Trong giải pháp thiết kế xây dựng nhà ở hiện nay, giếng trời và tiểu cảnh có vai trò quan trọng về mặt kiến trúc lẫn phong thủy giúp cải thiến khôn gian sống, góp phần mang đến tài lộc và thuận lợi cho ngôi nhà. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách thiết kế giếng trời và tiểu cảnh phong thủy giúp ngôi nhà hút phúc khí.
Trong bài viết hôm nay, chúng tôi xin được chia sẻ đến những vấn đề phong thủy về giếng trời và tiểu cảnh cùng những nguyên tắc thiết kế giúp gia chủ tạo nên được không gian sống đẹp và thoải mái nhất.
NỘI DUNG CHÍNH
Như trên chúng tôi đã chia sẻ, giếng trời là một bộ phận trong kiến trúc của các ngôi nhà hiện đại và mang những ý nghĩa về kiến trúc và phong thủy.
Bạn nên xem: Chuyên gia thiết kế nhà bật mí: Tại sao nên bố trí giếng trời kết hợp cầu thang?
Những căn nhà diện tích rộng như nông thông bố trí dễ dàng hơn những ngôi nhà thuộc khu vực thành phố (đặc biệt là nhà không vuông vức).
Vị trí đặt giữa ngôi nhà được xem giếng trời phong thủy tốt nhất bởi về kiến trúc lấy sáng, không khí và lan tỏa nhất. Về phong thủy thì nó cân bằng được năng lượng bởi trung cung (trung tâm) của mặt bằng nhà nơi được xem là thuộc hành Thổ và cân bằng với các hành khác theo 1 trong 2 nguyên tắc:
Trong phong thủy của giếng trời thì 4 hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa đều lấy Thổ làm cầu nối để có thể tăng giảm hay tương tác với nhau thông qua các yếu tố: màu sắc, kiểu dáng, vật liệu mà tạo nên một không gian cân bằng sinh khí tốt nhất cho gia chủ.
Nếu như vị trí của giếng trời không đặt ở trung cung thì có thể đặt ở vị trí khác cho hợp phong thủy và mặt bằng như:
Phong thủy và giếng trời không quá mức khắt khe nó phụ thuộc vào không gian, kiến trúc, công năng.
Nhìn chung, bố trí ngũ hành cho giếng trời cần quan sát không gian bên cạnh là không gian gì, có đặc tính ngũ hành nào để điều chỉnh và dùng chất liệu cho phù hợp với quy luật ngũ hành âm dương. Đồng thời, nên lưu ý đến việc kích hoạt các luồng sinh khí tốt nhờ tiểu cảnh phong thủy trong nhà ở.
Không gian kiến trúc có giếng trời (đặc biệt là nhà phố, phân lô, nhà ống,…) sẽ giúp tăng thêm vẻ đẹp. Đồng thời mang gió, ánh sáng tự nhiên giúp tối ưu môi trường sống, tiết kiệm năng lượng cho gia chủ. Không những thế, nếu biết cách thiết kế giếng trời hợp với phong thủy thì nó còn có thể mang lại vận khí hưng thịnh, tài lộc, may mắn đến gia đình.
Thiết kế đảm bảo về cấu trúc lấy sáng và thông gió tốt giúp nhà phố rộng và thoáng, sang trọng, mới mẻ, có sức sống hơn. Do đó, việc tạo làm các mẫu giếng trời phong thủy chủ yếu là việc lựa chọn vị trí phù hợp tăng vẻ đẹp, tiện nghi cho không gian như:
Có thể bạn quan tâm: Kinh nghiệm xây giếng trời đơn giản và hợp phong thủy cho nhà ống
Việc đưa tiểu cảnh vào trong nhà là cách để tạo nên một không gian đẹp, xanh mát và thoải mái hơn cho người sử dụng. Về mặt phong thủy tiểu cảnh trong nhà sẽ giúp điều hòa âm dương nếu như nó được bố trí đúng cách. Thiết kế tiểu cảnh phong thủy trong nhà có thể thấy nhiều các trang trí như phong thủy và phân thành 2 nhóm theo vật liệu đó là:
Về cơ bản làm tiểu cảnh hợp phong thủy sẽ có sự kết hợp giữa tiểu cảnh khô và ướt đặt ở các vị trí khác nhau trong nhà. Trong đó, khu vực có giếng trời được xem là hợp lý nhất để tạo tiểu cảnh sinh động, có giá trị về phong thủy nhất. Bởi nó có ánh sáng, gió tự nhiên giúp tạo tiểu cảnh đẹp, đảm bảo bảo mang thiên nhiên vào nhà và cân bằng vận khí hiệu quả.
Về không gian bố trí tiểu cảnh thường là phòng khách, bếp ăn gầm cầu thang, vị trí trung tâm của mặt bằng bởi nơi đây là nơi mọi người thường sinh hoạt hàng ngày và dễ quan sát nhất.
Phong thủy cho tiểu cảnh trong nhà thường sử dụng đầy đủ các yếu tố khô và ướt từ tạo nên cách bố trí phong thủy tiểu cảnh non bộ có cây phong thủy theo tuổi hay đá sỏi, thác nước, thả cá đa dạng.
Nếu là một không gian nhỏ tiểu cảnh có thể giảm bớt các vật liệu và lựa chọn các vật trang trí cỡ nhỏ chỉ cần một góc có bồn nước, cây cảnh mini, hoa nhỏ, ít đá sỏi mà không cần non bộ,… cũng đủ giúp mang lại không gian đẹp.
Đối với những khu vực dưới giếng trời, có ánh sáng tự nhiên tốt và diện tích rộng có thể tạo tiểu cảnh như một khu vườn thu nhỏ với các loại cây tre trúc, hoa, cá lượn trong hồ nước,…
Phụ thuộc vào cấu trúc không gian để có thể tạo nên những tiểu cảnh phong thủy đẹp trong nhà giúp bạn có được khu vườn thu nhỏ đem hơi thở của thiên nhiên vào nhà.
Bên cạnh việc xây dựng phong thủy tiểu cảnh trong nhà thì với một không gian sống có chút sân vườn không xây dựng bạn cũng có thể biến đó thành khu vực đảm bảo đầy đủ các yếu tố của phong thủy tiểu cảnh sân vườn hấp dẫn, xanh mát, hút gió, vận khí tốt, đậm chất sinh thái hút tiền tài, cải thiện sức khỏe.
Chúng tôi xin chia sẻ thêm rằng không gian tiểu cảnh sân vườn có thể được bố trí ở bất cứ khu vực nào ở ngoài nhà từ sân trước, sân sau tới sân thượng nhưng sẽ cần chọn đúng hướng, thiết kế đảm bảo mô hình âm và dương theo nguyên lý tương sinh, tránh tương khắc trong ngũ hành.
Sau đây sẽ là một số lưu ý quan trọng về phong thủy mà các chuyên gia khuyên bạn không nên bỏ qua:
Hướng sân vườn là hướng mà gia chủ vào vườn. Thường hướng mở cổng lối đi vào vườn tốt nhất là hướng Nam chủ về cát khí, giúp mang lại năng lượng, may mắn và cũng thường bố trí thiết kế theo hình chim Phượng Hoàng để tăng năng lượng dương.
Đáng kể, mỗi hướng vào vườn lại thu hút năng lượng khác nhau. Cũng theo các chuyên gia, hướng tốt nhất theo phong thủy là hướng Nam và Đông.
Bên cạnh cách chọn hướng sân vườn tiểu cảnh trên thì có thể chọn theo nguyên tắc Tứ Linh trong đó lấy nhà làm trọng tâm.
Cần có một lối đi vào vườn qua cổng chính của vườn nhà và tránh sử dụng lối đi tắc. Những khúc quanh co sẽ tốt và hợp với phong thủy so với đường thẳng.
Vị trí bố trí tiểu cảnh sân vườn hợp phong thủy cần được sắp theo sơ đồ, bố cục của bát quái đồ để xác định cung vụ trồng cây, tạo cảnh, chức năng sân vườn giúp có được không gian tiểu cảnh đẹp, manglại vận trình tốt.
Trường hợp nhà có 2 vườn trước sau không có mối liên hệ nào thì thì đặt bát quái đồ ở tâm xây dựng vườn độc lập với nhau. Nếu 2 vườn có liên hệ với nhau cùng với nhà đặt bát quái đồ với tâm là tâm khu đất, hướng cung danh vọng trùng với hướng cổng; ngược lại, hai vườn tách biệt nhau thì mỗi vườn được xét riêng biệt.
Nếu có một khu vườn rộng thì bạn cũng không nên làm cổng quá rộng sẽ làm khí xuất nhập nhanh, không kiểm soát được. Nên làm cổng cân đối và sử dụng song thưa để đảm bảo về mặt luân chuyển khí tốt.
Vật liệu, sơn cổng cổng cho sân vườn có thể lựa chọn theo mệnh của gia chủ để hợp phong thủy. Ngoài ra rào tường không quá cao, hoặc gần so với ngôi nhà làm mất cân đối về năng lượng hướng khí xấu vào nhà.
Tiểu cảnh sân vườn cần đảm bảo được yếu tố cân bằng âm dương: có ánh sáng tốt, cây cối, sắc hoa rực rỡ nhưng cũng đủ tán để tạo ra sự râm mát.
Nên lưu ý đến yếu tố màu sắc, kiểu dáng, vật liệu tạo tiểu cảnh sân vườn sao cho đảm bảo quy tắc về ngũ hành: Ao hồ (Thủy), tượng đồng (Kim), cây cối (Mộc), đất (Thổ), màu sắc đỏ, cam (Hỏa) giúp việc kết hợp thuận lợi tránh kết hợp cung mệnh xung khắc và ưu tiên lựa chọn sự kết hợp các cung ngũ hành tương sinh.
Trên đây là toàn bộ những lưu ý về cách bố trí, thiết kế giếng trời, tiểu cảnh trong nhà, sân vườn hợp phong thủy chúng tôi tổng hợp được từ các chuyên gia phong thủy. Chúc bạn có được những tham khảo hữu ích.
Quý vị cũng có thể xem thêm về bộ sưu tập thiết kế nhà đẹp của SHAC tại đây:
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SƠN HÀ (SHAC)
Trụ sở chính: Số 55, đường 22, KĐT Waterfront City, Lê Chân, Hải Phòng
Văn phòng đại diện
Ảnh khác
Bình luận