAC https://shac.vn 32 32 Tiêu chuẩn 10TCN 565:2003 về máy nông lâm nghiệp và thủy lợi https://shac.vn/van-ban-phap-luat/tieu-chuan-nganh-10tcn-5652003-ve-may-nong-lam-nghiep-va-thuy-loi-noi-dat-yeu-cau-ky-thuat-va-phuong-phap-thu-do-bo-nong-nghiep-va-phat-trien-nong-thon-ban-hanh Thu, 21 Mar 2019 02:39:46 +0000 https://shac.vn/?post_type=document&p=59150 TIÊU CHUẨN NGÀNH 10TCN 565:2003 MÁY NÔNG LÂM NGHIỆP VÀ THỦY LỢI – NỐI ĐẤT – YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ Agricultural, forestry and irrigation machines – Earthing – Technical requirements and testing methods (Ban hành kèm theo Quyết định số: 46/2003/QĐ-BNN Ngày 03  tháng 03 năm 2003)   1          Phạm […]]]>

TIÊU CHUẨN NGÀNH

10TCN 565:2003

MÁY NÔNG LÂM NGHIỆP VÀ THỦY LỢI – NỐI ĐẤT – YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

Agricultural, forestry and irrigation machines – Earthing – Technical requirements and testing methods

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 46/2003/QĐ-BNN
Ngày 03  tháng 03 năm 2003)

 

1          Phạm vi áp dụng

1.1        Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về tính năng kỹ thuật và phương pháp thử thiết bị   nối đất cho thiết bị điện dùng trong nông lâm nghiệp, thuỷ lợi và các lĩnh vực liên quan.

1.2        Tiêu chuẩn này không áp dụng cho thiết bị nối đất các thiết bị điện, máy điện dùng trong giao thông, tàu thuyền, môi trường dễ cháy nổ, các công trình dưới nước và thiết bị đo điện trở nối đất dạng kìm.

1.3       Tiêu chuẩn này không đề cập đầy đủ các vấn đề nối đất và nối không thiết bị điện. Khi cần thiết, phải sử dụng các tiêu chuẩn, văn bản pháp quy bổ sung cho phù hợp với điều kiện ứng dụng để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và thiết bị.

2          Tài liệu trích dẫn

·           IEC 364-1980. Hệ thống điện các công trình xây dựng. Phần 5. Chọn và lắp đặt thiết bị điện. Chương 54. Hệ thống nối đất và dây nối đất bảo vệ.

·           TCVN 4756-89. Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện.

 

]]>
Tiêu chuẩn 10TCN 564:2003 về máy nông lâm nghiệp và thủy lợi https://shac.vn/van-ban-phap-luat/tieu-chuan-nganh-10tcn-5642003-ve-may-nong-lam-nghiep-va-thuy-loi-mang-cung-cap-dien-va-thiet-bi-dieu-khien-yeu-cau-chung-ve-an-toan-do-bo-nong-nghiep-va-phat-trien-nong-thon-ban-hanh Thu, 21 Mar 2019 02:36:32 +0000 https://shac.vn/?post_type=document&p=59147 TIÊU CHUẨN NGÀNH 10TCN 564:2003 MÁY NÔNG LÂM NGHIỆP VÀ THỦY LỢI – MẠNG CUNG CẤP ĐIỆN VÀ THIẾT BỊ ĐIỀU KHIỂN – YÊU CẦU CHUNG VỀ AN TOÀN Agricultural, forestry and irrigation machines – Wiring and equipment for electrically driven or controlled – General requirements for safety (Ban hành kèm theo Quyết định số: […]]]>

TIÊU CHUẨN NGÀNH

10TCN 564:2003

MÁY NÔNG LÂM NGHIỆP VÀ THỦY LỢI – MẠNG CUNG CẤP ĐIỆN VÀ THIẾT BỊ ĐIỀU KHIỂN – YÊU CẦU CHUNG VỀ AN TOÀN

Agricultural, forestry and irrigation machines – Wiring and equipment for electrically driven or controlled – General requirements for safety

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 46/2003/QĐ-BNN
Ngày 03 tháng 03 năm 2003)

 

1          Phạm vi áp dụng

1.1        Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật và an toàn cho người và thiết bị đối với mạng cung cấp (tính từ điểm nối với nguồn lưới điện), các  thiết bị điện dùng trong nông lâm nghiệp, thuỷ lợi và các lĩnh vực liên quan.

1.2          Tiêu chuẩn này áp dụng cho các thiết bị điện làm việc trong mạng điện có điện áp từ 30V đến 1000V.

1.3          Tiêu chuẩn này không đề cập đầy đủ các yêu cầu an toàn. Khi cần thiết phải sử dụng thêm các tiêu chuẩn, văn bản pháp quy bổ sung cho phù hợp với điều kiện cụ thể để đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người và thiết bị.

2          Tiêu chuẩn trích dẫn

·           ISO 12374: 1995. Thuỷ lợi – Mạng cung cấp, truyền động và điều khiển điện máy thuỷ lợi.

·           TCVN 3144 – 79. Sản phẩm kỹ thuật điện – Yêu cầu chung về an toàn.

·           IEC 173: 1964. Màu của dây dẫn trong cáp và dây dẫn đơn mềm

·           IEC 529: 1989. Cấp của vỏ bọc bảo vệ (mã IP).

 

 

 

 

]]>
Tiêu chuẩn ngành 14TCN 114:2001 về xi măng và phụ gia https://shac.vn/van-ban-phap-luat/tieu-chuan-nganh-14tcn-1142001-ve-xi-mang-va-phu-gia-trong-xay-dung-thuy-loi-huong-dan-su-dung-do-bo-nong-nghiep-va-phat-trien-nong-thon-ban-hanh Tue, 19 Mar 2019 09:57:15 +0000 https://shac.vn/?post_type=document&p=58688 TIÊU CHUẨN NGÀNH 14TCN 114:2001 XI MĂNG VÀ PHỤ GIA TRONG XÂY DỰNG THỦY LỢI -HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG (Cement and Admixture for Hydraulic Construction – Guide for Using) (Ban hành theo quyết định số: /2001/QĐ-BNN-KHCN ngày tháng năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1 . QUI ĐỊNH […]]]>

TIÊU CHUẨN NGÀNH

14TCN 114:2001

XI MĂNG VÀ PHỤ GIA TRONG XÂY DỰNG THỦY LỢI -HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

(Cement and Admixture for Hydraulic Construction – Guide for Using)

(Ban hành theo quyết định số: /2001/QĐ-BNN-KHCN ngày tháng năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1 . QUI ĐỊNH CHUNG

1.1. Tài liệu hướng dẫn sử dụng này hướng dẫn lựa chọn và sử dụng hợp lý xi măng và phụ gia cho bê tông và vữa của các công trình xây dựng thủy lợi trong các điều kiện và môi trường khác nhau.

1.2. Các công trình xây dựng thủy lợi do các tổ chức xây dựng trong, ngoài nước thiết kế và thi công trên lãnh thổ Việt Nam đều có thể áp dụng hướng dẫn sử dụng này.

2. THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

(Xem phụ lục A)

3. CÁC TIÊU CHUẨN TRÍCH DẪN CÓ LIÊN QUAN

(Xem phụ lục B)

4 . HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG XI MĂNG TRONG XÂY DỰNG THỦY LỢI

4.1. Phân loại xi măng

4.1.1. Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5439 – 1991, Xi măng được phân loại dựa theo các đặc tính sau :

(1) Loại Clanhke và thành phần của xi măng ;

(2) Mác;

(3) Tốc độ đóng rắn;

(4) Thời gian đông kết;

(5) Các tính chất đặc biệt.

Trong tài liệu này chỉ giới thiệu cách phân loại (1) và (2) :

4.1.1.1. Loại Clanhke và thành phần của xi măng

Xi măng trên cơ sở clanhke xi măng poóclăng :

·                     · Xi măng poóclăng (không có phụ gia khoáng);

·                     · Xi măng poóclăng hỗn hợp (với tỷ lệ phụ gia khoáng hoạt tính không lớn hơn 20%);

·                     · Xi măng poóclăng xỉ (với tỷ lệ phụ gia xỉ hạt lớn hơn 20%);

·                     · Xi măng poóclăng puzơlan (với tỷ lệ pha phụ gia puzơlan lớn hơn 20%).

Xi măng trên cơ sở clanhke xi măng alumin:

·                     · Xi măng alumin có hàm lượng Al2O3 lớn hơn 30% và nhỏ hơn 60%;

·                     · Xi măng giàu alumin có hàm lượng Al2O3 từ 60% trở lên.

4.1.1.2. Phân loại theo mác

Xi măng poóclăng được phân theo mác, ví dụ như PC40, PC50 là các loại

xi măng poóclăng có giới hạn bền nén ở tuổi 28 ngày lần lượt không nhỏ hơn 40, 50MPa (N/mm2).

 

]]>
Tiêu chuẩn ngành 14TCN 101:2001 về giếng giảm áp – quy trình kỹ thuật thi công https://shac.vn/van-ban-phap-luat/tieu-chuan-nganh-14tcn-1012001-ve-gieng-giam-ap-quy-trinh-ky-thuat-thi-cong-va-phuong-phap-kiem-tra-nghiem-thu-do-bo-nong-nghiep-va-phat-trien-nong-thon-ban-hanh Tue, 19 Mar 2019 08:37:35 +0000 https://shac.vn/?post_type=document&p=58684 TIÊU CHUẨN NGÀNH 14TCN 101:2001 GIẾNG GIẢM ÁP – QUY TRÌNH KỸ THUẬT THI CÔNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, NGHIỆM THU (Ban hành theo quyết định số: 109/2001/QĐ-BNN ngày 16 tháng 11 năm 2001của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Quy định chung 1.1. Tiêu chuẩn này quy định […]]]>
TIÊU CHUẨN NGÀNH
14TCN 101:2001
GIẾNG GIẢM ÁP – QUY TRÌNH KỸ THUẬT THI CÔNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, NGHIỆM THU
(Ban hành theo quyết định số: 109/2001/QĐ-BNN ngày 16 tháng 11 năm 2001của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Quy định chung

1.1. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu của quy trình kỹ thuật thi công, phương pháp kiểm tra chất lượng thi công và nghiệm thu giếng giảm áp có kết cấu giếng là các loại ống lọc làm bằng thép không rỉ hoặc ống nhựa PVC có khả năng chống ăn mòn, có độ bền thuỷ lực và cường độ tương đương như quy định cho thép không rỉ. yêu cầu về vật liệu, sản xuất vật liệu, thiết kế, duy tu bảo dưỡng giếng được quy định trong các tiêu chuẩn tương ứng.

1.2. Giếng giảm áp trong tiêu chuẩn này là giếng được lắp đặt ở chân đê phía đồng, sau đập để làm giảm áp lực nước lỗ rỗng ở nền bằng cách cho thoát nước theo hình thức tự chảy về mùa lũ, kiểm soát quá trình thấm và ngăn ngừa xói ngầm và cát chảy làm mất ổn định nền.

1.3. Phân loại Giếng giảm áp:

1. Theo điều kiện thi công, chia làm hai loại: Giếng đào và Giếng khoan.

2. Theo điều kiện làm việc, chia làm hai loại: Giếng hoàn chỉnh – là giếng qua toàn bộ tầng chứa nước và đặt ống lọc trên toàn bộ chiều dày tầng chứa nước; Giếng không hoàn chỉnh là giếng chỉ khoan và đặt ống lọc một phần trong tầng chứa nước.

Tiêu chuẩn này chỉ quy định cho giếng giảm áp loại giếng khoan (được gọi tắt là giếng giảm áp).

1.4. Cấu tạo của giếng giảm áp bao gồm: ống lọc, ống chống, ống lắng, cát lọc sơ cấp, cát lọc thứ cấp, ống bảo vệ miệng giếng (xem hình 1.1).

ống lọc là ống được làm bằng thép hoặc nhựa PVC có lỗ để ngăn cát vào giếng nhưng cho nước thấm qua; ống chống là phần ống liền (không đục lỗ) làm bằng thép hoặc nhựa PVC, được lắp cố định trong giếng, nối trên ống lọc để ngăn không cho cát chảy vào giếng, ổn định thành và miệng giếng; ống lắng là đoạn ống liền không đục lỗ nối dưới ống lọc có tác dụng chặn cát, tạo khoảng không ở đáy giếng để chứa các hạt cát lắng xuống do chúng xâm nhập được vào giếng trong quá trình giếng làm việc. Khác với ống chống, ống chống tạm là ống kim loại dùng để ổn định thành giếng trong quá trình khoan và sẽ được rút lên khỏi giếng trong quá trình kết cấu giếng; Cát lọc là cát đã được sàng để chọn cấp phối hạt hợp lý theo yêu cầu của thiết kế, dùng để chèn lấp vào khoảng không gian vành khăn xung quanh ống lọc và ống chống có tác dụng lọc ngược, cho nước thấm vào giếng dễ dàng nhưng ngăn không cho cát tự nhiên của môi trường xâm nhập vào giếng. Cát lọc sơ cấp chèn lấp từ đáy giếng khoan, xung quanh ống lắng, ống lọc và 1 m trên đoạn ống lọc; Cát lọc thứ cấp chèn trên cát lọc sơ cấp.

Tiêu chuẩn ngành 14TCN 101:2001 về giếng giảm áp – quy trình kỹ thuật thi công 9

Hình 1.1. Cấu tạo giếng giảm áp.

 

 

 

]]>
Tiêu chuẩn ngành 14TCN 9:2003 về công trình thuỷ lợi – Kênh đất – Yêu cầu kỹ thuật thi công và nghiệm thu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành https://shac.vn/van-ban-phap-luat/tieu-chuan-nganh-14tcn-92003-ve-cong-trinh-thuy-loi-kenh-dat-yeu-cau-ky-thuat-thi-cong-va-nghiem-thu-do-bo-nong-nghiep-va-phat-trien-nong-thon-ban-hanh Tue, 19 Mar 2019 08:20:44 +0000 https://shac.vn/?post_type=document&p=58666 TIÊU CHUẨN NGÀNH 14TCN 9 – 2003 CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI – KÊNH ĐẤT – YÊU CẦU KỸ THUẬT THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU (Ban hành theo Quyết định số 78/2003/QĐ-BNN ngày 29 tháng 7 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 1.1. Đối tượng tiêu […]]]>

TIÊU CHUẨN NGÀNH

14TCN 9 – 2003

CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI – KÊNH ĐẤT – YÊU CẦU KỸ THUẬT THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU
(Ban hành theo Quyết định số 78/2003/QĐ-BNN ngày 29 tháng 7 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Đối tượng tiêu chuẩn hoá: tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật thi công, phương pháp kiểm tra và nghiệm thu chất lượng thi công kênh bằng biện pháp đào thủ công, cơ giới, đắp đầm nén bằng thủ công, cơ giới và thi công bằng tầu hút bùn, xáng cạp. Thi công kênh đất bằng các biện pháp khác không thuộc phạm vi quy định của tiêu chuẩn này, sẽ có quy định trong các tiêu chuẩn tương ứng.

1.2. Phạm vi áp dụng: tiêu chuẩn này áp dụng cho thiết kế, thi công xây dựng mới và sửa chữa nâng cấp kênh đất có quy mô lưu lượng thiết kế (Qtk) lớn hơn hoặc bằng 300 l/s hoặc diện tích tưới, tiêu lớn hơn hoặc bằng 150 ha thuộc hệ thống công trình thuỷ lợi trên phạm vi cả nước và dùng để tham khảo cho các kênh đất có quy mô nhỏ hơn.

1.3. Các thuật ngữ: trong tiêu chuẩn này các thuật ngữ được hiểu như sau:

1.3.1. Kênh đất: là kênh xây dựng bằng vật liệu đất (gồm phần đào và đắp kênh) được bọc hoặc không bọc bằng lớp áo gia cố mái kênh (mái trong và mái ngoài) dùng để dẫn nước (tưới, tiêu, cấp nước) trong công trình thuỷ lợi.

1.3.2. Công trình trên kênh: là công trình xây dựng ở trong phạm vi kênh (bờ kênh, lòng kênh hoặc dưới kênh) để lấy nước, chuyển nước, tiêu nước qua kênh hoặc phục vụ các yêu cầu khác của dân sinh v.v…

1.3.3. Áo kênh: là lớp vỏ bọc toàn bộ hoặc một phần của mái, đáy kênh.

1.4. Các tiêu chuẩn, văn bản trích dẫn

– “Quy định quản lý chất lượng công trình thuỷ lợi” ban hành theo Quyết định số 91/2001/QĐ-BNN-KHCN ngày 11 tháng 9 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT;

– 14TCN 22-2002: Quy phạm khống chế mặt bằng cơ sở trong công trình thuỷ lợi;

– 14TCN 102-2002: Quy phạm khống chế cao độ cơ sở trong công trình thuỷ lợi;

– 14TCN 120-2002: Công trình thuỷ lợi – Xây, lát gạch – Yêu cầu kỹ thuật thi công và nghiệm thu;

– 14TCN 12-2002: Công trình thuỷ lợi – Xây, lát đá – Yêu cầu kỹ thuật thi công và nghiệm thu;

– 14TCN 40-2002: Quy phạm đo kênh và xác định tim công trình trên kênh.

– 14TCN 59-2002: Công trình thuỷ lợi – Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – Yêu cầu kỹ thuật thi công và nghiệm thu;

– 14TCN 80-2001: Vữa thuỷ công – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử;

– 14TCN 63-2002 đến 14TCN 73-2002: Bê tông thuỷ công và Vật liệu bê tông thuỷ công – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.

 

]]>
Tiêu chuẩn ngành 14TCN 120:2002 về công trình thuỷ lợi https://shac.vn/van-ban-phap-luat/tieu-chuan-nganh-14tcn-1202002-ve-cong-trinh-thuy-loi-xay-va-lat-gach-yeu-cau-ky-thuat-thi-cong-va-nghiem-thu-do-bo-nong-nghiep-va-phat-trien-nong-thon-ban-hanh Tue, 19 Mar 2019 08:14:06 +0000 https://shac.vn/?post_type=document&p=58657 TIÊU CHUẨN NGÀNH 14TCN 120:2002 CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI – XÂY VÀ LÁT GẠCH – YÊU CẦU KỸ THUẬT THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU (Ban hành theo quyết định số 46/2002/QĐ-BNN ngày 4 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Qui định chung 1.1. Tiêu chuẩn này quy định […]]]>

TIÊU CHUẨN NGÀNH

14TCN 120:2002

CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI – XÂY VÀ LÁT GẠCH – YÊU CẦU KỸ THUẬT THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU

(Ban hành theo quyết định số 46/2002/QĐ-BNN ngày 4 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Qui định chung

1.1. Tiêu chuẩn này quy định về yêu cầu vật liệu gạch, vữa, kỹ thuật thi công, kiểm tra và nghiệm thu kết cấu xây, lát, ốp gạch trong công trình thuỷ lợi.

2. Các tiêu chuẩn trích dẫn

– TCVN 1451-86: Gạch đặc đất sét nung;

– TCVN 246-86: Gạch xây – Phương pháp xác định độ bền nén;

– TCVN 247-86: Gạch xây – Phương pháp xác định độ bền uốn;

– TCVN 248-86: Gạch xây – Phương pháp xác định độ hút nước;

– TCVN 249-86: Gạch xây – Phương pháp xác định khối lượng riêng;

– TCVN 250-86: Gạch xây – Phương pháp xác định khối lượng thể tích;

– TCVN 1450-86: Gạch rỗng đất sét nung;

– TCVN 6355-1998: Gạch xây – Phương pháp thử;

– TCVN 6477-1999: Gạch blôc bê tông;

– TCXD 90-82: Gạch lát đất sét nung;

– 14 TCN 80-2001: Vữa thuỷ công – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử;

– 14 TCN 104-1999: Phụ gia hoá học cho bê tông và vữa – Phân loại và yêu cầu kỹ thuật;

– 14 TCN 108-1999: Phụ gia khoáng hoạt tính nghiền mịn cho bê tông và vữa – Phương pháp thử;

– 14 TCN 114-2001: Xi măng và phụ gia trong xây dựng thuỷ lợi – Hướng dẫn sử dụng.

3. yêu cầu kỹ thuật đối với gạch xây, lát

3.1. Gạch là vật liệu xây nhân tạo được sản xuất thành từng viên theo hình dạng và qui cách nhất định.

3.2. Phân loại gạch

– Theo nguồn gốc, công nghệ sản xuất: gạch đất nung và gạch không nung. Gạch không nung thường là gạch bê tông (gạch blôc) với chất kết dính là xi măng;

– Theo mục đích sử dụng: gạch xây và gạch lát, ốp;

– Theo khối lượng thể tích gạch g:

+ Gạch đặc: g / 1800 kg/m3;

+ Gạch nhẹ: g nằm trong khoảng 1300 – 1800 kg/m3;

+ Gạch rất nhẹ: g < 1300=””>3;

(Gạch nhẹ và rất nhẹ có thể là gạch rỗng khi tạo hình).

3.3. Yêu cầu kỹ thuật đối với gạch xây, lát trong công trình thuỷ lợi

3.3.1.    Gạch xây đặc đất sét nung

3.3.1.1. Gạch xây đặc đất sét nung (gạch đặc đất sét nung) qui định theo tiêu chuẩn TCVN 1451 – 86.

3.3.1.2. Các yêu cầu kỹ thuật đối với gạch đặc đất sét nung:

a) Gạch phải có dạng hình hộp chữ nhật với các mặt phẳng; Kích thước cơ bản qui định trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Kích thước gạch đặc đất sét nung

STT

Tên kiểu gạch

Chiều dài (mm)

Chiều rộng (mm)

Chiều dày (mm)

1

Gạch đặc 60 (GĐ 60)

220

105

60

2

Gạch đặc 45 (GĐ 45)

190

90

45

Sai lệch kích thước của viên gạch không được vượt quá các giá trị sau:

– Theo chiều dài: ± 7mm;

– Theo chiều rộng: ± 5mm;

– Theo chiều dày: ± 3mm.

b) Các khuyết tật về hình dạng bên ngoài không vượt quá qui định ở bảng 3.2

Bảng 3.2. Các khuyết tật bên ngoài của gạch

STT

Loại khuyết tật

Giới hạn cho phép

1

Độ cong, tính bằng mm, không vượt quá:

Trên mặt đáy:

Trên mặt cạnh:

4

5

2

Số lượng vết nứt xuyên suốt chiều dày, kéo sang chiều rộng của viên gạch không quá:

1

3

Số lượng vết nứt góc có chiều sâu từ 5 đến 10 mm và chiều dài theo cạnh từ 10 đến 15 mm:

2

4

Số lượng vết nứt cạnh có chiều sâu từ 5 đến 10 mm và chiều dài theo cạnh từ 10 đến 15 mm:

2

5

Số lượng các vết tróc có kích thước trung bình từ 5 đến 10 mm xuất hiện trên bề mặt viên gạch do sự có mặt của tạp chất vôi:

3

]]>
Tiêu chuẩn ngành 14TCN 12:2002 về công trình thủy lợi – xây và lát đá – yêu cầu kỹ thuật thi công và nghiệm thu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành https://shac.vn/van-ban-phap-luat/tieu-chuan-nganh-14tcn-122002-ve-cong-trinh-thuy-loi-xay-va-lat-da-yeu-cau-ky-thuat-thi-cong-va-nghiem-thu-do-bo-nong-nghiep-va-phat-trien-nong-thon-ban-hanh Tue, 19 Mar 2019 08:11:12 +0000 https://shac.vn/?post_type=document&p=58652 TIÊU CHUẨN NGÀNH 14TCN 12:2002 CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI – XÂY VÀ LÁT ĐÁ – YÊU CẦU KỸ THUẬT THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU (Ban hành theo quyết định số: 44/2002/QĐ-BNN ngày 4 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Qui định chung 1.1. Tiêu chuẩn […]]]>

TIÊU CHUẨN NGÀNH

14TCN 12:2002

CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI – XÂY VÀ LÁT ĐÁ – YÊU CẦU KỸ THUẬT THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU

(Ban hành theo quyết định số: 44/2002/QĐ-BNN ngày 4 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Qui định chung

1.1. Tiêu chuẩn này qui định về yêu cầu vật liệu đá, vữa, kỹ thuật thi công, kiểm tra và nghiệm thu kết cấu xây, lát đá trong công trình thuỷ lợi.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

– 14 TCN 80 – 2001: Vữa thuỷ công – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử;

– 14 TCN 104 – 1999: Phụ gia hoá học cho bêtông và vữa – Yêu cầu kỹ thuật;

– 14 TCN 107 – 1999: Phụ gia hoá học cho bêtông và vữa – Phương pháp thử;

– 14 TCN 105 – 1999: Phụ gia khoáng hoạt tính nghiền mịn – Yêu cầu kỹ thuật;

– 14 TCN 108 – 1999: Phụ gia khoáng hoạt tính nghiền mịn – Phương pháp thử.

3. Yêu cầu kỹ thuật đối với đá xây, đá lát

3.1. Yêu cầu kỹ thuật chung

Đá dùng để xây, lát trong công trình thuỷ lợi phải cứng rắn, đặc chắc, bền, không bị nứt rạn, không bị hà, chống được tác động của không khí và nước. Khi gõ bằng búa, đá phát ra tiếng kêu trong; Phải loại bỏ đá phát ra tiếng kêu đục hoặc đá có vỉa canxi mềm. Đá dùng để xây, lát phải sạch, đất và tạp chất dính trên mặt đá phải rửa sạch bằng nước để tăng sự dính bám của vữa với mặt đá. Nên chọn loại đá có cường độ nén tối thiểu bằng 85 MPa và khối lượng thể tích tối thiểu 2400 kg/m3, chỉ tiêu cụ thể do thiết kế quy định.

Các tính chất cơ học của đá xây lát được sản xuất từ các loại đá thiên nhiên ghi trong bảng 3.1.

Bảng 3.1: Các chỉ tiêu cơ lý của một số loại đá

STT

Tên đá

Khối lượng thể tích, kg/dm3

Cường độ nén, MPa

Độ hút nước, %

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Đá vôi

Đá Granit

Đá Sienit

Đá Diorit

Đá Gabro

Đá Diaba

Đá Bazan

Đá Andezit

Đá Sathạch

1,7 – 2,6

2,1 – 2,8

2,4 – 2,8

2,9 – 3,3

2,9 – 3,3

2,9 – 3,5

2,2 – 2,7

2,3 – 2,6

30 – 150

120 – 250

150 – 200

200 – 350

200 – 350

300 – 400

100 – 500

120 – 240

30 – 300

0,2 – 0,5

dưới 1

]]>
Tiêu chuẩn 14TCN 121:2002 về hồ chứa – công trình thủy lợi https://shac.vn/van-ban-phap-luat/tieu-chuan-nganh-14tcn-1212002-ve-ho-chua-nuoc-cong-trinh-thuy-loi-quy-dinh-ve-lap-va-ban-hanh-quy-trinh-van-hanh-dieu-tiet-do-bo-nong-nghiep-va-phat-trien-nong-thon-ban-hanh Tue, 19 Mar 2019 04:52:01 +0000 https://shac.vn/?post_type=document&p=58562 TIÊU CHUẨN NGÀNH 14TCN 121:2002 HỒ CHỨA NƯỚC  –  CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI QUI ĐỊNH VỀ LẬP VÀ  BAN HÀNH QUI TRÌNH VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT Reservoirs of Hydraulic Works Stipulation on formulation and issue of operational procedure 1. QUI ĐỊNH CHUNG. 1.1. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh. Tiêu chuẩn này áp dụng […]]]>

TIÊU CHUẨN NGÀNH

14TCN 121:2002

HỒ CHỨA NƯỚC  –  CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI
QUI ĐỊNH VỀ LẬP VÀ  BAN HÀNH QUI TRÌNH VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT
Reservoirs of Hydraulic Works
Stipulation on formulation and issue of operational procedure

1. QUI ĐỊNH CHUNG.

1.1. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh.

Tiêu chuẩn này áp dụng bắt buộc đối với việc lập và ban hành Qui trình vận hành điều tiết (QTVHĐT) các hồ chứa nước thuộc ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý, có công trình tràn đóng mở bằng cửa van hoặc thiết bị điều tiết khác để trữ nước, cấp nước và xả lũ.

Khi thực hiện Tiêu chuẩn này phải đồng thời tuân thủ các tiêu chuẩn và các văn bản pháp qui hiện hành khác có liên quan.

Đối với hồ chứa nước có công trình tràn tự do (không có cửa van đóng mở) hoặc sử dụng cống cấp nước để xả bớt nước hồ có thể vận dụng Tiêu chuẩn này để xây dựng Qui định vận hành điều tiết trữ nước, cấp nước nhằm đảm bảo phục vụ sản xuất và an toàn công trình.

1.2. Trách nhiệm của các cơ quan (đơn vị) lập Qui trình vận hành điều tiết.

1.2.1 Đơn vị Tư vấn xây dựng khi thiết kế mới hoặc cải tạo nâng cấp hồ chứa nước phải lập QTVHĐT. Đơn vị quản lý dự án lập hồ sơ trình cấp thẩm quyền thẩm định, phê duyệt (theo 4.1 Tiêu chuẩn này) và bàn giao cho đơn vị quản lý hồ chứa nước.

1.2.2. Đơn vị quản lý hồ chứa nước phải lập QTVHĐT đối với hồ chứa nước đang khai thác nhưng chưa có QTVHĐT; bổ sung, sửa đổi QTVHĐT đối với hồ chứa nước đã có QTVHĐT nhưng không còn phù hợp thực tế (về yêu cầu cấp nước, phòng chống lũ, an toàn công trình…), lập hồ sơ trình cấp thẩm quyền thẩm định, phê duyệt (theo 4.1 Tiêu chuẩn này).

1.3.  Giải thích từ ngữ.

1.3.1. Qui trình vận hành điều tiết hồ chứa nước là văn bản qui định về nguyên tắc, nội dung và trình tự vận hành các công trình của hồ chứa nước để điều chỉnh việc trữ nước, cấp nước và xả nước trong các trường hợp khác nhau của thời tiết hoặc khi yêu cầu cấp nước thay đổi, đảm bảo hồ chứa làm việc đúng với năng lực thiết kế và các điều kiện đã  lựa chọn; hạn chế thiệt hại khi hồ chứa gặp lũ vượt thiết kế hoặc dòng chảy kiệt nhỏ hơn thiết kế.

1.3.2. Biểu đồ điều phối hồ chứa nước là biểu đồ kỹ thuật xác định giới hạn làm việc an toàn về phòng chống lũ và cấp nước của hồ chứa, giúp người quản lý chủ động vận hành khai thác (hình 1).

1.3.3. Đường phòng phá hoại trong biểu đồ điều phối là giới hạn trên vùng cấp nước bình thường của hồ chứa nước (đường số ¬  của hình 1).

1.3.4. Đường hạn chế cấp nước trong biểu đồ điều phối là giới hạn dưới vùng cấp nước bình thường của hồ chứa nước (đường số ­ của hình 1).

1.3.5. Đường phòng lũ trong biểu đồ điều phối là giới hạn cao nhất để phòng chống lũ, đảm bảo an toàn cho hồ chứa nước và vùng hạ du (đường số ® của hình 1).

 

Tiêu chuẩn 14TCN 121:2002 về hồ chứa - công trình thủy lợi 19

Hình 1 : Biểu đồ điều phối hồ chứa nước

 

– Trục hoành biểu thị thời gian điều tiết hồ chứa (ngày/tháng), trong hình vẽ là ví dụ

– Trục tung biểu thị cao trình mực nước hồ chứa (H, mét).

1.4. Qui định về biên soạn QTVHĐT hồ chứa nước.

1.4.1. QTVHĐT bao gồm các chương, mục, điều, khoản để nêu rõ yêu cầu, nội dung.

1.4.2. Các điều khoản qui định phải viết rõ ràng, không trùng lặp, ngắn gọn, chính xác, không dùng các từ ngữ có thể dẫn tới cách hiểu khác nhau.

1.4.3. Các điều khoản qui định mang tính bắt buộc, không cần giải thích.

1.4.4. Hạn chế sử dụng thuật ngữ. Những thuật ngữ chưa qui định trong các văn bản pháp luật liên quan, khi sử dụng phải định nghĩa trước.

1.4.5. Không viết tắt, không dùng ký hiệu toán học hoặc kỹ thuật khi không thật cần thiết.

1.4.6. Đơn vị đo lường dùng trong các qui định phải thống nhất và hợp pháp.

]]>
Tiêu chuẩn 14TCN 73:2002 về nước dùng cho Bê tông thủy công https://shac.vn/van-ban-phap-luat/tieu-chuan-nganh-14tcn-732002-ve-nuoc-dung-cho-be-tong-thuy-cong-phuong-phap-thu-do-bo-nong-nghiep-va-phat-trien-nong-thon-ban-hanh Wed, 13 Mar 2019 09:33:47 +0000 https://shac.vn/?post_type=document&p=57882 TIÊU CHUẨN NGÀNH 14TCN 73:2002 NƯỚC DÙNG CHO BÊ TÔNG THỦY CÔNG – PHƯƠNG PHÁP THỬ Water for Hydraulic Concrete – Testing Methods 1. Qui định chung 1.1. Tiêu chẩn này dùng cho nước trộn và bảo dưỡng bê tông thủy công, nước rửa và làm nguội cốt liệu, cũng như làm nguội kết cấu bê […]]]>

TIÊU CHUẨN NGÀNH

14TCN 73:2002

NƯỚC DÙNG CHO BÊ TÔNG THỦY CÔNG – PHƯƠNG PHÁP THỬ

Water for Hydraulic Concrete – Testing Methods

1. Qui định chung

1.1. Tiêu chẩn này dùng cho nước trộn và bảo dưỡng bê tông thủy công, nước rửa và làm nguội cốt liệu, cũng như làm nguội kết cấu bê tông thủy công khối lớn.

1.2. Các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) được trích dẫn ở đây là tiêu chuẩn hiện hành, khi có tiêu chuẩn mới thay thế, thì áp dụng tiêu chuẩn mới.

2. Phương pháp lấy mẫu nước, bảo quản và vận chuyểm mẫu nước

Theo tiêu chuẩn TCVN 2652 – 1978.

3. Phương pháp thử

3.1. Xác định hàm lượng ion clo.

Theo tiêu chuẩn TCVN 2656 – 1987.

3.2. Xác định hàm lượng ion sunfat.

Theo tiêu chuẩn TCVN 2659 – 1987.

3.3. Xác định hàm lượng chất hữu cơ.

Theo tiêu chuẩn TCVN 2671 – 1987.

3.4. Xác định độ pH.

Theo tiêu chuẩn TCVN 2655 – 1987.

3.5. Xác định hàm lượng cặn không tan.

Theo tiêu chuẩn TCVN 4506 – 1987./.

]]>
Tiêu chuẩn ngành 14TCN 63:2002 thủy công – yêu cầu kỹ thuật https://shac.vn/van-ban-phap-luat/tieu-chuan-nganh-14tcn-632002-be-tong-thuy-cong-yeu-cau-ky-thuat-do-bo-nong-nghiep-va-phat-trien-nong-thon-ban-hanh Wed, 13 Mar 2019 09:30:22 +0000 https://shac.vn/?post_type=document&p=57878 TIÊU CHUẨN NGÀNH 14TCN 63:2002 BÊ TÔNG THỦY CÔNG – YÊU CẦU KỸ THUẬT Hydraulic Concrete – Technical Requirements 1. Qui định chung 1.1. Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu kỹ thuật đối với bê tông thủy công (loại bê tông nặng thông thường, không bao gồm bê tông đầm cán), dùng để xây […]]]>

TIÊU CHUẨN NGÀNH

14TCN 63:2002

BÊ TÔNG THỦY CÔNG – YÊU CẦU KỸ THUẬT

Hydraulic Concrete – Technical Requirements

1. Qui định chung

1.1. Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu kỹ thuật đối với bê tông thủy công (loại bê tông nặng thông thường, không bao gồm bê tông đầm cán), dùng để xây dựng những công trình thủy lợi, hoặc những bộ phận của các công trình đó nằm thường xuyên, hoặc không thường xuyên trong nước.

1.2. Bê tông thủy công là hỗn hợp bê tông đã đông cứng. Việc phân loại bê tông thuỷ công được quy định như sau:

1. Theo vị trí của bê tông thủy công so với mực nước:

a. Bê tông thường xuyên nằm trong nước;

b. Bê tông ở vùng mực nước thay đổi;

c. Bê tông ở trên khô (nằm trên vùng mực nước thay đổi).

Bê tông của các kết cấu công trình thủy lợi nằm ở dưới mặt đất được coi là bê tông thường xuyên nằm dưới nước. Bê tông nằm trong đất có mực nước ngầm thay đổi và bê tông định kỳ có nước tràn qua được coi như bê tông nằm ở vùng có mực nước thay đổi.

2. Theo hình khối của kết cấu bê tông thủy công:

a. Bê tông khối lớn: kích thước cạnh nhỏ nhất không dưới 2,5m và chiều dày lớn hơn 0,8m (theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4453 – 93).

b. Bê tông khối không lớn.

3. Theo vị trí của bê tông thủy công trong kết cấu đối với công trình khối lớn:

a. Bê tông mặt ngoài;

b. Bê tông ở bên trong.

4. Theo tình trạng chịu áp lực nước của bê tông thủy công:

a. Bê tông chịu áp lực nước;

b. Bê tông không chịu áp lực nước.

1.3. Tuỳ theo loại bê tông, mà đề ra yêu cầu đối với các tính chất kỹ thuật cần thiết, để bê tông đảm bảo chất lượng và công trình được bền vững.

Các Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) được trích dẫn ở đây là tiêu chuẩn hiện hành, khi có tiêu chuẩn mới thay thế thì áp dụng tiêu chuẩn mới.

2. Yêu cầu kỹ thuật

2.1. Yêu cầu về cường độ của bê tông thủy công.

2.1.1. Cường độ nén được xác định trên mẫu chuẩn hình lập phương có kích thước 150x150x150 mm được bảo dưỡng trong điều kiện tiêu chuẩn, tính bằng MPa (N/mm2) hoặc daN/cm2 (kG/cm2).

Khi dùng mẫu có kích thước không chuẩn, kết quả thử phải nhân với hệ số chuyển đổi a được ghi trong bảng 2.1.

Bảng 2.1. Hệ số chuyển đổi a

Kích thước của mẫu, mm

Kích thước cho phép lớn nhất của hạt cốt liệu trong bê tông, mm

Hệ số chuyển đổi a

Mẫu lập phương (cạnh x cạnh x cạnh)

70,7 x 70,7 x 70,7

100 x 100 x 100

150 x 150 x 150

200 x 200 x 200

Mẫu hình trụ (đường kính x chiều cao)

71,4 x 143

100 x 200

150 x 300

200 x 400

10 và nhỏ hơn

20

40

70

10 và nhỏ hơn

20

40

70

0,85

0,91

1,00

1,05

1,16

1,17

1,20

1,24

Mác bê tông được xác định theo cường độ nén ở tuổi 28 ngày tính bằng MPa(N/mm2). Đối với kết cấu công trình bê tông chịu lực ở tuổi dài ngày hơn, có thể xác định mác ở tuổi 60, 90 ngày theo yêu cầu của cơ quan thiết kế và được cấp có thẩm quyền phê duyệt, được ghi trên bản vẽ thi công hoặc trong qui định kỹ thuật của dự án. Theo tiêu chuẩn TCVN 6025 – 95, qui định các mác bê tông thủy công như sau: M10, M15, M20, M25, M30, M40, M45 v.v… và sau mác ghi thêm tuổi để trong ngoặc đơn, ví dụ M20(28).

Cường độ bê tông ở tuổi t ngày được qui đổi về cường độ 28 ngày theo công thức: R28 = Rt/kt ;

Trong đó:

R28, Rt – Cường độ bê tông ở tuổi 28 và t ngày;

kt – Hệ số qui đổi được xác định sơ bộ theo bảng 2.2.

Bảng 2.2Hệ số qui đổi cường độ nén của bê tông ở các tuổi về cường độ nén ở tuổi 28 ngày, (kt).

Tuổi bê tông, ngày

3

7

14

21

28

60

90

180

kt

0,50

0,70

0,83

0,92

1,00

1,10

1,15

1,20

Ghi chú:

Hệ số kt của bảng này áp dụng cho bê tông không pha phụ gia trong điều kiện nhiệt độ không khí T > 200C.

kt ở tuổi 3,7 ngày lấy tương ứng bằng 0,45 và 0,65 khi nhiệt độ không khí T = 15 – 20 0C.

kt ở tuổi 3,7 ngày lấy tương ứng bằng 0,40 và 0,60 khi nhiệt độ không khí T = 10 – 15 0C.

ở các tuổi nằm giữa các tuổi được ghi trong bảng, thì kt được xác định bằng phương pháp nội suy.

Các hệ số trong bảng chỉ là sơ bộ phục vụ cho tính toán cấp phối bê tông. Giá trị chính xác cần được xác định thông qua thí nghiệm.

]]>
Tiêu chuẩn 14 TCN 109:1999 về chống thấm cho bê tông và vữa https://shac.vn/van-ban-phap-luat/tieu-chuan-nganh-14-tcn-1091999-ve-phu-gia-chong-tham-cho-be-tong-va-vua-phuong-phap-thu Wed, 13 Mar 2019 09:22:22 +0000 https://shac.vn/?post_type=document&p=57875 TIÊU CHUẨN NGÀNH 14 TCN 109-1999 PHỤ GIA CHỐNG THẤM CHO BÊ TÔNG VÀ VỮA – PHƯƠNG PHÁP THỬ Permeability reducing admixtures for concrete and mortar – Test methods 1. PHẠM VI: Tiêu chuẩn này chỉ nêu các phương pháp thử cơ lý đối với phụ gia chống thấm, bao gồm cường độ, độ co […]]]>

TIÊU CHUẨN NGÀNH

14 TCN 109-1999

PHỤ GIA CHỐNG THẤM CHO BÊ TÔNG VÀ VỮA – PHƯƠNG PHÁP THỬ

Permeability reducing admixtures for concrete and mortar – Test methods

1. PHẠM VI:

Tiêu chuẩn này chỉ nêu các phương pháp thử cơ lý đối với phụ gia chống thấm, bao gồm cường độ, độ co ngót, độ hút nước và độ chống thấm nước của bê tông. Các phương pháp thử độ đồng nhất được tiến hành phù hợp với các tiêu chuẩn 14 TCN 107-1998 đối với phụ chống thấm nhóm 1, nhóm 3 và tiêu chuẩn 14 TCVN 108-1998 đối với phụ gia chống thấm nhóm 2.

Những điều kiện được tiêu chuẩn hóa trong tiêu chuẩn này không nhằm mô phỏng theo các điều kiện thực tế của công trình.

2. CÁC VẬT LIỆU DÙNG CHO THỬ NGHIỆM:

2.1. Xi măng: Xi măng dùng để thử bê tông là loại xi măng pooclăng thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật của TCVN 2682-1992: Xi măng pooclăng – Yêu cầu kỹ thuật.

2.2. Cát: Cát dùng để thử bê tông là loại cát xây dựng thuộc loại cát vừa có mođun Mn = 2,00 ÷ 2,50 và phải thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật của TCVN 1770-1986: Cát xây dựng – Yêu cầu kỹ thuật.

2.3. Đá dăm (sỏi): Đá dăm (sỏi) dùng cho thử bê tông là loại đá dăm (sỏi) xây dựng thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật của TCVN 1771-1987: Đá dăm, sỏi xây dựng – Yêu cầu kỹ thuật.

2.4. Nước trộn: Nước dùng để trộn bê tông cho thử nghiệm là loại nước sạch thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật của TCVN 4506-87: Nước cho bê tông và vữa – Yêu cầu kỹ thuật.

2.5. Thành phần cấp phối hỗn hợp bê tông dùng trong các phép thử:

2.5.1. Thành phần bê tông đối chứng:

Xi măng: 310 ± 5 kg/m3.

Cát: 765 ± 5kg/m3

Đá dăm: 5 – 10 mm: 290 ± 5 kg/m3

10 – 20 mm: 850 ± 5 kg/m3

Nước: Điều chỉnh để đạt độ sụt 6-8cm.

2.5.2. Thành phần bê tông chứa phụ gia thử nghiệm:

Giữ nguyên xi măng, cát, đá. Liều lượng phụ gia theo qui định của nhà chế tạo hoặc yêu cầu của người sử dụng. Nước điều chỉnh để đạt độ sụt tương đương bê tông đối chứng.

3. CHẾ TẠO MẪU THỬ:

3.1. Cách lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng các mẫu thử: Được tiến hành phù hợp với TCVN 3105-93: Hỗn hợp bê tông nặng và bê tông nặng – Lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử.

3.2. Số lượng mẫu thử:

Số lượng mẫu thử độ hút nước là 6 mẫu, trong đó 3 mẫu cho bê tông đối chứng và 3 mẫu cho bê tông chứa phụ gia thử nghiệm.

Số lượng mẫu thử độ chống thấm nước là 12 mẫu, trong đó 6 mẫu cho bê tông đối chứng và 6 mẫu cho bê tông chứa phụ gia thử nghiệm.

4. CÁC PHƯƠNG PHÁP THỬ:

4.1.Thử độ hút nước: Được tiến hành phù hợp với TCVN 3113-1993: Bê tông nặng – Phương pháp xác định độ hút nước.

4.2. Thử độ chống thấm: Được tiến hành phù hợp với TCVN 3116-1993: Bê tông nặng – Phương pháp xác định độ chống nước.

4.3. Thử cường độ nén: Tiến hành phù hợp với TCVN 3118-1993: Bê tông nặng. Phương pháp xác định cường độ nén.

4.4. Thử cường độ uốn: Tiến hành phù hợp với TCVN 3119-1993: Bê tông nặng. Phương pháp xác định cường độ kéo khi uốn.

4.5. Thử độ co: Tiến hành phù hợp với TCVN 3117-1993: Bê tông nặng. Phương pháp xác định độ co.

5. BÁO CÁO KẾT QUẢ:

Báo cáo kết quả thử phụ gia chống thấm như sau:

5.1. Tên và nhãn của nhà sản xuất, tên và nhãn sản phẩm, số lô hoặc số hiệu mẫu, kiểu mẫu (đơn hoặc hỗn hợp), nơi lấy mẫu, ngày tháng và người lấy mẫu.

5.2. Liều lượng sử dụng phụ gia trong các thí nghiệm.

5.3. Các kết quả thí nghiệm trên các mẫu đối chứng và các mẫu có phụ gia.

5.4. Tên người thí nghiệm – Tên và địa chỉ phòng thí nghiệm, ngày tháng thí nghiệm.

]]>
Tiêu chuẩn ngành 14 TCN 103:1999 Phụ gia cho bê tông và vữa https://shac.vn/van-ban-phap-luat/tieu-chuan-nganh-14-tcn-1031999-phu-gia-cho-be-tong-va-vua-dinh-nghia-va-phan-loai Wed, 13 Mar 2019 09:19:06 +0000 https://shac.vn/?post_type=document&p=57863 TIÊU CHUẨN NGÀNH 14 TCN 103-1999 PHỤ GIA CHO BÊ TÔNG VÀ VỮA – ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI Admixtures for concrete and mortar – Definition and classfication 1. ĐỊNH NGHĨA: Phụ gia là những sản phẩm khi trộn một lượng nhỏ với hỗn hợp bê tông hoặc vữa có thể tạo ra sự biến […]]]>

TIÊU CHUẨN NGÀNH

14 TCN 103-1999

PHỤ GIA CHO BÊ TÔNG VÀ VỮA – ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI

Admixtures for concrete and mortar – Definition and classfication

1. ĐỊNH NGHĨA:

Phụ gia là những sản phẩm khi trộn một lượng nhỏ với hỗn hợp bê tông hoặc vữa có thể tạo ra sự biến đổi tính chất bê tông hoặc vữa theo hướng mong muốn.

2. ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG:

2.1. Cách trộn phụ gia vào bê tông và vữa do nhà chế tạo qui định cụ thể cho mỗi loại sản phẩm. Liều lượng phụ gia cho từng trường hợp dùng cụ thể phải xác định thông qua thí nghiệm.

2.2. Sử dụng phụ gia không được làm thay đổi tính chất cơ học, lý học hoặc hóa học của bê tông và vữa quá phạm vi quy định. Đối với một số phụ gia có thể cần qui định liều lượng tối đa cho phép.

2.3. Sử dụng phụ gia không được làm thay đổi xấu tính chất cốt thép tại vùng tiếp xúc với bê tông và vữa.

3. CÁC CHỨC NĂNG CỦA PHỤ GIA:

3.1. Chức năng chính:

Mỗi phụ gia được xác định bởi một chức năng chính, đặc trưng bởi các biến đổi mà phụ gia tạo ra cho bê tông và vữa khi trộn xong hoặc đã rắn.

Hiệu quả của mỗi phụ gia thể hiện trên bê tông và vữa tùy thuộc vào liều lượng phụ gia và vật liệu sử dụng.

3.2. Chức năng phụ:

Một phụ gia cũng có thể có một hoặc vài chức năng phụ.

Các chức năng phụ này thể hiện bằng các đặc trưng độc lập với chức năng chính.

3.3. Hiệu ứng phụ:

Việc sử dụng phụ gia có thể gây ra hiệu ứng phụ không mong muốn. Nó khó tránh khỏi trong trường hợp không nghiên cứu đầy đủ.

4. PHÂN LOẠI

4.1. Phụ gia cho bê tông và vữa đề cập trong tiêu chuẩn này được phân loại như sau:

Nhóm 1 là các phụ gia hóa học, bao gồm:

– Phụ gia giảm nước (dẻo hóa, loại A),

– Phụ gia làm chậm ninh kết (loại B),

– Phụ gia tăng nhanh đóng rắn (loại C),

– Phụ gia giảm nước và chậm ninh kết (loại D),

– Phụ gia giảm nước và đóng rắn nhanh (loại E),

– Phụ gia siêu dẻo (giảm nước bậc cao, loại F),

– Phụ gia siêu dẻo và chậm ninh kết (loại G).

Chi tiết yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử các phụ gia hóa học được qui định ở tiêu chuẩn 14 TCN 104 – 1999 và 14 TCN 107 – 1999.

Nhóm 2 là các phụ gia khoáng hoạt tính, bao gồm:

– Xỉ lò cao nghiền mịn,

– Pudolan tự nhiên nghiền mịn,

– Tro bay,

– Muội silíc.

Chi tiết yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử được quy định ở tiêu chuẩn 14 TCN 105 – 1999 và 14 TCN 108 – 1999.

Nhóm 3 là các phụ gia khác có công dụng đặc thù, bao gồm:

– Phụ gia chống thấm

– Phụ gia trợ bơm

– Phụ gia ức chế ăn mòn cốt thép

– Phụ gia lồng khí, v.v…

]]>
Tiêu chuẩn ngành 14TCN 157:2005 về thiết kế đập đất đầm nén do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn https://shac.vn/van-ban-phap-luat/tieu-chuan-nganh-14tcn-1572005-ve-thiet-ke-dap-dat-dam-nen-do-bo-nong-nghiep-va-phat-trien-nong-thon Wed, 13 Mar 2019 02:13:15 +0000 https://shac.vn/?post_type=document&p=57641 TIÊU CHUẨN NGÀNH 14TCN 157:2005 TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ ĐẬP ĐẤT ĐẦM NÉN (ban hành theo Quyết định số 3060/QĐ-BNN-KHCN ngày 04 tháng 11 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT) 1. QUY ĐỊNH CHUNG 1.1. Đối tượng và phạm vi áp dụng 1.1.1. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật trong […]]]>

TIÊU CHUẨN NGÀNH

14TCN 157:2005

TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ ĐẬP ĐẤT ĐẦM NÉN
(ban hành theo Quyết định số 3060/QĐ-BNN-KHCN ngày 04 tháng 11 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

1.1.1. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật trong công tác thiết kế mới, thiết kế sửa chữa nâng cấp Đập đất các loại từ cấp I đến cấp V (theo TCXDVN 285-2002) được thi công theo phương pháp đầm nén (gọi chung là Đập đất đầm nén)

1.1.2. Tiêu chuẩn này áp dụng bắt buộc trong các bước thiết kế của các giai đoạn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi. Nội dung và mức độ thiết kế thực hiện theo các quy định có liên quan trong tiêu chuẩn “Thành phần, nội dung và khối lượng lập các dự án đầu tư thủy lợi (14 TCN-118-2002)” và “Tiêu chuẩn thành phần, nội dung và khối lượng lập thiết kế công trình thủy lợi (14 TCN-119-2002)”.

Tiêu chuẩn này cũng có thể dùng để sơ bộ xác định các thông số cơ bản của Đập đất trong giai đoạn quy hoạch khai thác nguồn nước.

1.2. Định nghĩa và phân loại đập đất

1.2.1. Định nghĩa

Đập đất đầm nén là đập xây dựng bằng các loại đất (kể cả vật liệu đào từ các hố móng công trình, các loại đá phong hóa mạnh, phong hóa hoàn toàn) được thi công bằng phương pháp đầm nén có tác dụng dâng và giữ nước nhưng không cho phép để nước tràn qua.

1.2.2. Phân loại Đập đất

1. Theo kết cấu mặt cắt ngang Đập

a. Đập đồng chất: Đập được đắp chủ yếu bằng một loại đất có cùng nguồn gốc có các đặc trưng cơ lý lực học gần giống nhau.

b. Đập nhiều khối: Đập được đắp bằng nhiều loại đất không có cùng nguồn gốc, có đặc trưng cơ lý lực học không giống nhau được sắp xếp thành nhiều khối (2, 3 hoặc 4, 5 khối).

c. Đập có tường lõi chống thấm bằng vật liệu mềm hoặc cứng.

d. Đập có tường nghiêng chống thấm thượng lưu bằng vật liệu mềm hoặc cứng.

2. Theo yêu cầu chống thấm ở nền kết hợp chống thấm thân đập, có các dạng mặt cắt

a. Đập có sân phủ kết hợp tường nghiêng hoặc tường lõi chống thấm.

b. Đập có chân khay kết hợp tường lõi chống thấm hoặc tường nghiêng chống thấm.

c. Đập có màng phụt vữa chống thấm kết hợp tường lõi chống thấm.

d. Đập có tường hào chống thấm (vật liệu mềm hoặc cứng), thường kết hợp với lõi chống thấm.

3. Theo tính chất của nền Đập

a. Đập đất trên nền đá.

b. Đập đất trên nền không phải là đá, có thể phân theo nền mềm và nền cứng.

– Nền cứng là nền đá phong hóa vừa, nhẹ, tươi.

– Nền mềm là nền đá phong hóa mạnh và đất

4. Theo chiều cao đập, được phân ra

Đập rất cao – đập cao – đập vừa và đập thấp.

Phạm vi xác định loại đập phụ thuộc chiều cao lớn nhất của đập và tính chất đất nền (theo bảng 2-2-2 trong “Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam – Công trình thủy lợi – Các quy định chủ yếu về thiết kế” – TCXDVN 285 – 2002).

 

]]>
Tiêu chuẩn ngành 14TCN 22:2002 về quy phạm khống chế mặt bằng cơ sở trong công trình thủy lợi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành https://shac.vn/van-ban-phap-luat/tieu-chuan-nganh-14tcn-222002-ve-quy-pham-khong-che-mat-bang-co-so-trong-cong-trinh-thuy-loi-do-bo-nong-nghiep-va-phat-trien-nong-thon-ban-hanh Tue, 12 Mar 2019 06:51:47 +0000 https://shac.vn/?post_type=document&p=57478 TIÊU CHUẨN NGÀNH 14TCN 22:2002 QUI PHẠM KHỐNG CHẾ MẶT BẰNG CƠ SỞ TRONG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI Survey Standards of Basic Horizontal Control Network for Hydraulic Engineering Projects (Ban hành theo quyết định số: 04/2002/QĐ-BNN ngày 07 tháng 01 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. QUY […]]]>

TIÊU CHUẨN NGÀNH

14TCN 22:2002

QUI PHẠM KHỐNG CHẾ MẶT BẰNG CƠ SỞ TRONG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

Survey Standards of Basic Horizontal Control Network for Hydraulic Engineering Projects

(Ban hành theo quyết định số: 04/2002/QĐ-BNN ngày 07 tháng 01 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi ứng dụng.

Quy phạm khống chế mặt bằng cơ sở công trình thủy lợi chỉ qui định cho lưới hạng 4, giải tích 1, giải tích 2, đường chuyền cấp 1, cấp 2, nối từ lưới khống chế quốc gia (hạng 1, 2, 3), phục vụ khống chế cơ sở đo vẽ địa hình các công trình thủy lợi ở Việt Nam.

1.2. Hệ tọa độ.

1.2.1. Sử dụng hệ toạ độ VN2000, lấy Ellipsoid WGS 84 làm Ellipsoid thực dụng, bán trục lớn a = 6378,137 Km, độ dẹt α = 1/298.257223563.

1.2.2. Khi công trình ở những vùng hẻo lánh như biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa chưa có lưới quốc gia, có thể áp dụng một trong hai trường hợp:

a. Sử dụng các máy thu GPS, đo tọa độ GPS trong hệ WGS 84 (hệ quốc tế) từ các điểm có tọa độ quốc gia ở xa, sau đó chuyển về hệ VN2000.

b. Giả định theo bản đồ 1:50.000 UTM đã được bổ sung năm 1996 – 1997 và chuyển về lưới chiếu Gauss, thống nhất toàn công trình và sau đó chuyển về VN2000.

1.3. Các phương pháp xây dựng lưới.

Lưới khống chế cơ sở trong công trình thủy lợi được xây dựng theo các phương pháp sau:

– Phương pháp tam giác đa giác;

– Phương pháp đường chuyền;

– Phương pháp GPS.

1.4. Điểm gốc của lưới.

Lưới khống chế cơ sở hạng 4 lấy điểm khống chế Nhà nước hạng 3 làm điểm gốc, lưới cấp 1 (giải tích 1, đường chuyền cấp 1) lấy điểm cơ sở hạng 4 làm gốc, lưới cấp 2 (giải tích 2, đường chuyền cấp 2) lấy điểm cấp 1 làm gốc.

1.5. Sai số về góc.

Sai số trung phương đo góc trong lưới cơ sở:

– Hạng 4: 2”5;

– Lưới giải tích 1: 5”;

– Lưới giải tích 2: 10”;

– Lưới đường chuyền cấp 1: 5”;

– Lưới đường chuyền cấp 2: 10”.

 

]]>
Tiêu chuẩn ngành 14TCN 102:2002 về quy phạm khống chế cao độ cơ sở trong công trình thủy lợi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành https://shac.vn/van-ban-phap-luat/tieu-chuan-nganh-14tcn-1022002-ve-quy-pham-khong-che-cao-do-co-so-trong-cong-trinh-thuy-loi-do-bo-nong-nghiep-va-phat-trien-nong-thon-ban-hanh Tue, 12 Mar 2019 06:46:55 +0000 https://shac.vn/?post_type=document&p=57460 TIÊU CHUẨN NGÀNH 14TCN 102:2002 QUY PHẠM KHỐNG CHẾ CAO ĐỘ CƠ SỞ TRONG CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI (Standards for Basic Elevation Network in Hydraulic Engineering Projects) (Ban hành theo quyết định số: 03/2002/QĐ-BNN ngày 07 tháng 01 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Quy định chung […]]]>

TIÊU CHUẨN NGÀNH

14TCN 102:2002

QUY PHẠM KHỐNG CHẾ CAO ĐỘ CƠ SỞ TRONG CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI

(Standards for Basic Elevation Network in Hydraulic Engineering Projects)

(Ban hành theo quyết định số: 03/2002/QĐ-BNN ngày 07 tháng 01 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Quy định chung

1.1. Tiêu chuẩn này được áp dụng cho việc khống chế cao độ cơ sở trong các công trình thuỷ lợi ở Việt Nam.

1.2. Lưới khống chế cao độ cơ sở trong các công trình thuỷ lợi được xây dựng là lưới hạng 3, 4 và lưới kỹ thuật theo phương pháp cao đạc hình học, lượng giác độ chính xác cao và GPS (hệ thống định vị toàn cầu), nối từ các điểm hạng 1, 2 Quốc gia.

1.3. Hệ cao độ trong công trình thuỷ lợi quy định như sau:

1. Từ Đà Nẵng vào Nam theo hệ Mũi Nai – Hà Tiên;

2. Từ Thừa Thiên Huế ra Bắc theo hệ Hòn Dấu – Hải Phòng;

3. Hệ số chuyển đổi hai hệ:

HMũi Nai = HHải Phòng + 0,167m

1.4. Lưới cao độ hạng 3 làm cơ sở xây dựng lưới cao độ hạng 4, lưới cao độ hạng 4 làm cơ sở xây dựng lưới thuỷ chuẩn kỹ thuật.

1.5. Trong trường hợp đặc biệt, khi công trình ở vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo chưa có điểm độ cao quốc gia thì lưới cao độ  công trình được phép giả định cao độ theo bản đồ 1: 50.000 đã bổ sung nội dung và chuyển đổi sang lưới chiếu Gauss từ năm 1997, nhưng khi có số liệu dẫn truyền cao độ quốc gia thì phải hiệu chỉnh cao độ giả định sang cao độ thực cuả lưới quốc gia cho các điểm đo của công trình.

1.6. Lưới cao độ hạng 3 gồm các điểm hạng 3 nối với nhau hoặc đường hạng 2 và hạng 3 nối thành vòng khép.

Lưới cao độ hạng 4 gồm các điểm hạng 4 nối với nhau hoặc đường hạng 3 và hạng 4 nối thành vòng khép.

Lưới cao độ thuỷ chuẩn kỹ thuật gồm các điểm kỹ thuật nối với nhau hoặc đường hạng 4 và kỹ thuật nối thành vòng khép.

1.7. Lưới thuỷ chuẩn hạng 3 xác định cao độ cho các đối tượng sau:

1. Các điểm tim tuyến công trình đầu mối thuộc cấp 1, 2, 3;

2.  Các điểm khống chế cao độ dọc theo kênh  và các công trình trên kênh có độ dốc i £ 1/10.000 và các hệ thống đê sông, biển có chiều dài ³ 20Km;

3. Nối cao độ cho các công trình cấp 4, 5 khi xa các điểm hạng 2, 1 quốc gia.

1.8. Lưới thuỷ chuẩn hạng 4 xác định cao độ cho các đối tượng sau:

1. Các điểm tim tuyến công trình đầu mối thuộc cấp 4, 5;

2. Các điểm khống chế cao độ dọc theo kênh, các công trình trên kênh có độ dốc 1/2000 ³ i >1/10.000 và các hệ thống đê sông, biển có chiều dài £ 20Km;

3. Các điểm tim đường quản lý, thi công là đường nhựa hoặc bê tông;

4. Các điểm khống chế mặt bằng từ GT1, GT2, hạng 4, các điểm thuỷ văn.

1.9. Lưới thuỷ chuẩn  kỹ thuật xác định cao độ các điểm trạm nghiệm triều, khống chế đo vẽ, các điểm trạm máy, cắt dọc công trình, tim kênh có độ dốc i >1/2000, các hố khoan đào, điểm lộ địa chất; những điểm tim tuyến các hạng mục công trình khác không quy định ở Điều 1.7 và 1.8.

1.10. Chiều dài đường thuỷ chuẩn hạng 3, 4, kỹ thuật không được dài quá quy định bảng 1.1 (độ dài L tính bằng km).

 

]]>