https://shac.vn/thiet-ke-biet-thu-tan-co-dien
https://shac.vn/biet-thu-phap
https://shac.vn/thiet-ke-biet-thu
https://shac.vn/thiet-ke-khach-san-5-sao
https://shac.vn/don-gia-thiet-ke-khach-san-2025-bao-gia-chi-tiet
https://shac.vn/top-10-hinh-anh-khach-san-dep-don-tim-moi-du-khach-nam-2025
tiêu chuẩn khách sạn 6 sao
https://shac.vn/biet-thu-3-tang-chu-l
https://shac.vn/thiet-ke-biet-thu-song-lap
https://shac.vn/thiet-ke-biet-thu-chu-l
https://shac.vn/thiet-ke-biet-thu-co-be-boi
https://shac.vn/gia-vat-lieu-xay-dung-tai-phu-tho
https://shac.vn/gia-vat-lieu-xay-dung-tai-cao-bang
https://shac.vn/gia-vat-lieu-xay-dung-tai-da-nang
https://shac.vn/gia-vat-lieu-xay-dung-tai-ha-giang
https://shac.vn/gia-vat-lieu-xay-dung-tai-ninh-binh
https://shac.vn/phong-connecting-room-la-gi-ma-luon-chay-phong
https://shac.vn/van-ban-phap-luat/tieu-chuan-quoc-gia-tcvn-71952002-ve-ngoi-trang-men
https://shac.vn/van-ban-phap-luat/tieu-chuan-quoc-gia-tcvn-77722007-ve-xe-may-va-thiet-bi-thi-cong-di-dong-phan-loai
https://shac.vn/van-ban-phap-luat/tieu-chuan-quoc-gia-tcvn-79592017-ve-be-tong-nhe-san-pham-be-tong-khi-chung-ap-yeu-cau-ky-thuat
https://shac.vn/van-ban-phap-luat/tieu-chuan-quoc-gia-tcvn-8785-142011-ve-son-va-lop-phu-bao-ve-kim-loai-phuong-phap-thu-trong-dieu-kien-tu-nhien-phan-14-xac-dinh-do-phat-trien-cua-nam-va-tao
https://shac.vn/van-ban-phap-luat/tieu-chuan-quoc-gia-tcvn-8871-42011-ve-vai-dia-ky-thuat-phuong-phap-thu-phan-4-xac-dinh-luc-khang-xuyen-thung-thanh
https://shac.vn/van-ban-phap-luat/tieu-chuan-quoc-gia-tcvn-90342011-ve-vua-va-be-tong-chiu-axit
https://shac.vn/van-ban-phap-luat/tieu-chuan-quoc-gia-tcvn-9067-12012-ve-tam-trai-chong-tham-tren-co-so-bitum-bien-tinh-phuong-phap-thu-phan-1-xac-dinh-tai-trong-keo-dut-va-do-dan-dai-khi-dut
https://shac.vn/van-ban-phap-luat/tieu-chuan-quoc-gia-tcvn-91692012-ve-cong-trinh-thuy-loi-he-thong-tuoi-tieu-quy-trinh-tuoi-nho-giot
https://shac.vn/van-ban-phap-luat/tieu-chuan-quoc-gia-tcvn-93552012-ve-gia-co-nen-dat-yeu-bang-bac-tham-thoat-nuoc
https://shac.vn/van-ban-phap-luat/tieu-chuan-quoc-gia-tcvn-98822013-astm-e308-12-ve-tinh-toan-mau-sac-cho-cac-vat-the-su-dung-he-thong-phan-dinh-mau-cua-uy-ban-quoc-te-ve-chieu-sang-cie
https://shac.vn/van-ban-phap-luat/tieu-chuan-viet-nam-tcvn-26821992-ve-xi-mang-pooclang-yeu-cau-ky-thuat
https://shac.vn/van-ban-phap-luat/tieu-chuan-viet-nam-tcvn-32881979-ve-he-thong-thong-gio-yeu-cau-chung-ve-an-toan
https://shac.vn/van-ban-phap-luat/tieu-chuan-viet-nam-tcvn-54392004-ve-xi-mang-phan-loai-do-bo-khoa-hoc-va-cong-nghe-ban-hanh
https://shac.vn/thiet-ke-khach-san-tan-co-dien-2-sao-tai-phu-yen-giup-kinh-doanh-1-von-4-loi-sh-ks-0074
https://shac.vn/van-ban-phap-luat/quyet-dinh-10-2006-qd-bxd-ngay-6-4-2006-ban-hanh-tcxdvn-239-2006-be-tong-nang-chi-dan-danh-gia-cuong-do-tren-ket-cau-cong-trinh
https://shac.vn/van-ban-phap-luat/quyet-dinh-ve-viec-ban-hanh-quy-che-danh-so-va-gan-bien-so-nha
https://shac.vn/van-ban-phap-luat/tieu-chuan-quoc-gia-tcvn-6150-22003-iso-161-2-1996-ve-ong-nhua-nhiet-deo-dung-de-van-chuyen-chat-long-duong-kinh-ngoai-danh-nghia-va-ap-suat-danh-nghia-phan-2-day-thong-so-theo-he-inch
https://shac.vn/tu-van-thiet-ke-thi-cong-khach-san-dep-chuyen-nghiep
Ngày đăng 10/26/2018
Ngày cập nhật 04/19/2023
4.2/5 - (173 bình chọn)

Tiêu chuẩn thiết kế chung cư và nhà cao tầng là nội dung sẽ được chúng tôi giới thiệu trong bài viết hôm nay. Ngoài các tiêu chuẩn thiết kế khách sạn, tiêu chuẩn thiết kế nội thất khách sạn,… chúng tôi đã chia sẻ trong các bài viết trước, hi vọng nội dung bài viết này sẽ cung cấp đến bạn một cách nhanh chóng nhất những tham khảo hữu ích về thiết kế nhà cao tầng,…

Đây là những nội dung được trích từ TCXDVN 323: 2004. Mời bạn cùng tham khảo.

QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THIẾT KẾ NHÀ CAO TẦNG

Một trong những mẫu thiết kế khách sạn được thực hiện bởi Sơn Hà Architecture
Một trong những mẫu thiết kế khách sạn được thực hiện bởi Sơn Hà Architecture

1, Thiết kế nhà ở cao tầng phải đảm bảo an toàn, bền vững, thích dụng, mỹ quan, phù hợp với điều kiện khí hậu, tự nhiên và nhu cầu sử dụng của cộng đồng.

2, Thiết kế nhà ở cao tầng cần đa dạng về quy mô căn hộ để đáp ứng nhu cầu ở và phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, thuận tiện cho việc sử dụng và quản lý công trình.

3, Thiết kế căn hộ trong nhà ở cao tầng phải đảm bảo các điều kiện về an ninh, chống ồn, tầm nhìn cảnh quan và vệ sinh môi trường đồng thời đảm bảo tính độc lập, khép kín, tiện nghi và an toàn sử dụng.

4, Nhà ở cao tầng cần đảm bảo thuận lợi cho người sử dụng tiếp cận với các trang thiết bị và hệ thống cung cấp dịch vụ như điều hoà không khí, cấp ga, cáp truyền hình, điện thoại, viễn thông, thu gom rác,…

5, Thiết kế nhà ở cao tầng phải tính đến tác động của động đất và gió bão như quy định trong các tiêu chuẩn hiện hành.

  • Có giải pháp thiết kế phù hợp với điều kiện cụ thể của công trình. Nên sử dụng hệ kết cấu bê tông cốt thép toàn khối. Hệ kết cấu chịu lực của nhà ở cao tầng phải rõ ràng, mạch lạc.
  • Nên lựa chọn giải pháp tổ chức mặt bằng và hình khối nhằm đảm bảo tăng độ cứng công trình.

6, Thiết kế kết cấu công trình nhà ở cao tầng phải bảo đảm bền vững, ổn địnhcó biến dạng nằm trong giới hạn cho phép.

7, Việc bố trí khe lún, khe co giãn phải tuân theo các quy định của tiêu chuẩn hiện hành.

8, Kết cấu tường bao che bên ngoài nhà phải đảm bảo an toàn, chống thấm, cách nhiệt và chống ồn.

Có thể bạn quan tâm: Tiêu chuẩn thiết kế đường dốc tầng hầm an toàn nhất

NHỮNG YÊU CẦU VỀ QUY HOẠCH TỔNG THỂ TRONG KHU ĐÔ THỊ MỚI

Những yêu cầu về quy hoạch tổng thể trong khu đô thị mới bạn nên biết
Những yêu cầu về quy hoạch tổng thể trong khu đô thị mới bạn nên biết

1, Khu đất để xây dựng nhà ở cao tầng phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau đây:

  • Phù hợp với quy hoạch được duyệt;
  • Có hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, đáp ứng yêu cầu hiện tại và phát triển trong tương lai;
  • Đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ, thuận tiện cho việc chữa cháy và đảm bảo vệ sinh môi trường.

(Chú ý: Chỉ xây dựng nhà ở cao tầng xen cấy trong các khu đô thị cũ khi đảm bảo có đủ nguồn cung cấp  dịch vụ hạ tầng cho công trình như điện, cấp thoát nước, giao thông và đảm bảo việc đấu nối với kết cấu hạ tầng của khu đô thị)

2, Tuỳ thuộc vào yêu cầu quy hoạch xây dựng, kiến trúc cảnh quan đô thị, nhà ở cao tầng được thiết kế theo độ cao khống chế mà quy hoạch đô thị quy định cho từng vùng.

3, Phải bảo đảm mật độ xây dựng không vượt quá 40% và hệ số sử dụng đất không vượt quá 5,0 khi thiết kế nhà ở cao tầng trong các khu đô thị mới.

4, Các không gian chức năng trong khu đô thị mới bao gồm:

  • Không gian chức năng ở;
  • Không gian chức năng văn hoá, giáo dục;
  • Không gian chức năng dịch vụ, thương mại;
  • Không gian chức năng nghỉ ngơi, giải trí;
  • Không gian chức năng giao thông tĩnh và động;
  • Không gian chức năng quản lý hành chính khu ở;
  • Không gian chức năng làm việc.
  • Hệ thống kỹ thuật hạ tầng.

5, Bố cục nhà ở cao tầng phải đảm bảo các yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy, chiếu sáng, thông gió, chống ồn, khoảng cách ly vệ sinh, đồng thời phù hợp những yêu cầu dưới đây:

  • Giải quyết tốt mối quan hệ giữa việc xây dựng hiện tại và dự kiến phát triển tương lai, giữa công trình xây dựng kiên cố với công trình xây dựng tạm thời;
  • Tận dụng thông gió tự nhiên mát về mùa hè, hạn chế gió lạnh về mùa đông, tránh tạo thành vùng áp lực gió;
  • Thuận tiện cho việc thiết kế đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật: cung cấp điện, nước, thoát nước, trang thiết bị kỹ thuật, thông tin liên lạc, cấp ga, giao thông, sân vườn, cổng và tường rào.

6, Hệ thống thoát nước sinh hoạt và hệ thống thoát nước mưa phải được thiết kế tách riêng.  Nếu hệ thống thoát nước không đấu nối với hệ thống thoát nước chung của đô thị thì nước thải sinh hoạt phải được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi xả ra khu vực thoát nước của đô thị.

7, Tuỳ thuộc vào tổ chức quy hoạch không gian kiến trúc, chiều cao công trình và chiều rộng của lộ giới, khoảng lùi tối thiểu của nhà ở cao tầng không được nhỏ hơn 6m.

8, Khoảng cách giữa các mặt nhà đối diện của hai nhà cao tầng độc lập phải đảm bảo điều kiện thông gió, chiếu sáng tự nhiên, an toàn khi có cháy và không được nhỏ hơn 25m.

  1. Để đảm bảo khoảng cách an toàn phòng chống cháy trong khu nhà ở cao tầng, đường dành cho xe chữa cháy phải có chiều rộng thông thuỷ không nhỏ hơn 3,5m và chiều cao thông thuỷ không nhỏ hơn 4,25m. Cuối đường cụt phải có khoảng trống để quay xe. Kích thước chỗ quay xe không nhỏ hơn 15m x 15m.

10, Khi xây dựng nhà ở cao tầng phải bố trí chỗ để xe. Chỗ để xe có thể đặt trong công trình  hoặc ngoài công trình. Diện tích tính toán chỗ để xe được lấy như sau:

  • Chỗ để xe ô tô: tính từ 4 hộ đến 6 hộ có 1 chỗ để xe với tiêu chuẩn diện tích là 25m2//xe;
  • Chỗ để xe môtô, xe máy: tính 2 xe máy/hộ với tiêu chuẩn diện tích từ 2,5m2/xe đến 3,0m2/xe và 1 xe đạp/hộ với tiêu chuẩn diện tích: 0,9m2/xe.

Xem thêm: Tiêu chuẩn thiết kế nhà cao tầng do Bộ Xây dựng ban hành

NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH NHÀ Ở CAO TẦNG

1, Khi thiết kế nhà ở cao tầng cần phải căn cứ vào các hoạt động trong công trình, đối tượng sử dụng, yếu tố tâm lý, điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện khí hậu tự nhiên và xu thế phát triển nhà ở cao tầng trong tương lai để xác định cơ cấu căn hộ và lựa chọn giải pháp thiết kế cho phù hợp.

2, Các loại không gian chức năng trong nhà ở cao tầng:

  • Không gian chức năng giao tiếp: Sảnh chính vào nhà, sảnh tầng, phòng đa năng (phòng sử dụng cho hoạt động sinh hoạt tập thể, hội họp…);
  • Sảnh chính vào nhà cao tầng phải dễ dàng nhận biết. Sảnh cần được bố trí thêm các chức năng công cộng như thường trực, bảo vệ, chỗ đợi, hòm thư báo của các gia đình,…
  • Trong nhà ở cao tầng cần bố trí phòng đa năng của toà nhà. Phòng đa năng được bố trí ở tầng 1 kết hợp với sảnh hoặc có thể bố trí ở trên mái hoặc trong tầng phục vụ công cộng, được dùng vào các mục đích sinh hoạt hội họp của các tổ chức, đoàn thể, câu lạc bộ hoặc phục vụ các nhu cầu thể thao văn hoá của cộng đồng sống trong ngôi nhà.
  • Tiêu chuẩn diện tích được tính từ 0,8m2/ chỗ ngồi đến 1,0m2/ chỗ ngồi với diện tích không nhỏ hơn 36m2.
  • Sảnh tầng nên có diện tích tối thiểu là 9m2 và được chiếu sáng để phù hợp với các hoạt động giao tiếp hàng ngày.
  • Không gian chức năng dịch vụ công cộng: Dịch vụ sửa chữa đồ dùng gia đình, chỗ để xe chung, các dịch vụ công cộng, văn hoá…;
  • Các không gian chức năng phục vụ công cộng trong nhà ở cao tầng có thể được thiết kế tập trung hoặc phân tán theo các tầng của toà nhà.
  • Tổ chức phục vụ công cộng trong nhà ở cao tầng phải theo đơn nguyên và liên hệ với khả năng phục vụ công cộng trong khu đô thị.
  • Để đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường, trong nhà ở cao tầng không bố trí các cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng, hoá chất, các loại hàng hoá gây ô nhiễm môi trường, các cửa hàng buôn bán vật liệu cháy, nổ, cửa hàng ăn uống công cộng có bếp nấu, nhà tắm công cộng, xông hơi, nhà giặt, nhà vệ sinh công cộng…
  • Không gian chức năng quản lý hành chính: Phòng quản lý hành chính và quản lý kỹ thuật ngôi nhà;
  • Trong nhà ở cao tầng cần phải bố trí phòng cho các nhân viên quản lý nhà, trông giữ xe, bảo vệ, dịch vụ kỹ thuật.
  • Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể mà các không gian trên được bố trí ở tầng hầm hay tầng một của toà nhà. Diện tích phòng làm việc được tính từ 5m2/người đến 6m2/người.
  • Mỗi tầng cần có một phòng kỹ thuật.
  • Không gian chức năng ở của căn hộ
  • Không gian chức năng giao thông: Cầu thang bộ, hành lang, thang máy;
  • Không gian kỹ thuật: Các buồng đặt thiết bị điện, nước , thu gom rác…

YÊU CẦU THIẾT KẾ CẤP THOÁT NƯỚC NHÀ CAO TẦNG

1, Trong nhà ở cao tầng phải thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt và cấp nước chữa cháy như quy định trong tiêu chuẩn hiện hành.

2, Tuỳ theo mức độ tiện nghi, tiêu chuẩn dùng nước trong ngày dùng nước lớn nhất được tính từ 200lít /người/ngày đêm đến 300lít/người/ ngày đêm. Tiêu chuẩn nước chữa cháy lấy 2,5lít/giây/cột và số cột nước chữa cháy bên trong nhà lấy là 2.

3, Cần tận dụng triệt để áp lực đường ống cấp nước bên ngoài. Khi không đủ áp lực, phải thiết kế hệ thống phân vùng cấp nước để đảm bảo lưu lượng và áp lực nước. Áp lực nước làm việc của các dụng cụ vệ sinh trong hệ thống cấp nước sinh hoạt không được lớn hơn 60m. Áp lực tự do thường xuyên của các họng chữa cháy bên trong nhà phải đảm bảo chiều cao cột nước không thấp hơn 6m.

(Chú ý: Đối với khu vực mà áp lực nước không đủ để cung cấp nước cho các họng chữa cháy trong nhà thì cần phải đặt máy bơm để tăng áp và có bộ phận điều khiển từ xa, bố trí ngay tại họng chữa cháy).

4, Phải đảm bảo cấp nước liên tục cho nhu cầu sử dụng nước trong nhà ở cao tầng.

5, Trường hợp không đủ áp lực và lưu lượng nước phải bố trí bể chứa, máy bơm hoặc các thiết bị tăng áp khác.

6, Mạng lưới phân phối của đường ống cấp nước bên trong nhà ở cao tầng được đặt trong tầng hầm, tầng kỹ thuật nhưng không được đặt chung với các đường ống thông gió và thông hơi.

7, Phải có giải pháp chống ồn do hiện tượng va thuỷ lực cho các thiết bị cấp thoát nước như van giảm áp, vòi lấy nước, máy bơm…

8, Để  giảm áp lực nước và tránh lãng phí nước, trên đường ống dẫn nước vào hoặc trên đường ống nhánh dẫn nước tới các điểm lấy nước ở mỗi tầng cần đặt các thiết bị sau:

  • Khi lưu lượng không đổi đặt rông đen (tấm chắn đục lỗ);
  • Khi lưu lượng thay đổi đặt thiết bị điều chỉnh áp lực,

9, Phải đặt két nước áp lực hoặc bể chứa nước trên mái nhà cao tầng để đảm bảo khối lượng nước dự trữ nhằm điều chỉnh chế độ nước không điêù hoà và cấp nước chữa cháy trong thời gian 10 phút. Cần có ống phân phối riêng để đảm bảo lượng nước chữa cháy không bị sử dụng vào mục đích khác.

(Chú ý: Trong mọi trường hợp, dung tích két nước áp lực không được lớn hơn từ  25 m3. Nếu vượt quá quy định phải chia nhỏ để phục vụ cho một khu vực cấp nước nhất định).

10, Tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt được lấy theo tiêu chuẩn cấp nước và được thiết kế theo chế độ tự chảy. Nếu không thể tự chảy ra hệ thống thoát nước bên ngoài phải thiết kế trạm bơm thoát nước. Thiết kế hệ thống thoát nước bên trong cần tuân theo quy định trong tiêu chuẩn hiện hành.

11, Đối với hệ thống thoát nước sinh hoạt cần tách riêng nước phân tiểu và nước tắm rửa, sinh hoạt.

12, Phải thiết kế hệ thống thoát nước mưa trên mái và thoát nước mưa tầng hầm. Hệ thống thoát nước mưa tầng hầm được thu gom tại các hố ga sau đó dùng máy bơm tự động bơm vào hệ thống thoát nước.

13, Cách bố trí phễu thu nước mưa trên mái phải tính toán dựa vào mặt bằng mái, diện tích thu nước cho phép của một phễu thu và kết cấu mái .

YÊU CẦU THIẾT KẾ THÔNG GIÓ VÀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ CHO NHÀ CAO TẦNG

1, Hệ thống thông gió, điều hoà không khí trong nhà ở cao tầng được thiết kế theo quy định của tiêu chuẩn hiện hành.

2, Có thể thiết kế  hệ thống điều hoà  không khí trung tâm cho các không gian phục vụ công cộng trong toà nhà. Hệ thống điều hoà không khí trung tâm có thể là một tổ máy độc lập hoặc không độc lập được đặt tại một vị trí thích hợp với độ dài của tuyến ống dẫn khí đi và về không nên lớn hơn 60m.

3, Đối với các căn hộ ở nên thiết kế hệ thống điều hoà không khí cục bộ . Phải chừa sẵn vị trí lắp đặt các thiết bị điều hoà và các đường ống thu nước từ máy điều hoà để không ảnh hưởng đến  kiến trúc mặt đứng của công trình và vệ sinh môi trường.

4, Khi thiết kế hệ thống thông gió và điều hoà không khí trong nhà ở cao tầng phải đảm bảo các chỉ tiêu giới hạn tiện nghi vi khí hậu trong phòng.

5, Khi thiết kế hệ thống thông gió và điều hoà không khí cần phải có các giải pháp công nghệ, giải pháp kiến trúc và kết cấu một cách hợp lý nhằm đảm bảo yêu cầu vệ sinh, tiêu chuẩn kỹ thuật, tiết kiệm và kinh tế.

6, Để đảm bảo thông gió tự nhiên cần tạo gió xuyên phòng bằng cửa đón gió vào và cửa thoát gió ra.

7, Phải có các giải pháp cách nhiệt, che chắn nắng theo các quy định trong tiêu chuẩn hiện hành.

8, Ống dẫn gió của hệ thống thông gió, điều tiết không khí phải thẳng đứng để thải gió và cấp gió. Các ống đứng này được ghép nối các nhánh ống gió cho mỗi tầng, dùng sức đẩy cơ khí hoặc sức đẩy tự nhiên.

YÊU CẦU THIẾT KẾ ĐIỆN CHIẾU SÁNG, CHỐNG SÉT VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN LIÊN LẠC

1, Thiết kế chiếu sáng cho nhà ở cao tầng phải tuân theo tiêu chuẩn hiện hành về chiếu sáng. Triệt để tận dụng chiếu sáng tự nhiên. Chiếu sáng tự nhiên có thể là chiếu sáng bên, chiếu sáng trên hoặc chiếu sáng hỗn hợp.

(Chú ý: Trường hợp chiếu sáng tự nhiên không đảm bảo phải sử dụng chiếu sáng nhân tạo để chiếu sáng làm việc, chiếu sáng sự cố, chiếu sáng để phân tán người và chiếu sáng bảo vệ).

2, Các giải pháp kiến trúc che chắn nắng không được ảnh hưởng đến chiếu sáng tự nhiên.

3, Tủ phân phối điện cung cấp chiếu sáng trong nhà ở cao tầng phải được bố trí  ở phòng kỹ thuật. Các tủ, bảng điện được đặt ở các tầng để cấp điện cho các căn hộ và  tiện quản lý, sử dụng, sửa chữa và đảm bảo mỹ quan.

4, Việc cung cấp điện từ tủ ,bảng điện tầng đến bảng điện của từng căn hộ phải đi bằng các tuyến dây hoặc cáp điện   dọc theo hành lang và chôn ngầm vào tường. Trường hợp kẹp nổi trong tầng kỹ thuật phải luồn dây qua ống nhựa tự chống cháy hoặc ống thép.

5, Hệ thống chiếu sáng được bảo vệ bằng các áptomát. Các công tắc điều khiển, ổ cắm được lắp ở độ cao 1,20m

6, Tại các khu vực hành lang, cầu thang, sảnh tầng phải bố trí chiếu sáng sự cố và chiếu sáng để phân tán người.

7, Hệ thống đường dây dẫn điện phải được thiết kế độc lập với các hệ thống khác và phải đảm bảo dễ dàng thay thế, sửa chữa khi cần thiết.. Quy định lắp đặt đường dây dẫn điện và thiết bị điện được lấy theo tiêu chuẩn lắp đặt đường dây dẫn điện và thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng.

8, Khi thiết kế nhà ở cao tầng phải đặc biệt chú ý đến các giải pháp chống sét để tránh khả năng bị sét đánh thẳng, chống cảm ứng tĩnh điện và cảm ứng điện từ và chống điện áp cao của sét lan truyền theo hệ đường dây cấp điện hạ áp trong công trình . Khuyến khích sử dụng hệ thống chống sét tiên tiến, bảo đảm thẩm mỹ kiến trúc và chống thấm, dột mái.

9, Việc lựa chọn giải pháp chống sét được tính toán theo yêu cầu trong tiêu chuẩn chống sét hiện hành.

10, Trong nhà ở cao tầng cần phải thiết kế đồng bộ hệ thống thông tin, liên lạc, phát thanh, truyền hình. Trường hợp cần thiết có thêm hệ thống điều khiển từ xa các thiết bị kỹ thuật.

11, Thiết kế, lắp đặt hệ thống thông tin liên lạc, phát thanh truyền hình phải tuân theo quy định của các tiêu chuẩn chuyên ngành có liên quan. Tủ phân cáp được đặt tại các phòng kỹ thuật  xây trên bệ cao 0,5m và được kéo tới các hộp đấu dây đặt tại các tầng. Hộp đấu dây được đặt ở độ cao trên 1,5m.

12, Trong các căn hộ, các ổ cắm điện thoại đặt ngầm trong tường được bố trí ở độ cao 0,5m tuỳ theo kiến trúc nội thất. Mạng thuê bao điện thoại được thiết kế theo sơ đồ nguyên lý mạng hình tia.

13, Toàn bộ dây dẫn được đi ngầm trong tường và kéo ra hộp đấu dây ở các tầng, Từ hộp đấu dây ở các tầng kéo xuống tủ phân cáp đặt ở tầng 1 để đấu ra hệ thống bên ngoài của thành phố.

14, Cho phép bố trí cột ăngten thu sóng truyền thanh, truyền hình trên mái nhà. Trường hợp cần thiết, cho phép bố trí ở tầng giáp mái các thiết bị thu sóng truyền hình. Hệ thống mạng lưới truyền hình từ tủ phân phối đến các căn hộ phải kín, đồng thời phải có giải pháp chống sét cho các cột thu sóng truyền hình.

15, Để đảm bảo an ninh cho toàn bộ toà nhà nên bố trí bộ khoá mã ở lối vào tại sảnh chính.

16, Hệ thống cấp ga, khí đốt tập trung phải tuân theo quy định chuyên ngành có liên quan.

17, Yêu cầu thiết kế  phòng cháy chống cháy (các quy định trong mục này là yêu cầu bắt buộc)

  • Khi thiết kế phòng chống cháy cho nhà ở cao tầng phải tuân theo những quy định trong các tiêu chuẩn hiện hành.
  • Phải tổ chức đường giao thông, hệ thống cấp nước chữa cháy và hệ thống báo cháy trong khu vực nhà ở cao tầng.
  • Nhà ở cao tầng phải được thiết kế với bậc chịu lửa bậc I. Giới hạn chịu lửa tối thiểu của các cấu kiện và vật liệu xây dựng được quy định trong các tiêu chuẩn hiện hành về phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình.
  • Trong nhà ở cao tầng phải chia thành các vùng ngăn cháy hoặc khoang ngăn cháy. Vùng ngăn cháy là khoảng đệm chia ngôi nhà theo suốt chiều rộng (chiều dài) và chiều cao ngôi nhà.
  • Phải đảm bảo khoảng cách an toàn phòng cháy chữa cháy từ cửa căn hộ đến lối thoát nạn gần nhất trong công trình. Khoảng cách từ cửa căn hộ đến lối thoát nạn gần nhất không được lớn hơn 25m.
  • Bố trí chỗ để xe trong toà nhà phải đảm bảo các yêu cầu ngăn cháy và thoát nạn cho người khi có sự cố.
  • Thang thoát hiểm phải thiết kế tiếp giáp với bên ngoài.

Bạn nên xem: Tiêu chuẩn thiết kế thang thoát hiểm mới nhất và đầy đủ nhất

  • Lối thoát nạn được coi là an toàn khi đảm bảo một trong các điều kiện sau:
  • Cầu thang và hành lang thoát hiểm phải đảm bảo các yêu cầu sau:

– Có thông gió điều áp và không bị tụ khói ở buồng thang;

– Có đèn chiếu sáng sự cố.

  • Trong nhà ở cao tầng nên lắp đặt hệ thống báo cháy. Tuỳ thuộc vào mức độ tiện nghi và yêu cầu sử dụng mà lưạ chọn hệ thống báo cháy cho phù hợp.
  • Hệ thống báo cháy tự động được đặt ở trung tâm toà nhà, bao gồm: tủ báo cháy trung tâm, bảng tín hiệu các vùng, đầu báo khói, đầu báo nhiệt và nút báo cháy khẩn cấp. Ngoài ra phải có thiết bị báo cháy bằng tín hiệu âm thanh và thiết bị liên lạc với đội phòng cháy chữa cháy. Yêu cầu kỹ thuật về lắp đặt hệ thống báo cháy phải tuân theo tiêu chuẩn hiện hành.
  • Đầu báo khói, đầu báo nhiệt được lắp đặt cho các khu vực nhà để xe, khu vực công cộng khác và trong các phòng điều khiển điện, phòng điều khiển thang máy.
  • Các thiết bị báo động như loa truyền thanh, còi báo động và các nút báo động khẩn cấp được bố trí tại tất cả các khu vực, ở những nơi dễ thấy, dễ thao tác. dễ truyền tín hiệu báo động và thông báo địa điểm xảy ra hoả hoạn.
  • Các hộp vòi chữa cháy được đặt ở mỗi tầng tại các sảnh cầu thang và phải đảm bảo cung cấp nước chữa cháy khi có cháy xảy ra.
  • Phải bố trí họng chờ chữa cháy bên ngoài nhà. Họng chờ này được lắp đặt để nối hệ thống đường ống chữa cháy bên trong với nguồn cấp nước chữa cháy từ bên ngoài.
  • Trong nhà ở cao tầng phải lắp hệ thống thông gió, hút khói ở hành lang và buồng thang. Những bộ phận của hệ thống này phải làm bằng vật liệu không cháy.
  • Hệ thống thông gió hay thổi gió ở buồng thang phải đảm bảo an toàn cho các thiết bị và cho việc đóng mở cửa sổ.
  • Để đảm bảo yêu cầu thoát người khi có sự cố, phải có giải pháp không cho khói từ thang máy, buồng thang lan vào các tầng và ngược lại.
  • Trong giếng thang máy phải đảm bảo cung cấp không khí bên ngoài từ hệ thống riêng vào phần trên của giếng thang máy khi có cháy xảy ra.
  • Thiết bị thông gió, và thoát khói phải bố trí trong từng hộp thông gió ngăn cách bằng ngăn chống cháy. Phải bố trí tủ chữa cháy và tủ điều khiển ở mỗi tầng.

Quý vị cũng có thể xem thêm về bộ sưu tập thiết kế nhà đẹp của SHAC tại đây:

Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SƠN HÀ (SHAC)
Trụ sở chính: Số 55, đường 22, KĐT Waterfront City, Lê Chân, Hải Phòng

  • Điện thoại: 0225 2222 555
  • Hotline: 0906 222 555
  • Email: sonha@shac.vn

Văn phòng đại diện

  • Tại Hà Nội: Số 4/172, Ngọc Hồi, Huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội
  • Tại Quảng Ninh: Số 289 P. Giếng Đáy, TP. Hạ Long, Tỉnh. Quảng Ninh
  • Tại Đà Nẵng: Số 51m đường Nguyễn Chí Thanh, P. Thạch Thang. Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
  • Tại Sài Gòn: Số 45 Đường 17 khu B, An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh
  • Xưởng nội thất: Số 45 Thống Trực, Nam Sơn. Kiến An, TP. Hải Phòng
4.2/5 - (173 bình chọn)
18522Lượt xem
YÊU CẦU TƯ VẤN

Nhận ưu đãi & tư vấn
🎁 GIẢM NGAY 50% phí thiết kế khi thi công trọn gói 🎁 MIỄN PHÍ kiểm tra giám sát các lần đổ móng, sàn, mái
🎁 MIỄN PHÍ khảo sát hiện trạng đất/nhà 🎁 HỖ TRỢ hồ sơ giấy xin cấp phép xây dựng
🎁 MIỄN PHÍ thiết kế cổng và tường rào 🎁 MIỄN PHÍ tư vấn thiết kế, tư vấn phong thủy

*Vui lòng để lại thông tin, nhân viên tư vấn sẽ liên hệ lại với quý khách trong thời gian sớm nhất

Tra cứu phong thủy
Xem hướng Nhà
Xem tuổi xây nhà
DỰ TOÁN CHI PHÍ

Bạn có thể tự tính toán chi phí xây dựng bằng phần mềm Dự toán Online của SHAC. Để lên dự trù chi phí xây dựng, hãy truy cập link sau (miễn phí):

Dự toán Chi phí xây dựng

Có liên quan

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Yêu cầu tư vấn

YÊU CẦU TƯ VẤN Widget

Tìm theo số tầng

Tìm theo mặt tiền

Bài viết mới nhất

Yêu cầu tư vấn

YÊU CẦU TƯ VẤN Widget

Ảnh khác

.
.
0906.222.555