Ngày đăng 07/17/2019
Ngày cập nhật 08/26/2023
4/5 - (133 bình chọn)

Những mẫu nhà phố đẹp các phong cách hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều tại các đô thị Việt Nam. Khi quỹ đất ngày càng hạn hẹp thì thiết kế nhà phố là lựa chọn phù hợp hơn cả cho gia chủ, đảm bảo được cả công năng và thẩm mỹ. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi xin được giới thiệu đến bạn những mẫu thiết kế nhà phố rinh tài lộc với cổng, cửa, hành lang và các phòng bố trí phong thủy.

Mẫu thiết kế nhà phố rinh tài lộc với cổng cửa, hành lang và bố trí các phòng phong thủy
Mẫu thiết kế nhà phố rinh tài lộc với cổng cửa, hành lang và bố trí các phòng phong thủy

Mời bạn cùng tham khảo và có được giải pháp thiết kế phù hợp, mang lại cho mình và các thành viên trong gia đình không gian sống như ý muốn.

CÁCH THIẾT KẾ NHÀ ỐNG NHÀ PHỐ HỢP PHONG THỦY VÀ DỄ THỰC HIỆN

1, Đặc trưng cơ bản của nhà phố

Hiểu một cách đơn giản, nhà ống là loại hình nhà phổ biến đặc biệt ở khu vực thành thị với diện tích xây dựng hạn chế (thường là đất phân lô mặt phố). Vì vậy, việc thiết kế các mẫu nhà ống là giải Pháp duy nhất cho không gian nhà hẹp chiều ngang, chiều sâu lớn.

Đặc trưng của các thiết kế nhà ống là đa phần chỉ có 1 mặt tiền, xung quanh bị bao bọc áp sát bởi các căn nhà khác. Cũng bởi đặc trưng này mà không gian nhà ống thường hạn chế về khả năng lấy sáng và gió. Không những thế, phong thủy sẽ thiếu cân đối, hài hòa nếu như không biết cách lựa chọn thiết kế nhà ống hợp phong thủy. Vì vậy, việc xem phong thủy nhà ống đẹp là cần thiết để có những cách bố trí phong thủy cho nhà ống hợp mang lại tài vận tốt lành, tránh phạm những kiêng kỵ.

2, Kích thước nhà ống theo phong thủy

Phong thủy trong xây dựng nhà ống theo quan niệm truyền thống cần được tính toán kỹ lưỡng từ tổng thể diện tích dài rộng của căn nhà, từng không gian phòng ngủ, thờ, khách, bếp, chiều rộng hành lang,…

Cũng theo quan niệm phong thủy, kích thước nhà ở ảnh hưởng đến yếu tố may mắn, tài vận của căn nhà. Thậm chí kích thước cột kèo, cửa chính, phụ, cửa sổ cũng được tính toán để đảm bảo có được chiều dài, chiều rộng chuẩn nhất.

Thiết kế nhà phố cần được tính toán kỹ lưỡng từ tổng thể đến tiểu tiết
Thiết kế nhà phố cần được tính toán kỹ lưỡng từ tổng thể đến tiểu tiết

Kích thước nhà ở nói riêng và kích thước chiều rộng, dài nhà ống theo phong thủy được tính dựa theo đơn vị đo chiều dài là bước. Trong đó 1 bước = thước 5 tấc, 1 thước = 0.4m tương đương với 1 bước = 1.8m theo thước gỗ của bộ công thời cổ đại.

Mỗi bước sẽ tương ứng với 1 trực trong 12 trực đó là: 1 bước trực Kiến, tương tự từ 1 đến 12 bước là các trực: 1 Kiến, 2 Trừ, 3 Mã, 4 Bình, 5 Định, 6 Chấp, 7 Phá, 8 Nguyên, 9 Thành, 10 Thu (Thâu), 11 Khai, 12 Bế.

Mỗi trực có ý nghĩa khác nhau, có trực tốt và có trực xấu và thường chiều rộng, chiều dài nhà ống theo phong thủy được tính dựa vào:

  • Chiều rộng nhà ống: không phạm các trực mãn, bình, thu, bế
  • Chiều dài nhà ống theo phong thủy: số bước trong nhà hợp với trừ, định, chấp, nguy, khai, kiến sẽ may mắn.

Dựa vào tính toán quy đổi theo đơn vị bước cổ xưa thì được quy đổi ra đơn vị “mét” thước đo hiện đại thì (chiều sâu) chiều dài nhà chuẩn phong thủy, mang thịnh vượng, may mắn là: 3.6m, 9m, 10.8m, 14.4m, 19.8m. Hoặc trong điều kiện thực tế nếu không đạt được các kích thước đẹp nhất trên thì chỉ cần tính toán để không phạm phải các trực Mãn, Bình, Thu (Thâu, Bế).

Hiện nay, các thước đo chiều dài kéo cũng có ghi gõ các trực trên thước để người dùng không phải vất vả tính toán quy đổi mà có thể đo ngay ra được các kích thước chiều dài chiều rộng nhà đẹp nhất.

Mặt khác, hiện nay với nhiều người kích thước chiều rộng, chiều dài nhà ống hay các loại nhà khác theo phong thủy không còn quá quan trọng mà chỉ cần đảm bảo tính thẩm mỹ, hợp với với kích thước đất xây dựng thực tế và chỉ cần chú ý đến kích thước thông thủy trong nhà (kích thước cửa cổng, giếng trời) là đã đảm bảo về phong thủy.

3, Những vấn đề phong thủy mái nhà ống

Mái nhà không chỉ có chức năng che mưa, che nắng và tăng tính thẩm mỹ cho không gian mà còn có thể tạo ra nền tảng phong thủy tốt cho nhà ở.

Phong thủy mái nhà được xem là nơi có thể tụ khí nên ảnh hưởng tới cuộc sống, vận mệnh của các thành viên trong nhà. Vì vậy, trong phong thủy, ngôi nhà nào cũng không chỉ quan tâm tới vấn đề thẩm mỹ, tính năng mà sẽ cần có được thiết kế mái hợp phong thủy.

Nhà và mái nhà có tương quan tốt bởi mái nhà là hành Hỏa còn phía dưới là hành Mộc
Nhà và mái nhà có tương quan tốt bởi mái nhà là hành Hỏa còn phía dưới là hành Mộc

Theo phong thủy ngũ hành, nhà và mái nhà có tương quan khá tốt bởi mái nhà là hành Hỏa còn không gian nhà phía dưới là hành Mộc, mà Mộc sinh Hỏa thì khá tốt. Vì vậy, độ nhọn của mái sẽ có tác động đến phong thủy mái nhà ống, mái không nên quá nhọn khiến Hỏa quá vượng (hỏa khí xung thiên), dễ gây căng thẳng trong gia đình, tâm lý nóng vội. Độ dốc của mái nhà hợp lý nên dưới 45 độ là tốt nhất.

4, Cổng, cửa nhà ống hợp phong thủy

Một thực tế là những ngôi nhà ống đẹp theo phong thủy không thể không tính toán đến yếu tố cổng và cửa nhà đảm bảo các tiêu chí phong thủy bởi nó là nơi đón nhận năng lượng cho toàn bộ không gian. Tuy nhiên, do mặt bằng không gian xây dựng nhà ống rất khó để thay đổi hướng cửa, cổng nhà ống nhà theo phong thủy bởi chỉ có 1 mặt tiền hoặc nhiều nhất là 2 mặt tiền để mở cửa.

Do vậy, việc bố trí phong thủy cổng nhà ống, cửa nhà ống phải được tính toán kỹ và dựa trên các nguyên tắc sau:

  • Cửa nhà ống hợp phong thuỷ cần tránh mở các cửa đối diện nhau, thẳng nhau. Đặc biệt là có tới 3 bộ cửa thẳng nhau sẽ khiến tạo nên ống hút khí gây mất căn bằng âm dương.
  • Cửa nhà ống không nên giống nhau ở tất cả các tầng vì mỗi không gian nhà ở sẽ có hướng hút khí khác nhau, gió trên cao lớn, hay bị che lấp. Vậy nên bố trí cửa theo thực tế không nên theo khuôn mẫu giống nhau ở bất cứ tầng nào.
  • Lựa chọn kích thước cửa khác nhau theo từng không gian phòng như nên bố trí chiều dài, chiều rộng cửa chính nhà ống lớn hơn so với các cửa phòng ngủ, phòng làm việc,… Cửa nhà ống khu vực cầu thang, hành lang,lối vào phòng tránh mở nhiều cửa hoặc kích thước cửa rộng quá dễ hút gió quá mức.
  • Phòng ngủ có cửa ra ban công nên bố trí cửa ở cuối chân giường
  • Cửa ra vào phòng vệ sinh tránh mở ngay ở đầu giường hay phòng ăn…
  • Cửa phòng thờ tránh thẳng với sân phơi, giặt giũ.
  • Cửa phòng thờ mà bước thẳng ra sân phơi hoặc nơi giặt giũ thì vừa thiếu tôn nghiêm lại không phù hợp khi sử dụng.
  • Nhà ống có sân rộng thì cổng nhà ống và cửa chính nên tránh thẳng hàng mà nên bố trí lệch nhau.
  • Cửa bếp tránh thẳng với miêng bếp nấu.
  • Nếu bố trí nhà để xe trước nhà ống nên làm thêm của phụ hoặc rào thấp để tạo sự tắc biệt không gian và giúp tăng khí tốt, giảm tác động xấu từ khu vực để xe, khí thải không tốt về phong thủy.

5, Phong thủy mặt tiền nhà ống

Chúng ta đều biết rằng mặt tiền nhà ở là diện mạo của toàn bộ căn nhà. Xét trên phương diện phong thủy, mặt tiền nhà ống có thể ảnh hưởng tới công danh, tài lộc, cuộc sống của gia chủ và các thành viên của gia đình. Do đó, việc xem phong thủy mặt tiền nhà ống để có cách bố trí phù hợp là cần thiết.

Mặt tiền nhà ống có thể ảnh hưởng tới công danh, tài lộc, cuộc sống của gia chủ
Mặt tiền nhà ống có thể ảnh hưởng tới công danh, tài lộc, cuộc sống của gia chủ

Theo các chuyên gia phong thủy, khi trang trí mặt tiền nhà phố cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Bố trí hài hòa các chi tiết và đặc biệt tránh trang trí quá cầu kỳ phức tạp khiến cho nó không đạt được thẩm mỹ và tạo nên vận khí không tốt cho gia chủ.
  • Việc trang trí mặt tiền nên quan tâm tới các hình thế chuẩn thẩm mỹ và đảm bảo phù hợp với hình dạng theo ngũ hành với tuổi mệnh gia chủ như: mệnh thủy (lượn sóng, mệnh hỏa nhọn) tránh nặng nề,…
  • Tránh trang trí, sơn màu,… mà khi nhìn vào nó các hình dạng không may mắn như: chữ L ngược, chữ X, tam giác, chữ Z vì đây là các hình thế không tốt về mặt phong thủy nhà ở.
  • Cân đối kỹ lưỡng với khung cảnh xung quanh: Phù hợp với địa hình, địa thế, cây xanh,… để không gian mặt tiền nhà ống trở nên sinh động, hấp dẫn và cân bằng không gian, tốt cho vận phong thủy.

6, Thiết kế cầu thang nhà ống hợp phong thủy

Cầu thang là một trong những yếu tố quan trọng trong thiết kế nhà nói chung bởi nó được xem là điểm tụ khí của không gian. Vì vậy trong phong thủy cầu thang nhà ống sẽ cần quan tâm đến chiều dài cầu thang nhà ống tức số bậc như thế nào là chuẩn theo phong thủy.

  • Đối với nhà ống khu vực giữa nhà nên tránh đặt cầu thang: Khu vực trung cung (giữa nhà)đây là khu vực thuộc hành thổ và cai quản các cung còn lại trong. Trong khí đó, cầu thang đi lên thuộc tính hành Mộc khắc Thổ (trung cung) nên tránh.
  • Cầu thang nhà ống hợp phong thủy nên bố trí theo chiều dọc nhà để tiết kiệm không gian và hợp phong thủy.
  • Cầu thang sẽ được áp dụng theo quy tắc tính bậc cầu thang cho nhà ở với bất cứ loại nhà. Theo phong thủy nhà ở sổ bậc cầu thang nhà ở nên thuộc cung “sinh” là tốt nhất. Quy ước cách tính bậc cầu thang đó là: Bậc 1 Sinh, 2 lão, 3 bệnh, 4 tử và hết vòng thì quan Lại. Nói cách khác công thức tính bậc cầu thang phong thủy cho nhà ống, nhà biệt thự, nhà vuông.. sẽ như nhau đó là: 4n+1.
  • Cần lưu ý cần nhớ khi chọn số bậc cầu thang đối với nhà nhiều tầng đó là tránh bậc sinh quá nhiều bởi sinh quá nhiều thì thành sát khí.
  • Ngoài yếu tố số bậc thì cũng cần tính toán đến cách bố trí bậc cầu thang lên xuống thuận lợi thoải mái, an toàn khi sử dụng theo khoa học:
  • Chiều rộng cầu thang: 0,9 đến 1,2m
  • Độ dốc cầu thang không quá dốc: nên tính theo tính theo công thức 2h + b = 60cm (h là chiều cao bậc thang; b chiều rộng bậc thang). Thường độ cao của bậc cầu hang là từ 15c – 18cm và bề rộng của mặt bậc cầu thang 24 – 30cm.

TỔNG QUAN VỀ PHONG THỦY CÁC PHÒNG TRONG NHÀ ỐNG NHÀ PHỐ NÓI CHUNG

Một ngôi nhà ống đẹp không thể bỏ qua yếu tố cấu trúc bố trí mặt bằng nhà ống vì tùy vào từng vị trí trong nhà mà nó thuộc ngũ hành khác nhau, mang lại sự tương sinh, tương khắc nhất định giữa các vị trí phòng và cả với tuổi mệnh của gia chủ. Do vậy, theo phong thủy nhà ở nói chung và nhà ống nói riêng luôn cần kiểm tra lại cách bố trí các không gian chức năng trong nhà.

1, Phong thủy phòng khách nhà ống

Phòng khách nhà ống có đặc trưng hạn chế về mặt tiền hẹp, chiều dài phòng khách nhà ống lớn nên tương đối khó về cách bố trí, đặc biệt là những phòng khách eo hẹp về diện tích thì càng khó.

Phòng khách nhà ống có đặc trưng hạn chế về mặt tiền hẹp và chiều dài lớn
Phòng khách nhà ống có đặc trưng hạn chế về mặt tiền hẹp và chiều dài lớn

Để có được một phòng khách nhà ống theo phong thủy nên lưu ý cách bố trí sau:

  • Vị trí phòng khách: Phòng khách nên đặt ở trung cung, vị trí trung tâm, gần cửa. Ghế ngồi và bàn uống nước tuyệt đối không đối diện cửa mà nên bố trí lệch sang một bên dọc tường nhà và có thể bố trí theo chữ L.
  • Màu sắc phòng khách: Nên lưa chọn màu sắc hợp mệnh và đảm bảo phù hợp kiến trúc nhà ở, màu sáng, có thể hấp thụ ánh sáng tốt bởi phòng khách nhà ống thường chỉ có một hướng lấy sáng là cửa chính, giếng trời nên ánh sáng sẽ không nhiều.

Ngoài ra, nên lưu ý màu sắc cũng cần hợp với hướng phòng khách theo nguyên tắc:

  • Phòng khách hướng Đông: nên chọn gam màu vàng chủ đạo;
  • Phòng khách hướng Tây: nên chọn gam màu xanh chủ đạo;
  • Phòng khách hướng Nam: nên chọn gam màu trắng là màu chủ đạo;
  • Phòng khách hướng Bắc: nên chọn gam màu đỏ chủ đạo.

Cùng với đó cần lưu ý đến vấn đề lựa chọn và bố trí nội thất phù hợp và tránh một số những kiêng kỵ sau:

  • Không đặt tượng, tranh ảnh các con mãnh thú, linh vật cỡ lớn, đồ sắc nhọn, có gai…
  • Không để lộ vị trí tài lộc phòng khác: Vị trí giao đường chéo tính từ cửa ra vào tới các góc tường của phòng khách cần phải được che chắn tránh để xung khí trực tiếp từ cửa chính tác động khiến dễ mất đi tài lộc.
  • Tránh bố trí phòng khách ở vị trí sau cùng của nhà hoặc trên tầng.
  • Có thể bố trí cây cảnh trong phòng nhưng không trồng cây si, cây đa.
  • Không ngăn cắt xẻ phòng khách
  • Tuyệt đối không treo tranh người quá cố khiến phân âm thịnh

2, Các vấn đề phong thủy phòng bếp nhà phố

Không bố trí bếp thẳng với cửa chính vì dễ gây hao phí tiền bạc
Không bố trí bếp thẳng với cửa chính vì dễ gây hao phí tiền bạc

Để có được cách bố trí phòng bếp nhà ống chuẩn phong thủy cần ghi nhớ những điều sau:

– Vị trí, hướng phòng bếp cho nhà ống:

  • Không bố trí bếp thẳng với cửa chính vì dễ gây hao phí tiền bạc. Nên bố trí theo hướng người nấu có thể nhìn và quan sát được toàn bộ căn phòng .
  • Tránh đặt bếp ở ở hướng đối diện cửa chính
  • Không đặt bếp cạnh nhà vệ sinh, sát phòng ngủ
  • Tránh vị trí gần cửa hay đối diện với khu vực bàn thờ, tốt nhất là ở góc khuất.

– Màu sắc phòng bếp: Nên chọn màu tạo sự hài hòa hợp với phong thủy ngũ hành. Bếp thuộc hành Hỏa nên sơn các màu xanh lá cây (Mộc sinh Hỏa hoặc các màu đỏ đậm, cam thuộc hỏa, hoặc vàng thổ tránh các màu thuộc hành thủy.

– Bố trí nội thất bếp nhà ống nên lựa chọn thiết kế hình chữ L sẽ giúp không gian tiện, thông tháng và tận dụng được các góc khuất.

3, Phong thủy phòng ngủ nhà ống

Ngoài các nguyên tắc chung khi bố trí phòng ngủ tránh cửa trực tiếp, dưới dầm xà, trên vị trí đặt bếp ở tầng dưới thì với cách bố trí bếp cho nhà ống cần lưu ý:

  • Khu vực bếp nhà ống thường đặt ở tầng 1 và phòng ngủ ở tầng 2 nên dễ bố trí phòng ngủ trên bếp không tốt về phong thủy. Vì thế, nếu phòng ngủ trên bếp thì giường phải được bố trí tránh khu vực đặt bếp.
  • Chú ý chọn màu sắc chủ đạo của không gian, hướng đầu giường hợp phong thủy mệnh.
  • Tùy thuộc vào bố cục phòng theo hướng, thế đất để có cách bố trí nội thất phù hợp.

4, Phong thủy phòng vệ sinh nhà ống nhà phố nói chung

Đối với việc bố trí phòng vệ sinh nhà ống chuẩn phong thủy cần nhớ tránh vị trí trung tâm của nhà. Bởi thường nhiều thiết kế nhà ống hay bố trí nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang, trong khi đó lại bố trí cầu thang ở trung cung không tốt cho phong thủy để tạo sự cân đối cho nhà ở. Tuy nhiên cách bố trí này không tốt vì vậy nên di chuyển cầu thang và nhà vệ sinh đặt về phía hậu cung một chút sẽ tốt về mặt phong thủy,

Hướng nhà vệ sinh cũng nên lưu ý về mặt phong thủy hướng Đông Bắc hoặc Tây Nam là tốt nhất bởi hướng này sinh Thổ, trong khi đó Thổ khắc Thủy nên không gây bất lợi cho cho gia đình. Mặt khác, hướng nhà và hướng bồn cầu tránh chung một hướng

Ngoài ra cần lưu ý phong thủy nhà vệ sinh không đặt ở hướng thẳng đầu giường hoặc giữa phòng ngủ, cạnh phòng thờ hay đầu bếp. Thêm vào đó bố trí nhà vệ sinh nhà ống chỉ nên để kích thước khoảng 3m2 là đẹp nhất.

CÁC LỖI PHONG THỦY TRONG THIẾT KẾ NHÀ PHỐ VÀ CÁCH HÓA GIẢI

Phần cuối bài viết chúng tôi xin được mời bạn đến với cách hóa giải những lỗi phong thủy trong thiết kế nhà phố nói chung:

1, Nhà ống có 2 cửa đối diện hoặc có 3, 4 cửa thẳng hàng thông nhau

Đây là lỗi phong thủy tạo nên sự hút gió, không gian bất ổn về âm dương. Vì vậy cách hóa giải đó là dùng những tấm bình phong bằng gỗ hay bố trí tủ kệ nhỏ, chậu cây cảnh để tạo thành vật chắn, thay đổi dòng lưu thông năng lượng theo đường thẳng mà buộc nó phải di chuyển theo hình lượn sóng.

2, Cổng nhà ống phong thủy nên tránh với cửa chính, không nên bố trí nằm trên một trục đường thẳng

Nếu nhỡ có bố trí kiểu này nên đặt chậu cây cảnh hay làm tiểu cảnh nhỏ ở khu vực giữa đường thẳng nối cổng và cửa chính để giảm luồng xung khí xông thẳng trực diện.

3, Nhà bị kẹt giữa 2 bức tường nhà khác cao hơn

Theo phong thủy nó tạo thế phong thủy xấu do hút gió, là vùng trũng nên tiếp cận mọi thứ. Vì vậy, trong trường hợp này khi thiết kế xây nhà ống phong thủy nên bố trí giếng trời hoặc làm sân trong để cân bằng năng lượng âm dương.

4, Cửa, cổng nhà ống đối diện với nhà khác

Do tình trạng đất nhà ống phân lô, đặc biệt là dạng nhà phố tình trạng cửa đối cửa của 2 ngôi nhà thường xuyên xảy ra và dường như không thể thay đổi chuyển cổng cửa hướng nhà. Vì thế để hóa giải phong thủy nhà ống xấu này thì nên đặt gương bát quái ở phần đầu cửa hoặc lên tường ngoài nhà để tạo phản lại xung khí từ cửa nhà khác và có nhiều tính đối chọi, bảo vệ.

Quý vị cũng có thể xem thêm về bộ sưu tập thiết kế nhà đẹp của SHAC tại đây:

Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SƠN HÀ (SHAC)
Trụ sở chính: Số 318 – 319 HK3 đường Bùi Viện, Lê Chân, Hải Phòng

  • Điện thoại: 0225 2222 555
  • Hotline: 0906 222 555
  • Email: sonha@shac.vn

Văn phòng đại diện

  • Tại Hà Nội: Số 4/172, Ngọc Hồi, Huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội
  • Tại Quảng Ninh: Số 289 P. Giếng Đáy, TP. Hạ Long, Tỉnh. Quảng Ninh
  • Tại Đà Nẵng: Số 51m đường Nguyễn Chí Thanh, P. Thạch Thang. Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
  • Tại Sài Gòn: Số 45 Đường 17 khu B, An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh
  • Xưởng nội thất: Số 45 Thống Trực, Nam Sơn. Kiến An, TP. Hải Phòng
4/5 - (133 bình chọn)
815Lượt xem
YÊU CẦU TƯ VẤN

Yêu cầu tư vấn
*Vui lòng để lại thông tin, nhân viên tư vấn sẽ liên hệ lại với quý khách trong thời gian sớm nhất
Tra cứu phong thủy
Xem hướng Nhà
Xem tuổi xây nhà
DỰ TOÁN CHI PHÍ

Bạn có thể tự tính toán chi phí xây dựng bằng phần mềm Dự toán Online của SHAC. Để lên dự trù chi phí xây dựng, hãy truy cập link sau (miễn phí):

Dự toán Chi phí xây dựng

Có liên quan

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Yêu cầu tư vấn

YÊU CẦU TƯ VẤN Widget

Tìm theo số tầng

Tìm theo mặt tiền

Bài viết mới nhất

Yêu cầu tư vấn

YÊU CẦU TƯ VẤN Widget

Ảnh khác

.
.
0906.222.555