TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM
TCXDVN 357:2005
NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH DẠNG THÁP – QUY TRÌNH QUAN TRẮC ĐỘ NGHIÊNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRẮC ĐỊA
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng để quan sát độ nghiêng của các nhà cao tầng, các hạng mục và các kết cấu trên các công trình công nghiệp như các silô chứa vật liệu rời, các bồn chứa nhiên liệu, ống khói nhà máy, tháp tryuền hình, ăng ten vô tuyến viễn thông và các công trình khác trong giai đoạn thi công xây dựng cũng như trong giai đoạn khai thác sử dụng.
2. Tiêu chuẩn viện dẫn
– TCXDVN 271: 2002. Qui trình kỹ thuật xác định độ lún công trình dân dụng và công nghiệp bằng phương pháp đo cao hình học.
– TCXDVN 309 : 2004. Công tác Trắc địa trong xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp – Yêu cầu chung.
3. Ký hiệu dùng trong tiêu chuẩn
a. Góc phương vị, hướng nghiêng
b. Góc đo
C. Sai số trục ngắn của máy kinh vĩ
D. Khoảng cách giữa hai điểm, Định thức
e. Véc tơ độ lệch (độ nghiêng) tổng hợp của một điểm so với chân công trình
e. Góc nghiêng của công trình
ey. Véc tơ độ lệch (độ nghiêng) của một điểm so với chân công trình theo hướng trục Y (trục tung)
eX. Véc tơ độ lệch (độ nghiêng) của một điểm so với chân công trình theo hướng trục X (trục hoành)
Dx, Dy Gia số toạ độ
Dh. Chênh lệch độ cao giữa hai điểm
H, h. Độ cao của một điểm, chiều cao của công trình
m. Sai số trung phương của một đại lượng đo
mb. Sai số trung phương đo góc
mD. Sai số trung phương đo chiều dài
mP. Sai số trung phương vị trí điểm
MO. Sai số vạch chỉ tiêu bàn độ đứng của máy kinh vĩ
Z. Góc thiên đỉnh của điểm quan trắc
4. Qui định chung
4.1. Việc đo độ nghiêng được thực hiện đối với tất cả các công trình như đã nêu trong phần phạm vi áp dụng theo quyết định của cơ quan thiết kế hoặc Ban quản lý công trình.
4.2. Phương pháp đo độ nghiêng sẽ được lựa chọn tuỳ theo độ chính xác yêu cầu, điều kiện đo ngắm và trang thiết bị của đơn vị tiến hành đo đạc.
4.3. Để biểu diễn độ nghiêng và hướng nghiêng đối với mỗi công trình cần xác lập một hệ toạ độ thống nhất. Hệ toạ độ này có thể là chung cho toàn bộ công trình hoặc cũng có thể là cục bộ đối với từng hạng mục riêng biệt. Việc chọn hệ toạ độ do cán bộ kỹ thuật chủ trì quan trắc quyết định.
4.4 Đối với các công trình có trục đứng duy nhất và rõ ràng như ống khói nhà máy, tháp truyền hình, ăng ten VTVT, silô, bồn chứa nhiên liệu vv.. thì độ nghiêng của công trình được hiểu là sự sai lệch của trục đứng thực tế của nó tạị điểm đang xét so với đường thẳng đứng được xác định bằng đường dây dọi. Độ nghiêng của công trình được đặc trưng bởi véc tơ độ lệch tổng hợp e (hình 1). Thông thường người ta thường phân tích véc tơ này thành hai thành phần vuông góc với nhau. Thành phần theo trục X (ký hiệu là ex) và thành phần theo trục Y (ký hiệu là ey). Đối với các công trình không có trục đứng duy nhất và rõ ràng như các toà nhà cao tầng thì độ nghiêng của nó được đánh giá qua độ nghiêng của các bức tường và của các cột chịu lực chính.
Thuộc tính TCVN TCXDVN357:2005 | |
---|---|
Loại văn bản | Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam |
Số / ký hiệu | TCXDVN357:2005 |
Cơ quan ban hành | Không xác định |
Người ký | Không xác định |
Ngày ban hành | |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Xây dựng |
Tình trạng hiệu lực | Không xác định |
Tải xuống | Để tải vui lòng truy cập website tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại: https://tcvn.gov.vn |
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SƠN HÀ (SHAC)
Trụ sở chính: Số 55, đường 22, KĐT Waterfront City, Lê Chân, Hải Phòng
Văn phòng đại diện
Ảnh khác