TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 6525 : 1999
(ISO 4998 : 1996)
THÉP TẤM CÁC BON KẾT CẤU MẠ KẼM
NHÚNG NÓNG LIÊN TỤC
Continuous hot-dip zinc-coated carbon steel sheet of structural quality
Lời nói đầu
TCVN 6525 : 1999 hoàn toàn tương đương với ISO 4998 : 1996.
TCVN 6525 : 1999 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 17 Thép biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.
THÉP TẤM CÁCBON KẾT CẤU MẠ KẼM NHÚNG NÓNG LIÊN TỤC
Continuous hot-dip zinc-coated carbon steel sheet of structural quality
1 Phạm vi áp dụng
1.1 Tiêu chuẩn này áp dụng cho thép tấm các bon kết cấu mạ kẽm nhúng nóng liên tục với các mác được ghi trong bảng 2. Sản phẩm này được dùng để chế tạo các kết cấu yêu cầu cơ tính cao. Nó cũng được áp dụng cho những nơi cần có độ bền ăn mòn tốt và được sản xuất để mạ như được nêu trong bảng 3. Trong các điều kiện khí quyển, khả năng bảo vệ tỷ lệ thuận với khối lượng của chất mạ. Khối lượng chất mạ được qui định phải tương ứng với tuổi thọ yêu cầu, độ dầy của kim loại nền với các yêu cầu tạo hình tiếp theo. Lớp mạ được biểu thị bằng tổng chất mạ ở cả hai mặt tính bằng gam trên mét vuông. Một hệ thống tên gọi bao gồm tên gọi chất mạ, điều kiện mạ và mác thép (xem điều 4). Có nhiều kiểu mạ kẽm tùy thuộc vào mục đích sử dụng (xem 3.2).
1.2 Thép tấm các bon kết cấu mạ kẽm được sản xuất với chiều dày sau khi mạ từ 0,25 mm đến 5 mm và chiều rộng từ 600 mm trở lên ở dạng cuộn hay dạng tấm. Thép tấm mạ kẽm có chiều rộng nhỏ hơn 600 mm có thể được xẻ (cắt) từ tấm rộng và được xem là tấm.
Chú thích 1 – Chiều dày nhỏ hơn 0,4 mm có thể không có đối với các mác thép 220, 250, 280 và 320.
1.3 Tiêu chuẩn này không áp dụng cho thép chất lượng thương mại, thép tạo hình kín hoặc thép dập. Các thép này được nêu trong ISO 35751).
2 Tiêu chuẩn viện dẫn
ISO 1460 : 1973, Lớp phủ kim loại – Mạ điện nhúng nóng kim loại đen – Xác định khối lượng trên đơn vị thể tích – Phương pháp khối lượng.
ISO 6892 : 1984, Vật liệu kim loại – Thử kéo
ISO 7438 : 1985, Vật liệu kim loại – Thử uốn.
3 Định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các định nghĩa sau:
3.1 Thép tấm mạ kẽm nhúng nóng liên tục: Sản phẩm nhận được bằng cách mạ nhúng kẽm các cuộn thép cán nguội hoặc cuộn thép cán nóng đã được làm sạch bề mặt trên một dây chuyền mạ kẽm liên tục để sản xuất thép cuộn mạ kẽm hay thép tấm mạ kẽm.
3.2 Các dạng mạ kẽm
3.2.1 Mạ trang kim: Kiểu lớp mạ được tạo thành từ kết quả của sự phát triển không hạn chế của các tinh thể kẽm trong quá trình đông đặc thông thường. Dạng mạ này được ký hiệu là Z có ánh kim và là dạng được cung cấp thông dụng cho nhiều lĩnh vực sử dụng khác nhau.
3.2.2 Mạ trang kim tối thiểu: Kiểu lớp mạ nhận được bằng cách tạo trang kim một cách hạn chế trong quá trình đông đặc kẽm. Sản phẩm này có thể có sự không đồng đều bề mặt trong một cuộn hay giữa các cuộn. Thông thường được cung cấp ở các ký hiệu Z350 M hoặc E, Z 275 M hoặc E, Z 200 M hoặc E và Z 180 M hoặc E trong dải chiều dày từ 0,40 mm đến 3 mm.
3.2.3 Mạ hợp kim kẽm-sắt: Kiểu mạ nhận được bằng quá trình chế biến thép tấm mạ kẽm sao cho lớp mạ được tạo thành trên kim loại nền là hợp kim kẽm-sắt. Sản phẩm này được ký hiệu là ZF không có ánh kim, thường có màu xám tối và đối với một số lĩnh vực áp dụng nó có thể thích hợp để sơn trực tiếp (ngay lập tức) mà không cần phải gia công thêm trừ việc làm sạch thông thường. Lớp mạ hợp kim kẽm-sắt có thể tạo ra bột trong quá trình tạo hình (khắt khe) mạnh.
3.2.4 Mạ lệch: Kiểu mạ có một khối lượng chất mạ nhất định ở một mặt và một lượng chất mạ ít hơn nhiều ở mặt bên kia.
3.3 Cán là (Skin pass): Cán nguội nhẹ thép tấm mạ kẽm. Nếu vật liệu được yêu cầu phải cán là thì phải được đặt hàng với điều kiện kết thúc “cực phẳng”. Cán là bề mặt để đạt một hoặc nhiều mục đích sau đây:
a) Để sản xuất các loại thép tấm được cung cấp với ký hiệu mạ Z 350, Z275, Z 200, Z 180, Z 100, Z001, ZF 180, ZF 100 và ZF 001 với độ phẳng bề mặt cao hơn và để cải thiện mầu sắc bề mặt hoặc cải thiện khả năng sơn trang trí.
Quá trình này có thể ảnh hưởng ở mức độ khác nhau đến tính dẻo của kim loại nền.
Mạ kẽm được định nghĩa ở 3.2 có thể có màu sắc bề mặt thay đổi và không thích hợp cho việc sơn trang trí.
b) Để giảm thiểu việc xảy ra tạm thời các điều kiện được biết như dải biến dạng (các dải luder) hay các rãnh trong quá trình chế tạo các chi tiết cuối cùng.
4 Hệ thống ký hiệu – Mạ kẽm và mác
Mạ kẽm trang kim bằng cách nhúng nóng liên tục thông thường được ký hiệu là “Z” và mạ hợp kim được ký hiệu là “ZF” như được nêu lên trong bảng 3. Ký hiệu khối lượng chất mạ được biểu hiện bằng 3 chữ số sau “Z” hay “ZF”. Nếu sản phẩm được cán là bề mặt thì dùng ký hiệu “S” để chỉ điều kiện mạ. Nếu sản phẩm không được cán là bề mặt thì dùng ký hiệu “N” đối với mạ thông thường (như được sản xuất). Ký hiệu “M” tiếp theo sau ký hiệu khối lượng chất mạ được dùng để chỉ mạ trang kim tối thiểu và “E” để chỉ mạ trang kim tối thiểu và cán là bề mặt. Ba số cuối cùng chỉ mác thép như trong bảng 2. Ví dụ về ký hiệu đầy đủ bao gồm kiểu mạ, khối lượng chất mạ, điều kiện mạ và mác thép là Z 275 M 250. Điều này là sự kết hợp như sau:
Z = mạ kẽm
275 = ký hiệu khối lượng chất mạ (trong bảng 3)
M = mạ trang kim tối thiểu
250 = mác thép (xem bảng 2).
Thuộc tính TCVN TCVN6525:1999 | |
---|---|
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Số / ký hiệu | TCVN6525:1999 |
Cơ quan ban hành | Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường |
Người ký | Không xác định |
Ngày ban hành | |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Công nghiệp |
Tình trạng hiệu lực | Không xác định |
Tải xuống | Để tải vui lòng truy cập website tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại: https://tcvn.gov.vn |
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SƠN HÀ (SHAC)
Trụ sở chính: Số 55, đường 22, KĐT Waterfront City, Lê Chân, Hải Phòng
Văn phòng đại diện
Ảnh khác