TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 8854-2:2011
ISO 7752-2:1985
WITH AMENDMENT 1 : 1986
CẦN TRỤC – SƠ ĐỒ VÀ ĐẶC TÍNH ĐIỀU KHIỂN – PHẦN 2: CẦN TRỤC TỰ HÀNH
Cranes – Control layout and characteristics – Part 2: Mobile cranes
Lời nói đầu
TCVN 8854-2:2011 hoàn toàn tương đương với ISO 7752-2:1985 và Sửa đổi 1:1986 với những thay đổi biên tập cho phép.
TCVN 8854-2:2011 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 96 Cần cẩu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 8854 (ISO 7752), Cần trục – Sơ đồ và đặc tính điều khiển gồm các phần sau:
– TCVN 8854-1:2011 (ISO 7752-1:2010), Phần 1: Nguyên tắc chung.
– TCVN 8854-2:2011 (ISO 7752-2:1985), Phần 2: Cần trục tự hành.
– TCVN 8854-3:2011 (ISO 7752-3:2010), Phần 3: Cần trục tháp.
– TCVN 8854-4:2011 (ISO 7752-4:1989), Phần 4: Cần trục tay cần.
– TCVN 8854-5:2011 (ISO 7752-5:1985), Phần 5: Cầu trục và cổng trục.
Lời giới thiệu
Người lái cần trục tự hành thường là chuyển từ loại cần trục này sang loại cần trục khác với các kiểu máy hoặc nhà sản xuất khác nhau. Tiêu chuẩn này quy định cách bố trí và chuyển động nhất quán của các bộ phận điều khiển cơ bản sử dụng trong chu trình vận hành của cần trục để giảm sự nhầm lẫn và điều khiển sai trong các trường hợp khẩn cấp.
Điều 3 đến Điều 7: Điều khiển hai chiều – Sơ đồ điều khiển cơ bản và cách thức hoạt động.
Điều 8 đến Điều 9: Luân phiên chéo – Điều khiển nhiều chiều – Sơ đồ điều khiển cơ bản và cách thức hoạt động.
CẦN TRỤC – SƠ ĐỒ VÀ ĐẶC TÍNH ĐIỀU KHIỂN – PHẦN 2: CẦN TRỤC TỰ HÀNH
Cranes – Control layout and characteristics – Part 2: Mobile cranes
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định sơ đồ bố trí, các yêu cầu và hướng chuyển động của các bộ phận điều khiển cơ bản cho cơ cấu quay, nâng hạ tải, nâng hạ tải, nâng hạ cần và vào/ra cần hộp ống lồng.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các loại cần trục tự hành định nghĩa trong TCVN 8242-2 (ISO 4306-2).
Điều 3 đến Điều 7: liên quan đến sơ đồ điều khiển cơ bản và cách thức hoạt động của bộ phận điều khiển hai chiều. Điều 8 đến Điều 9: liên quan đến sơ đồ điều khiển cơ bản và cách thức hoạt động của bộ phận điều khiển nhiều chiều.
Đối với cần trục tự hành, thuật ngữ “người vận hành” được dùng để chỉ người sử dụng thiết bị để đặt đúng vị trí tải nâng, còn thuật ngữ “người lái” thường dùng chỉ người thao tác để di chuyển thiết bị từ nơi này đến nơi khác.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 8242-2 (ISO 4306-2), Cần trục – Từ vựng – Phần 2: Cần trục tự hành.
TCVN 8854-1 (ISO 7752-1), Cần trục – Sơ đồ và đặc tính điều khiển – Phần 1: Nguyên tắc chung.
3. Cần trục có chiều dài cần cố định (Đối với điều khiển hai chiều)
Các bộ phận điều khiển cơ bản phải được bố trí như trên Hình 1.
3.1. Điều khiển quay – cần điều khiển 1
Đẩy cần điều khiển về phía trước để quay cần:
– Sang trái (khi vị trí người vận hành ở bên phải);
– Sang phải (khi người vận hành ở bên trái hoặc giữa cần trục).
Đưa cần điều khiển về giữa để ngừng quay.
Kéo cần điều khiển về để đổi chiều quay.
Thuộc tính TCVN TCVN8854-2:2011 | |
---|---|
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Số / ký hiệu | TCVN8854-2:2011 |
Cơ quan ban hành | Không xác định |
Người ký | Không xác định |
Ngày ban hành | |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Xây dựng - Công nghiệp |
Tình trạng hiệu lực | Không xác định |
Tải xuống | Để tải vui lòng truy cập website tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại: https://tcvn.gov.vn |
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SƠN HÀ (SHAC)
Trụ sở chính: Số 55, đường 22, KĐT Waterfront City, Lê Chân, Hải Phòng
Văn phòng đại diện
Ảnh khác