Trong bài viết hôm nay, chúng tôi xin được chia sẻ đến bạn các quy định chiều cao tầng trệt, mật độ xây dựng, ban công đối với nhà ở cập nhật nhất. Cũng giống như cấp phép xây dựng, quy định về chiều cao tầng, khoảng lùi, mật độ xây dựng, độ vươn của ban công tại quyết định số: 135/2007/QĐ-UBND.
NỘI DUNG CHÍNH
Hiện nay, việc xin giấy phép xây dựng có thể được thực hiện bởi chủ đầu tư hoặc đơn vị thiết kế biệt thự đẹp (do chủ đầu tư thuê). Điều này dẫn đến việc không phải hồ sơ thiết kế xây dựng nào cũng phù hợp với quy định. Việc này gây mất nhiều thời gian cho các bên (và thậm chí còn phải tốn chi phí để làm lại).
Trước thực trạng này, Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Sơn Hà (SHAC, Sơn Hà Architecture) xin gửi đến khách hàng những thông tin cơ bản thường gặp đối với hồ sơ thiết kế trong quá trình xây dựng.
Khi xây dựng nhà ở dân dụng nói chung và nhà biệt thự đẹp (tìm hiểu nhà biệt thự) nói riêng thì một trong những vấn đề được quan tâm nhất đó chính là quy định chiều cao tầng trệt bao nhiêu là hợp lý. Việc xác định chiều cao tầng trệt của ngôi nhà không chỉ giúp cho công trình thêm cân đối về tỷ lệ mà còn đảm bảo an toàn trong thiết kế.
Tầng trệt là không gian sinh hoạt chung, nơi diễn ra các hoạt động thường nhật như phòng khách, phòng bếp, phòng ăn và có thể thêm phòng ngủ. Đặc biệt, đối với những ngôi nhà cấp 4 hay những ngôi biệt thự 1 tầng thì không gian tầng trệt là nơi diễn ra tất cả các hoạt động của thành viên trong gia đình, các phòng chức năng đều được thiết kế trên cùng một sàn.
Chiều cao tầng trệt ảnh hưởng tới cách trang trí, công năng của các phòng vì vậy khi thiết kế lựa chọn chiều cao tầng hợp lý sẽ mang lại cảm giác thuận tiện, thoải mái trong ngôi nhà của mình.
Với tầm quan trọng như trên nên việc tính toán chiều cao tầng trệt không chỉ là hành động tuân thủ theo đúng quy định của nhà nước mà nó còn giúp cho không gian sống trong gia đình bạn thoáng đãng, tối ưu và tiện lợi nhất.
Chiều cao tầng nhà, chiều cao nhà và số tầng thường phụ thuộc vào quy hoạch chung của từng khu vực.
Chiều cao tầng trệt được hiểu là chiều cao tính từ khoảng cách nền tầng 1 đến sàn tầng kế tiếp. Còn trong trường hợp xây nhà 1 tầng thì chiều cao tầng trệt chính là chiều cao nhà tính từ sàn tầng 1 tới đỉnh mái nhà.
Theo bảng số liệu quy định chiều cao tầng trệt nếu trên, chúng ta sẽ có các trường hợp cụ thể như sau:
Theo các chuyên gia thiết kế nhà chia sẻ thì chiều cao lý tưởng nhất cho tầng trệt này là từ 3,6m đến 5m.
Chúng tôi cũng xin chia sẻ thêm một số lưu ý về chiều cao tầng trệt cho nhà ở dân dụng:
Từ những điều trên chúng tôi đúc kết được rằng bạn cần cân nhắc độ cao tầng trệt cũng như cả nhà hợp lý với điều kiện kinh tế, vùng miền địa phương để được ngôi nhà đẹp mắt, hợp lý về kinh tế lẫn thẩm mỹ.
Mật độ xây dựng được quy định như sau:
Trường hợp diện tích lô đất của bạn ở giữa 2 khoảng nào đó thì tính nội suy mật độ.
Để bạn tiện nắm bắt thông tin, chúng tôi sẽ đưa ra ví dụ cụ thể. Chẳng hạn diện tích lô đất của bạn là 83m2. Nhà bạn ở quận nội thành. Mật độ xây dựng được tính như sau:
Mật độ (%) = 90 + (85-90) / (100-75) * (83-75) = 88,4%
Như vậy, diện tích đất là 83m2, diện tích được phép xây dựng: 83 x 88,4% = 73,37m2. Phần còn lại không xây dựng là khoảng lùi và thông tầng (chừa trống) để đảm bảo mật độ.
Cụ thể bảng mật độ xây dựng nội thành:
>> Bạn nên tham khảo: Mật độ xây dựng là gì và cách tính mật độ xây dựng nhà ở
Tiếp tục nội dung bài viết, chúng tôi xin được gửi đến bạn quy định về số tầng tối đa trong khu đô thị như sau:
Giải thích: (+1) có ý nghĩa sẽ được thêm 1 tầng so với số tầng cơ bản. Số tầng sẽ phụ thuộc vào lộ giới và khu vực ở là trung tâm hay ngoại ô hoặc các khu vực riêng do UBND quy định.
Ví du: lộ giới đường là 6m (thông thường quy định thể hiện trong sổ đỏ), thì ban công hoặc ô văng được đưa ra 0,9m.
Ghi chú:
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SƠN HÀ (SHAC)
Trụ sở chính: Số 55, đường 22, KĐT Waterfront City, Lê Chân, Hải Phòng
Văn phòng đại diện
Ảnh khác
Bình luận