Lựa chọn nguyên liệu trong trang trí nội thất là điều hết sức quan trọng (nhất là những nguyên vật liệu có vai trò quyết định đến sự tiện dụng của không gian – mà người dùng cũng rất chú trọng đến thẩm mỹ và độ bền đẹp). Nổi bật trên thị trường nội thất gỗ công nghiệp hiện nay là cái tên An Cường. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được về thương hiệu này, hiểu về sản phẩm và hiểu lí do vì sao sản phẩm An Cường lại được nhiều đơn vị thiết kế thi công nội thất tin dùng (trong đó có Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Sơn Hà).
NỘI DUNG CHÍNH
Mời bạn cùng tìm hiểu những thông tin cần biết về ván gỗ công nghiệp An Cường trong bài viết hôm nay để có sự tự tin trong lựa chọn sản phẩm.
Công ty Cổ phần gỗ An Cường là nhà sản xuất và cung cấp nguyên vật liệu trang trí nội thất, vật liệu décor hàng đầu tại Việt Nam từ năm 1994, đồng thời là nhà sản xuất và là nhà phân phối cho hàng loạt thương hiệu nổi tiếng hàng đầu thế giới từ Mỹ, Đức, Ý, Tây Ban Nha và Úc về tấm décor, tấm trang trí và các loại gỗ công nghiệp được sử dụng rộng rãi trong trang trí nội thất nhà ở, chung cư, trường học, siêu thị, nội thất văn phòng, vách toilet, cửa đi,…
Hiện tại An Cường có 12 showroom và gần 4.000 nhân viên trên toàn quốc cùng với hệ thống đại diện nước ngoài như Campuchia, Malaysia, Nhật Bản, Canada, Mỹ, Úc,…
Điều đáng chú ý là An Cường liên tục cải tiến, đầu tư hàng loạt máy móc và trang thiết bị hiện đại, lên đến hàng nghìn tỷ đồng, mở rộng nhà máy sản xuất với diện tích trên 130.000 m2 với mục đích mang đến những giải pháp gỗ nội thất toàn diện và hiện đại nhất.
Theo đánh giá của thị trường, An Cường là một ông lớn trong giới cung cấp gỗ công nghiệp nhập khẩu Malaysia ở Việt Nam. Các sản phẩm được An Cường cung cấp đã có sự kiểm định chặt chẽ của các cơ quan về chất lượng. Nhất là các chỉ số an toàn cho sức khỏe, xuất xứ rõ ràng (nổi bật là các loại cửa gỗ công nghiệp An Cường).
Các loại gỗ công nghiệp của An Cường đều bao gồm phần ruột gỗ và phần phủ bề ngoài. Về cơ bản, những loại gỗ này đều được tạo nên từ những vụn gỗ và được liên kết với nhau bởi loại keo và hoá chất. Tuy nhiên, chúng cũng mang những đặc điểm khác nhau. Sau đây là những thông tin về các loại gỗ An Cường phổ biến, mời bạn đọc tham khảo để có lựa chọn phù hợp.
MFC (Melamine Face Chipboard) có cấu tạo từ code ván dăm được phủ bề mặt Melamine chống trầy xước. Nguyên liệu để làm nên code ván dăm từ những cây gỗ ngắn ngày như keo, bạch đàn, cao su,… được nghiền nhỏ ra thành những dăm gỗ, kết hợp với keo và được ép để tạo nên tấm gỗ có độ dày tiêu chuẩn là 18mm, 25mm,… Cũng có thể có những độ dày khác tùy vào đơn đặt hàng. Ván MFC còn có kích thước tiêu chuẩn phổ thông là 1200mm x 2400mm.
Bạn nên xem: Trong thiết kế nội thất và thi công thì gỗ MDF hay MFC tốt hơn?
Gỗ MFC An Cường có hai loại, đó là MFC thường và MFC chống ẩm. Loại MFC chống ẩm có cấu tạo giống với MFC thường nhưng được thêm một số phụ gia chống ẩm. An Cường phân biệt MFC chống ẩm với MFC thường đó là cho thêm màu xanh ở trong code MFC chống ẩm.
Điểm đặc biệt của gỗ MFC do được nghiền nhỏ ra thành những dăm gỗ ép lại nên khối lượng riêng của nó thấp nên có thể sử dụng MFC để tạo nên tấm trang trí dài có thể làm giảm được độ võng của gỗ.
MDF (Medium Density Fiberboard) được làm từ những cây gỗ ngắn ngày nghiền rất mịn kết hợp những phụ gia công nghiệp và ép lại thành những tấm gỗ. Tuy nhiên, MDF chỉ là code gỗ với độ dày tiêu chuẩn 9mm, 12mm, 15mm,… tùy thuộc vào đơn đặt hàng.
Gỗ công nghiệp MDF An Cường gồm có 2 loại: MDF thường và MDF lõi xanh chống ẩm. MDF chống ẩm có cấu tạo không khác gì MDF thường nhưng có thêm phụ gia chống thấm nước. Để có thể nhận biết được MDF chống ẩm, An Cường đã cho thêm chất màu xanh vào.
Trên thị trường có nhiều đơn vị cung cấp những thông tin về MDF lõi xanh chống ẩm là màu xanh là màu sắc của keo chống ẩm. Tuy nhiên, thông tin này hoàn toàn sai bởi màu xanh ở đây chỉ là cách đánh dấu của nhà phân phối An Cường để phân biệt được MDF thường và MDF chống ẩm cũng như MFC thường và MFC chống ẩm.
Gỗ MDF có bề mặt mịn nên rất phù hợp với những sản phẩm nội thất phun sơn trên bề mặt hoặc ép các loại vật liệu khác trên bề mặt đảm bảo tiêu chuẩn tốt, đem lại tính thẩm mỹ cao cho sản phẩm nội thất.
HDF (High Density Fiberboard) được tạo nên từ những cây gỗ ngắn ngày nghiền nhỏ, mịn kiết hợp với phụ gia, thành phần chống ẩm, lực nén, lực ép cực cao, cao hơn cả MDF để tạo thành những tấm gỗ.
Trong những vết cắt tấm gỗ HDF còn tạo được độ “cháy cạnh”. Nếu lưỡi cưa kém sẽ không đạt chất lượng mép cắt. Các tấm HDF thường có kích thước 2000mm x 2400mm và độ dày tiêu chuẩn 3mm, 6mm, 9mm, 12mm, 15mm,… tùy theo yêu cầu.
HDF An Cường có 2 loại: HDF siêu chống ẩm và Black HDF siêu chống ẩm.
Do kết cấu bên trong có mật độ cao hơn các loại MFC, MDF nên gỗ HDF đặc biệt có khả năng chống ẩm tốt hơn. Không những vậy là khả năng cách nhiệt cao nên rất thích hợp sử dụng cho phòng bếp, phòng ngủ,… Theo đánh giá của các chuyên gia, gỗ HDF là giải pháp tuyệt vời cho nội thất trong nhà hoặc ngoài trời,…
Picomat An Cường là một loại nhựa có cấu tạo từ bột nhựa cùng một số chất phụ gia được ép vào nhau, thường được sử dụng cho những khu vực tiếp xúc trực tiếp với nước thường xuyên như phòng vệ sinh, phòng tắm,…
Gỗ nhựa Picomat An Cường có những đặc tính như sau:
Tuy nhiên, Picomat có một nhược điểm là xốp nên khả năng bám ốc vít cực kém. Không nên sử dụng nhựa Picomat làm tủ bếp mà chỉ nên dùng để bọc khoang chậu rửa.
Lớp phủ bề mặt là yếu tố quyết định đến độ bền và tính thẩm mỹ của sản phẩm. Và nó cũng ảnh hưởng nhiều đến giá cả của đồ nội thất. Tiếp tục nội dung bài viết, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn những lớp phủ phổ biến:
Melamine là loại như 1 lớp ảnh phủ lên code gỗ. Tuy nhiên, khi tạo ra sản phẩm nhìn kỹ và cảm nhận bằng tay sẽ có cảm giác bề mặt không mịn nhưng nó lại có khả năng chống trầy xước, mối mọt và cong vênh. Melamine có khoảng 1000 mẫu màu khác nhau.
Veneer là loại lớp phủ bề mặt được tạo nên từ những lát mỏng gỗ tự nhiên. Nó được sử dụng dể dán lên các loại code gỗ. Ngay cả khi nhìn gần hoặc cảm nhận bằng tay thì veneer cũng cho cảm giác thật.
Laminate cũng là một dạng ảnh in lên bề mặt nhựa. Tuy nhiên, nó lại được xử lý làm nhám bề mặt. Bởi vậy có cảm giác thật hơn và bề mặt cao cấp hơn Melamine. Ngoài ra Laminate cũng có khả năng kháng xước cao hơn rất nhiều so với Melamine và có thể nói là tốt nhất trong các loại bề mặt gỗ an cường.
Bề mặt postforming uốn cong giúp laminate có thể làm nhiều sản phẩm đẹp và bền. Ngoài phần làm các hệ mặt bàn, tủ như trên laminate còn được sử dụng vào làm các hệ tủ bếp, ốp tường gia đình, phòng họp, phòng hội trường,…
Acrylic là loại đứng đầu về độ bóng như gương. Vật liệu phủ code gỗ Acrylic có độ bóng sâu và độ phẳng tuyệt đối. Với góc nhìn nghiêng sẽ không thấy ảnh phản chiếu bị cong hay là bị biến dạng. Tuy nhiên, xét về khả năng chống xước thì nó ở mức trung bình.
Trên đây là những thông tin cơ bản về các loại ván gỗ công nghiệp An Cường. Hi vọng bài viết sẽ giúp bạn có những tham khảo hữu ích, để bạn nhanh chóng lựa chọn được loại gỗ nội thất phù hợp. Trong bài viết sau chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật các thông tin liên quan. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Quý vị cũng có thể xem thêm về bộ sưu tập thiết kế nhà đẹp của SHAC tại đây:
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SƠN HÀ (SHAC)
Trụ sở chính: Số 55, đường 22, KĐT Waterfront City, Lê Chân, Hải Phòng
Văn phòng đại diện
Ảnh khác
Bình luận