https://shac.vn/day-moi-la-cach-xac-dinh-huong-nha-chuan-nhat-cho-gia-chu
https://shac.vn/duoc-nghien-cuu-cach-chon-kich-thuoc-cua-phong-thuy-tranh-dieu-xui-xeo
https://shac.vn/hoang-oc-la-gi-va-cach-tinh-hoang-oc-lam-nha-chinh-xac
https://shac.vn/huong-dan-cach-doc-ban-ve-thiet-ke-khach-san-chi-tiet-nhat
https://shac.vn/moi-nhat-next_year-cach-tinh-mat-do-xay-dung-nha-o-chinh-xac-nhat
https://shac.vn/phong-thuy-trong-thiet-ke-noi-that-cho-nguoi-tuoi-hoi-ruoc-tai-loc-day-nha
https://shac.vn/quy-cach-ong-inox
https://shac.vn/quy-cach-ong-thep-tron
https://shac.vn/quy-cach-thep-hinh
https://shac.vn/quy-cach-thep-hop
https://shac.vn/thiet-ke-biet-thu-kieu-phap-4-tang-kien-truc-dep
https://shac.vn/thiet-ke-nha-bep-tren-san-thuong-nen-hay-khong-nen
https://shac.vn/tieu-chuan-thiet-ke-resort-moi-nhat-va-chi-tiet-nhat
https://shac.vn/tieu-chuan-thiet-ke-va-xay-dung-nha-xuong-moi-nhat
https://shac.vn/tuoi-dau-dat-ban-tho-huong-nao-hop-phong-thuy-nhat
https://shac.vn/xay-nha-1-tret-1-lau-khoang-bao-nhieu-tien
https://shac.vn/xem-ngay-huong-bep-dai-cat-cho-gia-chu-tuoi-dinh-mao-1987
Ngày đăng 03/12/2019
Ngày cập nhật 03/12/2019
4.2/5 - (166 bình chọn)

TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM

TCXDVN 355:2005

TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ NHÀ HÁT – PHÒNG KHÁN GIẢ YÊU CẦU KỸ THUẬT DESIGN STANDARDS FOR THEATERS AND AUDIENCE HALLS TECHNICAL REQUIREMENTS

LỜI NÓI ĐẦU

TCXDVN 355: 2005 “Tiêu chuẩn thiết kế nhà hát – phòng khán giả – Yêu cầu kỹ thuật” quy định các yêu cầu kỹ thuật đối với các nhà hát để biểu diễn kịch nói, nhạc kịch, vũ kịch, ca múa nhạc… Tiêu chuẩn TCXDVN 355: 2005 được Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số 35/2005/QĐ-BXD ngày 19 tháng 10 năm 2005.

1. Phạm vi áp dụng:

1.1. Tiêu chuẩn này áp dụng bắt buộc cho các nhà hát để biểu diễn kịch nói, nhạc kịch, vũ kịch, ca múa nhạc… Các thành phần không bắt buộc có chú thích riêng tại từng mục.

1.2. Các yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn này cũng áp dụng cho các nhà hát có chức năng đặc biệt như nhà hát nghệ thuật sân khấu truyền thống (tuồng, chèo, cải lương…), nhà hát sân khấu thể nghiệm… Tuy nhiên trong các trường hợp này cho phép có những ngoại lệ ở phần sân khấu. Phần khán giả áp dụng như các nhà hát ở mục 1.1.

1.3. Tiêu chuẩn này cũng áp dụng cho các phòng khán giả của các tổ hợp công trình như Cung văn hóa, câu lạc bộ, khu du lịch, hội trường, nhà hội nghị… Phần sân khấu chỉ tham khảo, không áp dụng bắt buộc.

1.4. Đối với các công trình biểu diễn có tính chất khác biệt hẳn như nhà hát ngoài trời, nhà hát múa rối, rạp xiếc, phòng hòa nhạc hoặc công trình trùng tu sửa chữa, tiêu chuẩn này được coi như hướng dẫn và tham khảo.

1.5. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các công việc: Lập dự án đầu tư xây dựng, tư vấn thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, đánh giá và xét duyệt các tài liệu nói trên, kiểm tra kỹ thuật và nghiệm thu công trình.

2. Các tiêu chuẩn viện dẫn:

+ TCXDVN 264: 2002: Nhà và công trình – nguyên tắc cơ bản xây dựng công trình để đảm bảo tiếp cận sử dụng.

+ TCVN 2622: 1995: Phòng cháy chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế.

3. Các thuật ngữ và định nghĩa:

3.1. Không gian nhà hát: Là không gian để biểu diễn và thưởng thức nghệ thuật sân khấu. Không gian nhà hát bao gồm hai thành phần:

– Phần sân khấu

– Phần khán giả

a. Phần sân khấu: Là phần công trình phục vụ trực tiếp và gián tiếp cho việc biểu diễn. Phần sân khấu bao gồm hai thành phần:

– Sân khấu: Nơi trực tiếp biểu diễn.

– Phần phục vụ sân khấu: Nơi diễn ra các hoạt động chuẩn bị và phục vụ biểu diễn.

b. Phần khán giả: Là phần công trình phục vụ cho người xem biểu diễn. Phần khán giả bao gồm hai thành phần:

– Phòng khán giả: Nơi khán giả ngồi xem biểu diễn.

– Các không gian phục vụ khán giả.

3.2. Sân khấu: Là nơi trực tiếp biểu diễn nghệ thuật, bao gồm hai thành phần:

– Sàn diễn, sân khấu chính.

– Các không gian phụ trợ.

3.3. Sàn diễn: Là diện tích trên sàn sân khấu, nơi biểu diễn nghệ thuật để khán giả thưởng thức.

3.4. Các không gian phụ trợ: Là các không gian ngay liền kề sàn diễn, nằm trong khu vực sân khấu và trực tiếp phục vụ buổi diễn. Các không gian phụ trợ bao gồm:

– Tiền đài.

– Hố nhạc.

– Các sân khấu phụ, thiên kiều, gầm sân khấu.

3.5. Tiền đài: Là phần diện tích sàn diễn mở rộng về phía khán giả. Khi đóng màn chính thì tiền đài nằm ở phía trước màn chính.

3.6. Hố nhạc: Là phần không gian nằm giữa sân khấu và khán giả, được làm sâu xuống để ban nhạc biểu diễn.

3.7. Các sân khấu phụ: Bao gồm các không gian có kích thước tương đương với sàn diễn để phục vụ việc vận chuyển và xếp dọn các đạo cụ, bài trí sân khấu cũng như phục vụ các thủ pháp sân khấu khác. Các sân khấu phụ nằm ở bên phải, bên trái và phía sau sân khấu chính. Sân khấu phụ phía sau gọi là hậu đài. Dưới sân khấu chính có gầm sân khấu.

3.8. Sân khấu hộp: Là kiểu không gian nhà hát trong đó sân khấu và khán giả ở hai phía đối diện nhau, ngăn chia bởi miệng sân khấu (miệng còn gọi là mặt tranh). Trong tiêu chuẩn này, kiểu nhà hát sân khấu hộp được chọn làm tiêu biểu để xác định các chỉ tiêu kỹ thuật của tiêu chuẩn.

3.9. Mặt tranh: Là mặt phẳng nằm giữa sân khấu và khán giả, qua đó khán giả theo dõi diễn xuất. Mặt tranh có thể xác định bằng kết cấu xây dựng hoặc các vật liệu khác, hoặc xác định bằng các giải pháp ước lệ, ánh sáng, vật thể đánh dấu. Thông thường, mặt tranh chính là miệng sân khấu, nơi treo màn chính của sân khấu.

3.10. Đường đỏ sân khấu: Là đường thẳng giao tuyến giữa mặt tranh và mặt sàn sân khấu. Trung điểm S của đường đỏ sân khấu là điểm nhìn để tính toán thiết kế đảm bảo cho mọi khán giả đều nhìn thấy.

3.11. Độ dốc sàn phòng khán giả: là độ dốc để đảm bảo khán giả ngồi hàng ghế trước không che khuất người ngồi hàng ghế sau.

3.12. Tia nhìn: là đường thẳng từ mắt khán giả ngồi xem kéo tới điểm nhìn S.

3.13. Dàn khung sân khấu: Là hệ thống kết cấu bằng thép, nằm phía sau miệng sân khấu. Dàn khung gồm hai tháp khung thẳng đứng, nằm hai bên mặt tranh và cầu khung nằm ngang ở phía trên mặt tranh. Trên dàn khung lắp các thiết bị kỹ thuật ánh sáng và các thiết bị khác. Trên cầu khung có hành lang đi qua trên miệng sân khấu.

3.14. Thiên kiều (còn gọi là khoang treo): Là phần không gian tiếp tục sân khấu chính theo chiều cao để kéo các phông màn, đạo cụ, bài trí lên cao và thực hiện các thủ pháp biểu diễn. Trong thiên kêìu có các hành lang thao tác và dàn thưa.

3.15. Gầm sân khấu: Là phần không gian tương ứng với sân khấu, nằm ở dưới sàn sân khấu (diện tích tương đương với sân khấu chính) để đặt các thiết bị quay, trượt, nâng hạ, cất phông màn dạng cuộn và làm lối ra hố nhạc.

3.16. Các hành lang thao tác: Là các hành lang hẹp đi vòng quanh các phía tường bao của thiên kêìu và sân khấu phụ để đi lại, thao tác và gắn các thiết bị phục vụ sân khấu.

3.17. Dàn thưa: Là một hệ thống dàn kết cấu và sàn nằm trên điểm cao nhất, dưới mái thiên kiều, dùng để đi lại, thao tác và gắn các thiết bị, chủ yếu là hệ thống pu-li, tời, cáp treo các sào trên sân khấu.

3.18. Các sào treo: Là hệ thống nhiều sào bằng thép hoặc hợp kim, treo trên các cáp. Trên các sào gắn các thiết bị âm thanh, ánh sáng hoặc treo các phông màn bài trí. Nhờ hệ thống các dây cáp, pu-li, tời kéo,c ác sào treo có thể hạ xuống thấp nhất tới mặt sàn sân khấu và kéo lên cao nhất tới dưới dàn thưa.

3.19. Sàn sân khấu di động: Ngoài sân khấu chính, cố định còn có các lọai sàn sân khấu di động:

– Sân khấu quay: Thực hiện chuyển động xoay tròn quanh một tâm, trên mặt phẳng song song với sàn sân khấu hoặc trùng với mặt sàn sân khấu.

– Sàn trượt: Thực hiện chuyển động ngang, trên mặt phẳng song song với mặt sàn sân khấu hoặc trùng với mặt sàn sân khấu.

– Sàn nâng hạ: Một bộ phận sàn sân khấu có thể nâng lên cao hơn hoặc hạ xuống thấp hơn mặt sàn sân khấu. Sàn nâng hạ nếu có kích thước nhỏ gọi là bàn nâng hạ.

Các sàn sân khấu di động dùng để thực hiện ba chức năng chính:

– Vận chuyển các trang thiết bị, bài trí thay cho việc phải khuân vác bằng sức người.

– Thay đổi bài trí, khung cảnh trên sân khấu ngay trong buổi diễn.

– Phục vụ một số thủ pháp diễn xuất.

3.20. Màn ngăn cháy: Là một màn lớn bằng kim loại và vật liệu chịu được cháy nổ, ngăn được áp suất và lửa, khói, khí độc, dùng để ngăn sự truyền lan lửa, khói, khí độc từ phần này sang phần khác trong nhà hát. Màn ngăn cháy thường nằm trên cao, phía trên trần, khi có sự cố, hỏa hoạn thì được hạ xuống. Màn ngăn cháy quan trọng nhất nằm ở vùng miệnt sân khấu để ngăn chia vùng có nguy cơ cháy cao nhất (sân khấu) với vùng cần bảo vệ nhất (khán giả). Trong nhà hát – phòng khán giả quy mô lớn, màn ngăn cháy còn được bố trí ở một số khu vực khác nhằm phần chia, cô lập vùng cháy khi có sự cố.

Thuộc tính TCVN TCXDVN355:2005
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam
Số / ký hiệu TCXDVN355:2005
Cơ quan ban hành Bộ xây dựng
Người ký Không xác định
Ngày ban hành 19/10/2005
Ngày hiệu lực
Lĩnh vực Xây dựng
Tình trạng hiệu lực Không xác định
Tải xuống Để tải vui lòng truy cập website tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại: https://tcvn.gov.vn

Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SƠN HÀ (SHAC)
Trụ sở chính: Số 55, đường 22, KĐT Waterfront City, Lê Chân, Hải Phòng

  • Điện thoại: 0225 2222 555
  • Hotline: 0906 222 555
  • Email: sonha@shac.vn

Văn phòng đại diện

  • Tại Hà Nội: Số 4/172, Ngọc Hồi, Huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội
  • Tại Quảng Ninh: Số 289 P. Giếng Đáy, TP. Hạ Long, Tỉnh. Quảng Ninh
  • Tại Đà Nẵng: Số 51m đường Nguyễn Chí Thanh, P. Thạch Thang. Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
  • Tại Sài Gòn: Số 45 Đường 17 khu B, An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh
  • Xưởng nội thất: Số 45 Thống Trực, Nam Sơn. Kiến An, TP. Hải Phòng
Ngày đăng 03/12/2019
Ngày cập nhật 03/12/2019
400Lượt xem
YÊU CẦU TƯ VẤN

Yêu cầu tư vấn
*Vui lòng để lại thông tin, nhân viên tư vấn sẽ liên hệ lại với quý khách trong thời gian sớm nhất
Tra cứu phong thủy
Xem hướng Nhà
Xem tuổi xây nhà
DỰ TOÁN CHI PHÍ

Bạn có thể tự tính toán chi phí xây dựng bằng phần mềm Dự toán Online của SHAC. Để lên dự trù chi phí xây dựng, hãy truy cập link sau (miễn phí):

Dự toán Chi phí xây dựng

Related Documents

Yêu cầu tư vấn

YÊU CẦU TƯ VẤN Widget

Tìm theo số tầng

Tìm theo mặt tiền

Bài viết mới nhất

Yêu cầu tư vấn

YÊU CẦU TƯ VẤN Widget

Ảnh khác

.
.
0906.222.555