Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước – SHAC https://shac.vn Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Sơn Hà Mon, 01 Apr 2024 07:54:53 +0000 vi hourly 1 https://shac.vn/wp-content/uploads/2021/01/shac-favico-sh-150x150.png Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước – SHAC https://shac.vn 32 32 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3152:1979 về dụng cụ mài https://shac.vn/van-ban-phap-luat/tieu-chuan-viet-nam-tcvn-31521979-ve-dung-cu-mai-yeu-cau-an-toan-do-uy-ban-khoa-hoc-va-ky-thuat-nha-nuoc-ban-hanh Thu, 21 Mar 2019 03:35:16 +0000 https://shac.vn/?post_type=document&p=59185 TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC TCVN 3152 – 1979 DỤNG CỤ MÀI YÊU CẦU AN TOÀN Cơ quan biên soạn và đề nghị ban hành: Viện nghiên cứu Khoa học bảo hộ lao động Tổng công đoàn Cơ quan trình duyệt: Cục Tiêu chuẩn Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước Cơ quan xét duyệt và […]]]>

TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 3152 – 1979

DỤNG CỤ MÀI

YÊU CẦU AN TOÀN

Cơ quan biên soạn và đề nghị ban hành: Viện nghiên cứu Khoa học bảo hộ lao động Tổng công đoàn

Cơ quan trình duyệt: Cục Tiêu chuẩn Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước

Cơ quan xét duyệt và ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước

Quyết định ban hành số: 658/TC-QĐ ngày 27 tháng 12 năm 1979

DỤNG CỤ MÀI

YÊU CẦU AN TOÀN

Abrasive products the safety code for use

Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các dạng dụng cụ mài làm việc với tốc độ từ 15 đến 100 m/s và quy định quy trình, quy tắc làm việc an toàn của chúng.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho dụng cụ mài kim cương và bánh đánh bóng chế tạo bằng các vật liệu tổng hợp, da, phớt dệt có một lớp vật liệu mài trên bề mặt đánh bóng.

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Tốc độ làm việc của dụng cụ không được vượt quá trị số cho phép quy định theo các tiêu chuẩn và các tài liệu kỹ thuật đã ban hành.

1.2. Việc bảo quản, vận chuyển bánh mài phải theo các tiêu chuẩn và các tài liệu kỹ thuật cho mỗi loại do nhà máy chế tạo quy định.

 

]]>
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2291:1978 về phương tiện bảo vệ https://shac.vn/van-ban-phap-luat/tieu-chuan-viet-nam-tcvn-22911978-ve-phuong-tien-bao-ve-nguoi-lao-dong-phan-loai-do-chu-nhiem-uy-ban-khoa-hoc-va-ky-thuat-ban-hanh Thu, 21 Mar 2019 03:01:11 +0000 https://shac.vn/?post_type=document&p=59160 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 2291:1978 NHÓM T: PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ NGƯỜI LAO ĐỘNG – PHÂN LOẠI Means of labour protection – Classifications . Tiêu chuẩn này áp dụng cho các phương tiện ngăn ngừa hoặc giảm tác động của yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất đối với người lao […]]]>

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 2291:1978

NHÓM T: PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ NGƯỜI LAO ĐỘNG – PHÂN LOẠI
Means of labour protection – Classifications .

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các phương tiện ngăn ngừa hoặc giảm tác động của yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất đối với người lao động và quy định các nguyên tắc chung, phân loại các phương tiện bảo vệ người lao động và nêu lên đặc điểm việc nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn về yêu cầu đối với các phương tiện bảo vệ người lao động.

1. Quy định chung

1.1. Phương tiện bảo vệ cần tạo ra những điều kiện thuận tiện nhất cho cơ thể con người thích ứng với môi trường xung quanh và bảo đảm điều kiện lao động tốt nhất.

1.2. Phương tiện bảo vệ không được gây ra các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất.

1.3. Phương tiện bảo vệ cần đáp ứng yêu cầu thẩm mĩ công nghiệp và công thái học (ecgonomic).

1.4. Phương tiện bảo vệ cần bảo đảm hiệu quả cao và sử dụng thuận tiện.

1.5. Lựa chọn các phương tiện bảo vệ trường từng trường hợp cần tính đến yêu cầu an toàn cho loại công việc đó.

1.6.  Trong những trường hợp khi kết cấu của thiết bị, tổ chức quá trình sản xuất giải pháp quy hoạch kiến trúc và phương tiện bảo vệ tập thể chưa đảm bảo an toàn lao động thì phải sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân.

1.7. Phương tiện bảo vệ cần được đánh giá về các chỉ tiêu an toàn, vệ sinh, sinh lí và sử dụng.

 

]]>
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2290:1978 về thiết bị sản xuất https://shac.vn/van-ban-phap-luat/tieu-chuan-viet-nam-tcvn-22901978-ve-thiet-bi-san-xuat-yeu-cau-chung-ve-an-toan-do-chu-nhiem-uy-ban-khoa-hoc-va-ky-thuat-ban-hanh Thu, 21 Mar 2019 02:57:49 +0000 https://shac.vn/?post_type=document&p=59157 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 2290:1978   NHÓM T: THIẾT BỊ SẢN XUẤT – YÊU CẦU CHUNG VỀ AN TOÀN Manufacturing equipment – General safety requirements Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu chung về an toàn đối với kết cấu của thiết bị sản xuất trong tất cả các ngành kinh tế quốc […]]]>

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 2290:1978

 

NHÓM T: THIẾT BỊ SẢN XUẤT – YÊU CẦU CHUNG VỀ AN TOÀN
Manufacturing equipment – General safety requirements

Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu chung về an toàn đối với kết cấu của thiết bị sản xuất trong tất cả các ngành kinh tế quốc dân cũng như yêu cầu đối với cơ cấu và nội dung của loại tiêu chuẩn về yêu cầu an toàn đối với thiết bị sản xuất trong hệ thống tiêu chuẩn an toàn lao động.

1. Quy định chung

1.1. Thiết bị sản xuất phải an toàn khi lắp ráp, tháo dỡ, vận hành, sửa chữa, vận chuyển và bảo quản, khi sử dụng từng bộ phận hoặc đồng bộ hoặc cả hệ thống công nghệ.

1.2. Trong quá trình vận hành thiết bị sản xuất không được phát sinh những chất độc hại làm bẩn môi trường xung quanh (không khí, đất, nước…) vượt quá mức quy định

1.3. Thiết bị sản xuất phải được đảm bảo an toàn bằng cách:

Chọn các nguyên lí hoạt động, các sơ đồ cấu tạo, các bộ phận an toàn của kết cấu; ứng dụng cơ giới hoá, tự động hoá và điều khiển từ xa; ứng dụng các phương tiện bảo vệ;

Thực hiện các yêu cầu về công thái học (ECGONOMIC);

Đưa các yêu cầu an toàn vào tài liệu kỹ thuật lắp láp, vận hành, sữa chữa, chuyển và bảo quản.

1.4. Thiết bị sản xuất phải an toàn về cháy, nổ.

1.5. Thiết bị sản xuất khi vận hành theo tài liệu kĩ thuật đã quy định, không được gây ra nguy hiểm do tác dụng của độ ẩm, bức xạ mặt trời, rung xóc, áp suất và nhiệt độ cao hay thấp, chất xâm thực, tải trong gió.

1.6. Thiết bị sản xuất phải an toàn trong quá trình sử dụng.

 

]]>
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2289:1978 về quá trình sản xuất https://shac.vn/van-ban-phap-luat/tieu-chuan-viet-nam-tcvn-22891978-ve-qua-trinh-san-xuat-yeu-cau-chung-ve-an-toan-do-chu-nhiem-uy-ban-khoa-hoc-va-ky-thuat-ban-hanh Thu, 21 Mar 2019 02:55:24 +0000 https://shac.vn/?post_type=document&p=59154 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 2289:1978 NHÓM T: QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT – YÊU CẦU CHUNG VỀ AN TOÀN Manufacturing processes – General safety requirements Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu chung về an toàn đối với các quá trình sản xuất cũng như những yêu cầu đối với cơ cấu và nội […]]]>

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 2289:1978

NHÓM T: QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT – YÊU CẦU CHUNG VỀ AN TOÀN
Manufacturing processes – General safety requirements

Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu chung về an toàn đối với các quá trình sản xuất cũng như những yêu cầu đối với cơ cấu và nội dung của loại tiêu chuẩn về yêu cầu an toàn đối với quá trình sản xuất của hệ thống tiêu chuẩn an toàn lao động.

1. Quy định chung

1.1. Quá trình sản xuất phải được bảo đảm an toàn bằng cách:

Lựa chọn các quá trình công nghệ, chế độ làm việc và trình tự phục vụ của thiết bị sản xuất;

Lựa chọn các gian sản xuất;

Lựa chọn các bến bãi sản xuất (đối với quá trình thực hiện ở bên ngoài gian sản xuất)l

Lựa chọn nguyên, nhiên vật liệu, môi chất làm việc, phôi và bán thành phẩm

Lựa chọn thiết bị sản xuất;

Bố trí thiết bị sản xuất và tổ chức chỗ làm việc;

Phân bổ chức năng người và thiết bị nhằm mục đích hạn chế sự nồng nhọc trong lao động;

Lựa chọn phương pháp bảo quản và vận chuyển nguyên vật Uệu, phôi, bán thành phẩm và phế liệu sản xuất;

Lựa chọn chọn, đào tạo, bồi dưỡng nghề nghiệp và kiến thức an toàn lao động cho cán bộ công nhân;

Sử dụng phương tiện bảo vệ người lao động;

Đưa yêu cầu an toàn vào các tài liệu định mức kĩ thuật và công nghệ.

1.2. Các quá trình sản xuất phải đảm bảo an toàn về cháy nổ.

1.3. Các quá trình sản xuất không được thải những chất độc hại làm bẩn môi trường xung quanh (không khí, đất, nước) vượt quá mức qui định.

 

]]>
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4744:1989 về an toàn các cơ sở https://shac.vn/van-ban-phap-luat/tieu-chuan-quoc-gia-tcvn-47441989-ve-quy-pham-ky-thuat-an-toan-trong-cac-co-so-co-khi Thu, 21 Mar 2019 02:27:45 +0000 https://shac.vn/?post_type=document&p=59141 TCVN 4744:1989 QUY PHẠM KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG CÁC CƠ SỞ CƠ KHÍ Safety requirements in mechanical bases   Lời nói đầu: TCVN 4744:1980 do Viện Khoa học lao động và các vấn đề xã hội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất […]]]>

TCVN 4744:1989

QUY PHẠM KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG CÁC CƠ SỞ CƠ KHÍ

Safety requirements in mechanical bases

 

Lời nói đầu:

TCVN 4744:1980 do Viện Khoa học lao động và các vấn đề xã hội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trình duyệt, Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

QUY PHẠM KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG CÁC CƠ SỞ CƠ KHÍ

Safety requirements in mechanical bases

Tiêu chuẩn này thay thế QPVN 10 – 77

Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu cơ bản về kỹ thuật an toàn và vệ sinh công nghiệp đối với các cơ sở và bộ phận cơ khí trong tất cả các ngành sản xuất.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các cơ sở và bộ phận cơ khí thuộc mọi thành phần kinh tế.

 

]]>
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4726:1989 (ST SEV 539 – 77) https://shac.vn/van-ban-phap-luat/tieu-chuan-viet-nam-tcvn-47261989-st-sev-539-77-ve-ky-thuat-an-toan-may-cat-kim-loai-yeu-cau-doi-voi-trang-bi-dien-do-uy-ban-khoa-hoc-va-ky-thuat-nha-nuoc-ban-hanh Thu, 21 Mar 2019 02:21:43 +0000 https://shac.vn/?post_type=document&p=59138 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 4726-1989 KỸ THUẬT AN TOÀN MÁY CẮT KIM LOẠI YÊU CẦU ĐỐI VỚI TRANG BỊ ĐIỆN Cơ quan biên soạn: Viện máy công cụ và dụng cụ Bộ cơ khí và Luyện kim Cơ quan đề nghị ban hành:   Vụ Khoa học và kỹ thuật Bộ cơ khí và […]]]>

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 4726-1989

KỸ THUẬT AN TOÀN

MÁY CẮT KIM LOẠI

YÊU CẦU ĐỐI VỚI TRANG BỊ ĐIỆN

Cơ quan biên soạn:

Viện máy công cụ và dụng cụ

Bộ cơ khí và Luyện kim

Cơ quan đề nghị ban hành:

 

Vụ Khoa học và kỹ thuật

Bộ cơ khí và luyện kim

Cơ quan trình duyệt:

Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng

Cơ quan xét duyệt và ban hành:

Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước

Quyết định ban hành số: 312/QĐ ngày 13 tháng 6 năm 1989

KỸ THUẬT AN TOÀN

MÁY CẮT KIM LOẠI

YÊU CẦU ĐỐI VỚI TRANG BỊ ĐIỆN

Technical safeny

Metal-cuttingmachine

Requirements for electrical equipment

Tiêu chuẩn này phù hợp với ST SEV 539 – 77.

Tiêu chuẩn này áp dụng đối với trang thiết bị của tất cả các nhóm này: máy cắt kim loại, máy ăn mòn điện, máy hóa điện, máy siêu âm, dây chuyền tự động, phụ tùng, dụng cụ đo kiểm, máy nâng hạ và thiết bị khác sử dụng cùng với máy. Những máy và thiết bị kể trên được nối với lưới điện đến 660 V với tần số đến 200 Hz làm việc trong khí hậu khô ráo.

Trang bị điện của máy cắt kim loại phải thỏa mãn những yêu cầu về an toàn theo tiêu chuẩn này.

 

]]>
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4163:1985 về máy điện cầm tay https://shac.vn/van-ban-phap-luat/tieu-chuan-viet-nam-tcvn-41631985-ve-may-dien-cam-tay-yeu-cau-an-toan-chung-do-uy-ban-khoa-hoc-va-ky-thuat-nha-nuoc-ban-hanh Thu, 21 Mar 2019 02:18:58 +0000 https://shac.vn/?post_type=document&p=59126 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 4163 – 1985 MÁY ĐIỆN CẦM TAY YÊU CẦU KỸ THUẬT Cơ quan biên soạn và đề nghị ban hành: Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động Tổng công đoàn Việt Nam Cơ quan trình duyệt: Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng […]]]>

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 4163 – 1985

MÁY ĐIỆN CẦM TAY

YÊU CẦU KỸ THUẬT

Cơ quan biên soạn và đề nghị ban hành:

Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động

Tổng công đoàn Việt Nam

Cơ quan trình duyệt:

Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng

Ủy ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước

Cơ quan xét duyệt và ban hành:

Ủy ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước

Quyết định ban hành số: 805/QĐ ngày 31 tháng 12 năm 1985

 

MÁY ĐIỆN CẦM TAY

YÊU CẦU AN TOÀN

Electric handtools

General safety requirements

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các máy điện cầm tay dùng trong sản xuất và trong sinh hoạt (viết tắt là máy).

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu an toàn đối với kết cấu máy, nguyên tắc giao nhận, phương pháp thử, ghi nhãn hiệu và quy tắc vận hành an toàn máy điện cầm tay.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các máy kiểu chống nổ và chống hóa chất ăn mòn hoặc các máy sử dụng trong các phương tiện giao thông vận tải.

 

]]>
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5019:1989 về thiết bị axetylen https://shac.vn/van-ban-phap-luat/tieu-chuan-viet-nam-tcvn-50191989-ve-thiet-bi-axetylen-yeu-cau-an-toan-do-uy-ban-khoa-hoc-va-ky-thuat-nha-nuoc-ban-hanh Thu, 21 Mar 2019 02:11:16 +0000 https://shac.vn/?post_type=document&p=59124 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 5019 – 1989 THIẾT BỊ AXETYLEN YÊU CẦU AN TOÀN Cơ quan biên soạn: Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động – Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam Cơ quan đề nghị ban hành: Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động […]]]>

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5019 – 1989

THIẾT BỊ AXETYLEN

YÊU CẦU AN TOÀN

Cơ quan biên soạn: Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động – Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam
Cơ quan đề nghị ban hành:

Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động – Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam
Cơ quan trình duyệt:

Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng

Cơ quan xét duyệt và ban hành:

Ủy ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước

Quyết định ban hành số: 709/QĐ ngày 27 tháng 12 năm 1989

 

THIẾT BỊ AXETYLEN

Yêu cầu an toàn

Acetilene instalations

Safety requirements

Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu về an toàn trong thiết kế, chế tạo, thử nghiệm, nghiệm thu và đóng nhãn đối với thiết bị để điều chế axêtylen từ canxicacbua và nước, để bảo hành, làm sạch, làm mát, hút nước, nén và nạp khí axêtylen vào chai; thiết bị tách giọt, cơ cấu bảo vệ, các đường ống dẫn axêtylen.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho thiết bị:

– Sản xuất axêtylen bằng nguyên liệu khác.

– Điều chế axêtylen bằng các phương pháp hóa học khác;

– Nhằm mục đích nghiên cứu khoa học;

– Điều chế khí axêtylen với lượng canxicacbua từ 0,5kg trở xuống;

– Axêtylen trên các phương tiện vận tải

I. YÊU CẦU CHUNG

1.1. Căn cứ vào áp suất làm việc (Plv) các thiết bị axêtylen được phân thành:

Thiết bị hạ áp: có áp suất làm việc từ 0,02MPa (0,2at) trở xuống;

Thiết bị trung áp: có áp suất làm việc lớn hơn 0,02MPa (0,2at) đến 0,15 MPa (1,5at);

Thiết bị cao áp: Có áp suất làm việc lớn hơn 0,15 MPa (1,5at).

1.2. Căn cứ vào lượng canxi cacbua nạp vào thiết bị sinh khí trong một lần, thiết bị axêtylen được phân thành các nhóm:

Nhóm I: Đến 10kg canxicacbua;

Nhóm II: Trên 10kg canxicacbua;

1.3. Vật liệu chế tạo thiết bị axêtylen được chọn trên cơ sở tính toán tải trọng nhiệt, tải trọng cơ học và phải tính tới hiện tượng ăn mòn cũng như các phản ứng nguy hiểm có thể xảy ra đối với các sản phẩm công nghệ được sử dụng và được tạo ra trong quá trình sản xuất axêtylen.

1.4. Chất lượng và đặc tính vật liệu chế tạo thiết bị axêtylen phải được cơ quan chuyên môn xác nhận bằng văn bản.

1.5. Đối với phương pháp hàn đã biết, nếu tính hàn của vật liệu không rõ thì phải xác định tính hàn trên các mẫu cụ thể. Việc thử mẫu phải do cơ quan chuyên môn tiến hành.

1.6. Không được sử dụng thủy ngân, manhê, kẽm, đồng hoặc hợp kim có trên 65% đồng, bạc hoặc hợp kim bạc để chế tạo các chi tiết, bộ phận tiếp xúc trực tiếp với axêtylen.

1.7. Đường ống dẫn khí axêtylen trung áp và cao áp phải chế tạo bằng ống thép không hàn.

1.8. Việc tính toán độ bền các bộ phận chịu áp lực của thiết bị sản xuất, axêtylen phải tiến hành phù hợp với các qui định trong tiêu chuẩn qui phạm kỹ thuật an toàn vệ sinh trong sản xuất sử dụng axêtylen, ôxy để gia công kim loại TCVN 4245-86.

1.9. Khi tính toán độ bền phải tính cả tải trọng phụ như khối lượng bản thân, khối lượng các bình đấu nối, sàn thao tác, hiện tượng ăn mòn trong quá trình làm việc cũng như khi không làm việc.

1.10. Trị số áp suất tính toán (Ptt) dùng để tính độ bền được chọn như sau:

a) Đối với ống dẫn, phụ tùng đường ống hạ áp và trung áp lắp trong trạm:

Ptt = Plv của thiết bị chính;

b) Đối với ống dẫn, phụ tùng đường ống hạ áp và trung áp lắp ngoài trạm:

Ptt = 10Plv + 1MPa;

c) Đối với thiết bị, đường ống và phụ tùng đường ống cao áp:

Ptt = 10Plv nhưng không nhỏ hơn 2,5MPa (25kg/ cm2).

d) Đối với thiết bị hút nước, xi lanh máy nén:

Ptt = 10Plv + 1MPa.

Nếu các thiết bị hút nước được trang bị mảng an toàn:

Ptt ≥ 2Plv

1.11. Ứng suất vật liệu làm thành các chi tiết, bộ phận tiếp xúc với môi chất bị đốt nóng phải chọn theo nhiệt độ lớn nhất của môi chất;

1.12. Đường kính trong của các ống cao áp không được lớn hơn 25 mm.

1.13. Thiết bị axêtylen và các bộ phận chịu áp lực của nó chỉ được phép chế tạo ở những cơ sở có giấy phép của Bộ hoặc Tổng cục trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng (nếu là xí nghiệp trung ương), của Ủy ban nhân dân tỉnh, đặc khu hoặc thành phố (nếu là xí nghiệp địa phương) sau khi có sự thỏa thuận của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

1.14. Thiết bị điện đặt trong các vùng nguy hiểm nổ của trạm axêtylen phải thỏa mãn các yêu cầu phòng nổ.

]]>
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4244:1986 về tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng toàn phần https://shac.vn/van-ban-phap-luat/tieu-chuan-viet-nam-tcvn-42441986-ve-tieu-chuan-bat-buoc-ap-dung-toan-phan-quy-pham-ky-thuat-an-toan-thiet-bi-nang-do-chu-nhiem-uy-ban-khoa-hoc-va-ky-thuat-nha-nuoc-ban-hanh Thu, 21 Mar 2019 01:49:51 +0000 https://shac.vn/?post_type=document&p=59085 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 4244:1986 Nhóm T TIÊU CHUẨN BẮT BUỘC ÁP DỤNG TOÀN PHẦN- QUY PHẠM KỸ THUẬT AN TOÀN THIẾT BỊ NÂNG Code for the safe technique for crane – equipment 1. Quy định chung 1.1. Tiêu chuẩn này áp dụng cho những thiết bị nâng sau: a) Máy trục; – Máy […]]]>

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 4244:1986

Nhóm T

TIÊU CHUẨN BẮT BUỘC ÁP DỤNG TOÀN PHẦN- QUY PHẠM KỸ THUẬT AN TOÀN THIẾT BỊ NÂNG
Code for the safe technique for crane – equipment

1. Quy định chung

1.1. Tiêu chuẩn này áp dụng cho những thiết bị nâng sau:

a) Máy trục;

– Máy trục kiểu cần: Cần trục ôtô, cần trục bánh hơi, cần trục bánh xích, cần trục tháp, cần trục chân đế, cần trục đướng sắt, cần trục công xôn, cần trục máy xúc;

– Máy trục kiểu cầu: cầu trục, cổng trục, cầu bốc xếp;

– Máy trục cáp;

b) Xe tời chạytheo ray lên cao;

c) Palăng điện;

d) Tời điện;

e) Máy nâng xây dựng;

f) Các loại bộ phận mang điện.

1.2 Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các thiết bị nâng sau:

a) Các loại máy xúc;

b) Các thiết bị nâng không dùng cáp hoặc xích;

c) Xe nâng hàng;

d) Thang máy;

e) Các thiết bị nâng làm việc trên hệ nổi;

1.3. Trọng tải của thiết bị nâng là trọng lượng cho phép lớn nhất của tải (vật nâng) được tính toán theo điều kiện làm việc cụ thể.

Trọng tải bao gồm cả trọng lượng của gầu ngoạm, nam châm điện, ben. Thùng và

các bộ phận mang tải khác.

Đối với máy trục có tầm với thay đổi, trọng tải được quy định phụ thuộc vào tầm với.

2. Yêu cầu kỹ thuật chung

2.1. Tất cả các thiết bị nâng và các bộ phận mang tải phải được chế tạo phù hợp với tiêu chuẩn và thiết kế đã được duyệt theo quy định ở điều 3.14

2.2. Những thiết bị nâng dẫn động điện phải được nối đất bảo vệ theo quy định quy phạm tạm thời về nối đất các thiết bị điện QPVN 13: 1978

2.3. Các nồi hơi của thiết bị nâng phải được quản lí và sử dụng theo quy định của quy phạm kĩ thuật an toàn các nồi hơi. QPVN 23: 1981

2.4. Các bình chịu áp lực của thiết bị nâng phải được quản lí và sử dụng theo quy định của “quy phạm kĩ thuật an toàn các bình chịu áp lực QPVN 2: 1975”

2.5. Tất cả các thiết bị nâng chỉ được phép làm việc sau khi đã đăng kí (đối với thiết bị nâng thuộc diện phải đăng kí) và được cấp giấy phép sử dụng theo thủ tục quy định trong tiêu chuẩn này.

2.6. Đối với những thiết bị nâng nhập của nước ngoài không phù hợp với tiêu chuẩn thì đơn vị quản lí sử dụng phải báo cáo với cơ quan đăng kí, cấp giấy phép sử dụng để xin ý kiến giải quyết.

2.7. Những thiết bị nâng làm việc ở môi trường dễ cháy, nổ trong thiết kế phải có biện pháp đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. Trong hồ sơ kĩ thuật phải ghi rõ thiết bị nâng được phép sử dụng trong môi trường dễ cháy, nổ.

2.8. Những thiết bị nâng làm việc ở môi trường ăn mòn (axít, bazơ v.v…) trong thiết kế phải có các biện pháp chống tác dụng ăn mòn đối với thiết bị nâng.

2.9. Khi tính toán độ bền của các bộ phận và chi tiết của thiết bị nâng, phải tính chế độ làm việc theo phụ lục l của tiêu chuẩn này.

2.10. Vận tốc di chuyển của thiết bị nâng điều khiển từ mặt sàn không được vượt m/phút và của xe con không được vượt quá 32 m/phút.

2.11. Đối với những thiết bị nâng được chế tạo để phục vụ công việc lắp ráp và các việc khác đòi hỏi chính xác thì cơ cấu nâng và cơ cấu di chuyển phải có thêm vận tốc phù hợp.

2.12. Cần trục có tầm với thay đổi phải tính đến khả năng thay đổi tầm với có mang tải trong giới hạn của đặc tính tải.

2.13. Chỉ cho phép cơ cấu nâng tải và cơ cấu thay đổi tầm với của máy trục hạ tải hoặc hạ cần bằng động cơ trừ cần trục – máy xúc chuyên dùng gầu ngoạm và các máy trục sử dụng khớp nối thuỷ lực trong cơ cấu nâng tải và cơ cấu thay đồi tầm

2.14. Các cơ cấu của thiết bị nâng sử dụng lí hợp vấu, li hợp ma sát và các liên kết cơ khí khác để mở hoặc thay đổi vận tốc làm việc phải có khả năng loại trừ trường hợp tự mở và ngắt cơ cấu. Đối với tời nâng tải và nâng cán, ngoài yêu cầu trên còn phải loại trừ được khả năng ngắt cơ cấu khi chưa đóng phanh.

Không cho phép dùng li hợp ma sát và li hợp vấu để mở các cơ cấu nâng người, kim loại nóng chảy, xỉ, chất độc, chất nổ và không được dùng chúng ở các cơ cấu dẫn động điện trừ các trường hợp sau:

a. Dùng để thay đổi vận tốc của cơ cấu di chuyển hoặc cơ cấu quay có nhiều vận tốc.

b. Dùng điều khiển riêng các bánh xích của cơ cấu di chuyển cần trục bánh xích có dẫn động chung cho hai bánh xích

Trong các trường hợp nêu ở mục a và b của điều này phanh phải có liên kết động học cứng với phần quay của máy trục với các bánh xích hoặc bánh xe.

2.15. Các bộ phận của thiết bị nâng dùng để truyền momen xoắn phải dùng bulông, then và then hoa … chống xoay.

2.16. Các trục tâm cố định đùng đỡ tang, ròng rọc, bánh xe, con lăn và các chi tiết quay khác phải được cố định chặt để chống di chuyển.

2.17. Các cần trục có cần lồng hoặc tháp lồng phải có thiết bị định vị chắc chắc kết cấu lồng đó ở vị trí làm việc.

2.18. Các mối ghép bulông, then và chêm của thiết bị nâng phải được phòng chống tự tháo lỏng.

2.19. Ròng rọc và đĩa xích của thiết bị nâng phải có cấu tạo sao cho loại trừ được khả năng cáp hoặc xích trượt khỏi rãnh và không bị kẹt.

2.20. Khi dùng palăng kép nhất thiết phải đặt ròng rọc cân bằng.

2.21. Bánh xe kéo của thiết bị nâng dẫn động bằng tay, phải cố định trên trục và phải có dẫn hướng chống trật xích khỏi rãnh bánh xe kéo. Xích kéo phải có độ dài sao cho đầu củi của xích nằm ở độ cao 0,5m tính từ mặt sàn nơi công nhân điều khiển đứng làm việc.

2.22. Cơ cấu nâng máy trục phục vụ rèn phải có thiết bị giảm xóc.

2.23. Kết cấu kim loại và các chi tiết kim loại của thiết bị nâng phải được bảo vệ chống gỉ. Cần phải có biện pháp tránh mưa và đọng nước trên kết cấu hộp hoặc ống khi bị nâng ngoài trời.

2.24. Phải có lối đi an toàn đến cơ cấu, thiết bị an toàn , thiết bị điện mà yêu cầu phải bảo dưỡng kỹ thuật thường xuyên. phải có lối đi lại để kiểm tra cần và kết cấu kim loại. Khi không có cầu thang và sàn thao tác trên cần để bảo dưỡng ròng rọc và các chi tiết khác, cấu tạo của thiết bị nâng phải đảm bảo cho cần hạ được.

2.25. Cần trục ô tô, cần trục bánh hơi, cần trục bánh xích, cần trục đường sắt, cần trục rơ móc, cần trục tháp, cần trục chân đế, và cần trục máy xúc phải đảm bảo ổn định khi làm việc và khi không làm việc ổn định khi có tải và không có tải phải được kiểm tra bằng tính toán. Tính toán độ ổn định của cần trục phải tuân theo điều 2.26 của tiêu chuẩn này.

2.26. Khi tính ổn định của cần trục phải tuân theo các quy định sau: Xác định độ ổn định có tải và không tải phải tính toán với giả thiết rằng:

– Góc nghiêng của cần trục chân đế không nhỏ hơn 1.

]]>
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5589:1991 về Thảm cách điện https://shac.vn/van-ban-phap-luat/tieu-chuan-viet-nam-tcvn-55891991-ve-tham-cach-dien-do-uy-ban-khoa-hoc-nha-nuoc-ban-hanh Thu, 21 Mar 2019 01:43:17 +0000 https://shac.vn/?post_type=document&p=59077 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 5589 – 1991 THẢM CÁCH ĐIỆN Dielectric rug Lời nói đầu TCVN do Viện năng lượng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị và được Ủy ban khoa học Nhà nước ban hành theo quyết định số: 833/QĐ ngày 12 tháng 12 năm 1991.   […]]]>

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5589 – 1991

THẢM CÁCH ĐIỆN

Dielectric rug

Lời nói đầu

TCVN do Viện năng lượng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị và được Ủy ban khoa học Nhà nước ban hành theo quyết định số: 833/QĐ ngày 12 tháng 12 năm 1991.

 

THẢM CÁCH ĐIỆN

Dielectric rug

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại thảm cách điện bằng cao su dùng làm phương tiện bảo vệ bổ sung, nhằm tăng cường khả năng an toàn điện cho người trong thử nghiệm, vận hành thiết bị điện.

1. YÊU CẦU KỸ THUẬT

1.1. Thảm phải được chế tạo để sử dụng bình thường trong điều kiện khí hậu của môi trường theo TCVN 1443-73.

– Nhiệt độ đến 40oC

– Độ ẩm tương đối đến 98,5 ở nhiệt độ 25 oC

– Độ cao so với mặt biển không lớn hơn 1000m.

1.2. Thảm được chế tạo theo các kích thước sau:

– Chiều dài từ 500mm đến 8.000mm

– Chiều rộng từ 500mm đến 1.200mm

– Chiều dày từ (6 ± 1) mm.

1.3. Thảm có bề mặt nhám với các rãnh răng cưa có độ sâu từ 1mm đến 3mm.

1.4. Thảm có thể có màu sắc bất kỳ nhưng phải đồng màu trên một tấm thảm.

1.5. Mặt trên của thảm không được có vết nứt, tạp chất, lỗ thủng cũng như vết lõm sâu quá 1 mm, đường kính quá 1mm với số lượng quá 6 điểm trên một mét chiều dài, cho phép có đường răng cưa và hoa văn

1.6. Bề mặt dưới của thảm không có vết lõm sâu quá 1,5mm, dài quá 35mm, rộng quá 20mm; không có bọt khí cao quá 1,5mm đường kính quá 5mm. Tổng số vết lõm và bọt khí không quá 6 điểm trên một chiều dài.

1.7. Các chỉ tiêu cơ lý của thảm cao su theo quy định ở bảng 1.

Bảng 1

Chỉ tiêu

Giá trị

Độ bền kéo đứt không nhỏ hơn, kg/cm2

25

Độ dãn dài tương đối khi kéo đứt, %, không nhỏ hơn

180

Độ dãn dư tương đối sau khi đứt, %, không lớn hơn

45

1.8. Thảm phải chịu được điện áp thử xoay chiều 20 kV tần số công nghiệp trong thời gian một phút.

1.9. Dòng điện rò cho phép giữa các điện cực thử nghiệm không lớn hơn 1mA trên 1000V điện áp thử.

1.10. Thảm uốn cong 180o theo hai hướng vuông góc không được có vết nứt.

1.11. Thảm phải chịu được thử nghiệm độ lão hóa trong 168h ở nhiệt độ 70oC. Sau khi thử các chỉ tiêu cơ lý không thấp hơn 75% giá trị trước khi thử lão hóa.

2.PHƯƠNG PHÁP THỬ

2.1. Kích thước của thảm được kiểm tra bằng dụng cụ có sai số không quá 1 mm.

2.2. Độ sâu vân răng cưa và kích thước các chỗ sai hỏng được đo bằng dụng cụ có sai số không quá 0,2mm.

2.3. Hình dáng, màu sắc của thảm được kiểm tra bằng mắt.

2.4. Các chỉ tiêu cơ lý được kiểm tra theo TCVN 1592-87.

2.5. Chỉ tiêu độ bền điện của thảm được kiểm tra theo TCVN 2329-78 và TCVN 2330-78. Trong mạch đo mắc nối tiếp đồng hồ miliampemet. Phần điện cực đo được thực hiện như sau: thảm được kéo giữa hai trục kim loại có đường kính (200 ± 25) mm được dùng làm hai điện cực. Điện cực này được chế tạo từ thép không rỉ hay thép mạ Ni, Cr…

Trục dưới được nối với một cực của máy biến áp và nối đất quay với tốc độ 3cm/s. Trục trên quay tự do được nối tiếp với đồng hồ miliampemet và mắc với một cực kia của biến áp. Chiều dài của trục trên là 400mm khi thử với thảm có chiều rộng 500mm và 1100mm với thảm 1200mm. Tải trọng của điện cực trên bằng 5kG với trục dài 400mm và 7,5kG với trục dài 1100mm. Tải trọng phải phân bổ điều trên toàn bộ trục. Thảm được kéo khi trục trên được nâng đến điện áp 20kV. Dòng điện dò ở điện áp thử không được quá 1mA/1kV.

2.6. Thảm uốn cong 180o về hai hướng vuông góc với thanh kẹp kim loại có đường kính bằng 4 lần chiều dày thảm. Thời gian uốn là 5 phút vẫn đảm bảo không có vết nứt.

2.7. Thử lão hóa theo TCVN 5586:1991

]]>
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5588:1991 về Ủng cách điện https://shac.vn/van-ban-phap-luat/tieu-chuan-viet-nam-tcvn-55881991-ve-ung-cach-dien-do-uy-ban-khoa-hoc-nha-nuoc-ban-hanh Thu, 21 Mar 2019 01:40:52 +0000 https://shac.vn/?post_type=document&p=59072 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 5588 – 1991 ỦNG CÁCH ĐIỆN Lời nói đầu TCVN 5588-1991 do Viện năng lượng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị và được Ủy ban khoa học Nhà nước ban hành theo quyết định số: 833/QĐ ngày 12 tháng 12 năm 1991.   ỦNG […]]]>

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5588 – 1991

ỦNG CÁCH ĐIỆN

Lời nói đầu

TCVN 5588-1991 do Viện năng lượng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị và được Ủy ban khoa học Nhà nước ban hành theo quyết định số: 833/QĐ ngày 12 tháng 12 năm 1991.

 

ỦNG CÁCH ĐIỆN

Dielectric foot – wear

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại ủng cách điện dùng làm phương tiện bảo vệ bổ sung nhằm tăng cường khả năng an toàn điện cho người trong thử nghiệm, vận hành thiết bị điện.

1. QUY CÁCH

1.1. Ủng cách điện được chế tạo theo hai cấp điện áp sử dụng:

– Đến 1000V

– Trên 1000V.

1.2. Ủng được chế tạo với kích cỡ sau:

Ủng nam: 247, 255, 262, 270, 277, 285, 292.

Ủng nữ:    225, 232, 240, 247, 255, 262, 270.

1.3. Kiểu và kích thước cơ bản cần phù hợp với các quy định trong bảng 1, hình 1 và hình 2.

Bảng 1

Kích thước, mm

Ủng nam

Ủng nữ

Kích thước

Độ rộng không nhỏ hơn

Chiều cao H không nhỏ hơn

Kích thước

Độ rộng không nhỏ hơn

Chiều cao H không nhỏ hơn

L

A

B

L

A

B

247

171

200

360

225

153

188

320

255

174

203

368

232

156

191

325

262

177

206

375

240

159

194

330

270

180

209

383

247

162

197

335

277

183

212

390

255

165

200

340

285

186

215

398

262

168

203

345

292

189

218

405

270

171

206

350

Chú thích

l1 =  16% L l2 =  41% L l3 =  20% L
Ủng nam: h1 =  42% H h2 =  20% H h3 =  24% H
Ủng nữ: h1 =  39% H h2 =  18% H h3 =  22% H.

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5588:1991 về Ủng cách điện 23

1.4. Chiều dày của ủng tại các vị trí đo tương ứng trên hình 1 và hình 2 không nhỏ hơn trị số quy định trong bảng 2.

Bảng 2

mm

Vị trí trên ủng

Ủng cao su

Ủng PVC

Nam

Nữ

1

2,5

2,5

3,0

2

2,0

2,0

2,5

3

3,5

3,5

3,4

4

1,3

1,3

1,8

5

8,0

6,0

8,0

6

22,0

17,0

22,0

1.5. Cho phép chế tạo ủng với kiểu và kích thước khác trừ chiều dầy của ủng tại:

]]>
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5586:1991 về Găng cách điện https://shac.vn/van-ban-phap-luat/tieu-chuan-viet-nam-tcvn-55861991-ve-gang-cach-dien-do-uy-ban-khoa-hoc-nha-nuoc-ban-hanh Thu, 21 Mar 2019 01:36:23 +0000 https://shac.vn/?post_type=document&p=59063 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 5586 – 1991 GĂNG CÁCH ĐIỆN Lời nói đầu: TCVN ……do Viện Năng lượng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị và được Ủy ban khoa học Nhà nước ban hành theo quyết định số 833/QĐ ngày 12 tháng 12 năm 1991.   GĂNG CÁCH […]]]>

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5586 – 1991

GĂNG CÁCH ĐIỆN

Lời nói đầu:

TCVN ……do Viện Năng lượng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị và được Ủy ban khoa học Nhà nước ban hành theo quyết định số 833/QĐ ngày 12 tháng 12 năm 1991.

 

GĂNG CÁCH ĐIỆN

Dielectric gloves

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại găng cách điện bằng cao su dùng làm phương tiện bảo vệ bổ sung nhằm tăng cường khả năng an toàn điện cho người trong thử nghiệm, vận hành thiết bị điện.

1. QUY CÁCH

1.1. Găng cách điện được chế tạo theo hai cấp điện áp sử dụng sau đây:

– Đến 1.000V (găng hạ áp);

– Trên 1.000V (găng cao áp).

1.2. Găng cách điện có thể được chế tạo theo các cỡ số và kích thước trên hình 1 và bảng 1.

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5586:1991 về Găng cách điện 27

Hình 1

Bảng 1

Kích thước, mm

Kích thước

Cỡ găng

Sai lệch

1

2

3

Độ dài L không bé hơn

250

350

350

± 10

Độ dài b

220

240

260

± 10

Độ dài b1

240

260

290

± 10

Độ dài b2

310

340

360

± 10

Độ dài l

106

118

125

± 5

Chiều dầy, S (găng hạ áp) không nhỏ hơn

0,7

Chiều dầy, S (găng cao áp) không nhỏ hơn

1,2

Chú thích. Cho phép chế tạo găng có hình dạng và kích thước khác với qui định trên (trừ chỉ tiêu chiều dầy), theo sự thỏa thuận của khách hàng.

2. YÊU CẦU KỸ THUẬT

2.1. Găng phải được chế tạo để sử dụng bình thường trong điều kiện khí hậu của môi trường theo TCVN 1443 – 73.

– Nhiệt độ đến 400C

– Độ ẩm tương đối đến 98% ở nhiệt độ 250C

– Độ cao so với mặt biển không lớn hơn 1000m.

2.2. Găng phải được chế tạo đồng nhất về màu sắc cho mỗi đôi, bề mặt găng phải nhẵn.

2.3. Găng cao su cần có chỉ tiêu cơ lý theo bảng 2.

Bảng 2

Chỉ tiêu cơ lý

Giá trị

1. Độ bền kéo đứt, kG/cm2, không nhỏ hơn

150

2. Độ dãn dài kéo đứt, %, không nhỏ hơn

700

3. Độ dãn dư, %, khi kéo dài 500% không lớn hơn

10

2.4. Độ bền cách điện của găng phải phù hợp với quy định trong bảng 3.

Bảng 3

Loại găng

Điện áp thử nghiệm, V, ở tần số công nghiệp trong một phút

Dòng điện rò ở điện áp thử nghiệm, không vượt quá, mA

Găng điện áp đến 1000V

3500

3,5

Găng điện áp trên 1000V

9000

9

2.5. Găng phải chịu được thử nghiệm độ lão hóa trong 168h ở nhiệt độ 700C. Sau khi thử các chỉ tiêu cơ lý không thấp hơn 75% giá trị trước khi thử lão hóa.

]]>
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5346:1991 về kỹ thuật an toàn https://shac.vn/van-ban-phap-luat/tieu-chuan-viet-nam-tcvn-53461991-st-sev-5307-85-ve-ky-thuat-an-toan-noi-hoi-va-noi-nuoc-nong-yeu-cau-chung-doi-voi-viec-tinh-do-ben-do-uy-ban-khoa-hoc-nha-nuoc-ban-hanh Wed, 20 Mar 2019 10:19:23 +0000 https://shac.vn/?post_type=document&p=59047 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 5346 – 91 KỸ THUẬT AN TOÀN NỒI HƠI VÀ NƯỚC NÓNG – YÊU CẦU CHUNG ĐỐI VỚI VIỆC TÍNH ĐỘ BỀN Safety requirements Bollers – General requirements for calculation Stability Cơ quan biên soạn: Trung tâm Tiêu chuẩn – Chất lượng Cơ quan đề nghị ban hành và trình […]]]>

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5346 – 91

KỸ THUẬT AN TOÀN NỒI HƠI VÀ NƯỚC NÓNG – YÊU CẦU CHUNG ĐỐI VỚI VIỆC TÍNH ĐỘ BỀN

Safety requirements Bollers – General requirements for calculation Stability

Cơ quan biên soạn: Trung tâm Tiêu chuẩn – Chất lượng

Cơ quan đề nghị ban hành và trình duyệt: Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường Chất lượng

Cơ quan xét duyệt và ban hành: Ủy ban Khoa học Nhà nước

Quyết định ban hành số 281/QĐ ngày 18 tháng 05 năm 1991

 

KỸ THUẬT AN TOÀN NỒI HƠI VÀ NỒI NƯỚC NÓNG – YÊU CẦU CHUNG ĐỐI VỚI VIỆC TÍNH ĐỘ BỀN

Safety requirements Bollers – General requirements for calculation Stability

Tiêu chuẩn này áp dụng cho nồi hơi có áp suất làm việc lớn hơn 0,07 MPa và nồi nước nóng có nhiệt độ nước lớn hơn 1150C và quy định các yêu cầu chung đối với việc tính độ bền các chi tiết của các bộ phận cơ bản: tang trống, bộ phận quá nhiệt, bộ phận dẫn, bộ phận làm mát, ống dẫn trong giới hạn nồi hơi v.v…. Các bộ phận này làm việc dưới áp suất bên trong khi có tải trọng tĩnh một lần và nhiều lần. Việc tính này là cơ sở để chọn các kích thước cơ bản của các bộ phận.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho:

1) Nồi hơi và nồi nước nóng được đốt nóng bằng điện;

2) Nồi hơi và nồi nước nóng trên đầu tàu và trong các toa đường sắt, trong tàu biển và tàu sông và trong các phương tiện hơi khác;

3. Thiết bị của nhà máy điện nguyên tử.

Tiêu chuẩn này phù hợp với ST SEV 5307-85.

 

]]>
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5180:1990 về palăng điện https://shac.vn/van-ban-phap-luat/tieu-chuan-viet-nam-tcvn-51801990-st-sev-1727-86-ve-palang-dien-yeu-cau-chung-ve-an-toan-do-uy-ban-khoa-hoc-nha-nuoc Wed, 20 Mar 2019 04:50:03 +0000 https://shac.vn/?post_type=document&p=58975 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 5180 – 1990 PA LĂNG ĐIỆN – YÊU CẦU CHUNG VỀ AN TOÀN Electrical tackle – General safety requiraments Cơ quan biên soạn: Học viện kỹ thuật quân sự Bộ Quốc phòng Cơ quan đề nghị ban hành: Cục quản lý khoa học kỹ thuật Bộ Quốc phòng Cơ quan […]]]>

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5180 – 1990

PA LĂNG ĐIỆN – YÊU CẦU CHUNG VỀ AN TOÀN

Electrical tackle – General safety requiraments

Cơ quan biên soạn: Học viện kỹ thuật quân sự

Bộ Quốc phòng

Cơ quan đề nghị ban hành: Cục quản lý khoa học kỹ thuật

Bộ Quốc phòng

Cơ quan trình duyệt: Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng
Cơ quan xét duyệt và ban hành:

 

Ủy ban Khoa học Nhà nước
Quyết định ban hành số 725/QĐ ngày 29 tháng 12 năm 1990

PA LĂNG ĐIỆN – YÊU CẦU CHUNG VỀ AN TOÀN

Electrical tackle – General safety requiraments

Tiêu chuẩn này áp dụng cho pa lăng điện thông dụng cố định và di động dùng cáp và xích (gọi chung là pa lăng) được sử dụng như một cơ cấu nâng hạ độc lập hoặc cơ cấu nâng và di chuyển hàng trên máy nâng hạ.

Tiêu chuẩn này phù hợp với ST SEV 172/-86.

1. Yêu cầu đối với kết cấu và vật liệu

1.1. Pa lăng, các phần tử và mối ghép của chúng phải được chế tạo để đảm bảo an toàn khi sử dụng theo tính năng được qui định trong lý lịch.

1.2. Nhà máy sản xuất phải tiến hành kiểm tra chất lượng vật liệu dùng chế tạo các phần tử chịu tải của pa lăng, các mối hàn, độ cách điện của dây dẫn và các cuộn dây điện.

Kiểm tra  từng nguyên công khi chế tạo và lắp ráp, thử nghiệm thu pa lăng ở trạng thái động và trạng thái tĩnh.

Kết quả kiểm tra được ghi vào lý lịch máy.

1.3. Phân loại pa lăng.

1.3.1. Pa lăng được phân loại theo chế độ làm việc theo chỉ dẫn trong bảng 1, 2 và 3.

]]>
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4755:1989 (ST SEV 4474 – 1984) https://shac.vn/van-ban-phap-luat/tieu-chuan-viet-nam-tcvn-47551989-st-sev-4474-1984-ve-can-truc-yeu-cau-an-toan-doi-voi-thiet-bi-thuy-luc-do-uy-ban-khoa-hoc-va-ky-thuat-nha-nuoc-ban-hanh Wed, 20 Mar 2019 04:38:56 +0000 https://shac.vn/?post_type=document&p=58968 TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC TCVN 4755-1989 (ST SEV 4474 – 1984) CẦN TRỤC YÊU CẦU AN TOÀN ĐỐI VỚI THIẾT BỊ THỦY LỰC Cơ quan biên soạn: Học viện kỹ thuật quân sự Bộ Quốc phòng Cơ quan đề nghị ban hành: Cục quản lý kỹ thuật Bộ Quốc phòng Cơ quan trình duyệt: Tổng […]]]>

TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 4755-1989

(ST SEV 4474 – 1984)

CẦN TRỤC

YÊU CẦU AN TOÀN ĐỐI VỚI THIẾT BỊ THỦY LỰC

Cơ quan biên soạn: Học viện kỹ thuật quân sự Bộ Quốc phòng
Cơ quan đề nghị ban hành: Cục quản lý kỹ thuật Bộ Quốc phòng
Cơ quan trình duyệt:

Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng

Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước

Cơ quan xét duyệt và ban hành:

Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước

Quyết định ban hành số 485/QĐ ngày 25 tháng 09 năm 1989

CẦN TRỤC

YÊU CẦU AN TOÀN ĐỐI VỚI THIẾT BỊ THỦY LỰC

Safety engineering

CRANES

Requirements to hydraulic equiment

Tiêu chuẩn này áp dụng cho cần trục và qui định các yêu cầu kỹ thuật an toàn đối với thiết bị thủy lực của chúng

Tiêu chuẩn này không qui định các yêu cầu kỹ thuật an toàn đối với thiết bị thủy lực trong cơ cấu di chuyển của các cần trục lưu động.

Tiêu chuẩn này phải được áp dụng đồng thời với các tiêu chuẩn khác về kỹ thuật an toàn cần trục.

Tiêu chuẩn này phù hợp với ST SEV 4474 – 84.

1. Yêu cầu chung

1.1. Thiết bị thủy lực của cần trục phải phù hợp với các tiêu chuẩn Việt Nam về hệ thống thủy lực chung cho chế tạo máy

1.2. Phải có phiếu kiểm tra chất lượng đối với những phần tử thủy lực như van an toàn, ác qui, xi lanh, mô tơ và bơm cũng như ống dẫn, kể cả ống mềm, nếu chúng là quan trọng (về phương tiện kỹ thuật an toàn).

1.3. Thiết bị thủy lực phải được thiết kế và chế tạo sao cho trong điều kiện sử dụng đúng qui định không xảy ra tai nạn khi:

1) Thiết bị thủy lực bị hư hại;

2) Ống dẫn, ống mềm đứt gãy hoặc bị hư hại ở các mối nối.

Khi đó các cơ cấu dẫn động tương ứng phải tự dừng kể cả khi các phần tử điều khiển không kịp đưa về vị trí dừng. Nếu các cơ cấu đó tiếp tục chuyển động thì phải khống chế được chuyển động đó.

1.4. Mối nối các ống dẫn, kể cả ống mềm, và mối nối các dụng cụ phải được bịt kín.

1.5. Phải đảm bảo cấp và xả chất lỏng công tác cho hệ thống thủy lực sao cho thuận tiện và an toàn. Trong trường hợp cần thiết phải đảm bảo khả năng khử được không khí khỏi hệ thống thủy lực.

1.6. Chất lỏng công tác phải được lọc liên tục. Khi qui định độ lọc phải đảm bảo các yêu cầu được ghi trong tài liệu kỹ thuật đối với thiết bị thủy lực.

1.7. Nhiệt độ chất lỏng công tác trong quá trình sử dụng không được vượt quá các trị số giới hạn cho phép.

1.8. Tại các vị trí có khả năng xảy ra áp suất nguy hiểm của mỗi mạch thủy lực phải đặt van hạn chế áp suất. Van này được điều chỉnh tới áp suất cho phép và phải được kẹp chì.

1.9. Phải chọn các thông số cơ bản của thiết bị thủy lực phù hợp với khả năng chịu tải của các phần tử chịu tải trong kết cấu cần trục.

1.10. Phải đảm bảo có các chi tiết phép nối cần thiết cho các thiết bị đo tại những vị trí cần phải kiểm tra áp suất trong hệ thống thủy lực.

1.11. Hệ thống điều khiển cần trục phải đảm bảo cho các cơ cấu khi tăng tốc và hãm được đều đặn (không giật).

1.12. Khi thiết bị thủy lực, bị ngừng hoạt động, cần trục phải giữ được hàng một cách tin cậy ở bất kỳ vị trí nào

]]>