TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM
1. Phạm vi áp dụng
1.1. Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu kỹ thuật về khảo sát – thí nghiệm, thiết kế, thi công và nghiệm thu trụ đất xi măng dùng để xử lý – gia cố nền đất yếu trong xây dựng nhà và công trình có tải trọng nhẹ, khối đắp, cũng như trong ổn định mái dốc…
1.2. Công nghệ thi công xét đến trong tiêu chuẩn này là công nghệ trộn sâu, bao gồm:
a) Trộn bởi cần trộn quay cơ học, không lấy đất lên ( xem phụ lục A);
b) Độ sâu xử lý nền đất tối thiểu 3m;
c) Hình dáng và bố trí đa dạng gồm trụ đơn, mảng, khối, tường, và tổ hợp;
d) Xử lý đất tự nhiên, đất lấp, bãi thải…;
e) Các phương pháp gia cố nền dùng công nghệ tương tự đang có ( phương pháp phun áp cao, phương pháp phối hợp, gia cố toàn khối) chỉ cập nhật một phần trong tiêu chuẩn này(xem phụ lục A).
2. Các thuật ngữ và định nghĩa
2.1. Trụ đất xi măng: là trụ tròn bằng hỗn hợp đất -xi măng, hay đất- vữa xi măng được chế tạo bằng cách trộn cơ học xi măng hoặc vữa xi măng với đất tại chỗ (in-situ).
2.2. Trộn khô: là quá trình gồm xáo tơi đất bằng cơ học tại hiện trường và trộn bột xi măng khô với đất có hoặc không có phụ gia.
2.4. Trộn ướt: là quá trình gồm xáo tơi đất bằng cơ học tại hiện trường và trộn vữa xi măng gồm nước, xi măng, có hoặc không có phụ gia với đất.
2.5. Xuyên cánh: là thiết bị xuyên tĩnh có cánh gần bằng đường kính trụ để kiểm tra chất lượng thi công trụ.
3. Tài liệu viện dẫn
3.1. TCXD 45:78- Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình.
3.2. TCXD 205 : 1998 – Móng cọc – Tiêu chuẩn thiết kế.
3.3. TCXDVN 80 : 2002-Đất xây dựng – Phương pháp xác định mô đun biến dạng tại hiện trường bằng tấm nén phẳng.
3.4. TCXDVN 269 : 2002- Cọc – Phương pháp thí nghiệm bằng tải trọng tĩnh ép dọc trục.
3.5. BS 8006 : 1995 ” Đất và các vật liệu đắp khác có gia cường”.
3.6. TCXDVN 112:1984- Hướng dẫn thực hành khảo sát đất xây dựng bằng thiết bị mới ( thiết bị do PNUD đầu tư ) và sử dụng tài liệu vào thiết kế công trình.
3.7. TCXDVN 160: 1987 – Khảo sát địa kỹ thuật phục vụ cho thiết kế và thi công móng cọc.
3.8. TCVN 6016 :1995 Xi măng- Phương pháp thử – xác định độ bền.
3.9. TCVN 3121 : 1979 Vữa và hỗn hợp vữa xây dựng-Phương pháp thử cơ lý.
4. Quy định chung
4.1. Thiết kế, thi công gia cố nền đất yếu bằng trụ đất xi măng cần tuân theo quy trình sau:
a) Khảo sát địa chất công trình, thí nghiệm xác định hàm lượng xi măng thích hợp trong phòng thí nghiệm;
b) Thiết kế sơ bộ nền gia cố theo điều kiện tải trọng tác dụng của kết cấu bên trên (căn cứ vào kết quả thí nghiệm mẫu trong phòng và kinh nghiệm tích lũy);
c) Thi công trụ thử bằng thiết bị dự kiến sử dụng;
d) Tiến hành các thí nghiệm kiểm tra ( xuyên cánh, xuyên tĩnh, nén tĩnh, lấy mẫu…);
e) So sánh với các kết quả thí nghiệm trong phòng, đánh giá lại các chỉ tiêu cần thiết ;
f) Điều chỉnh thiết kế ( hàm lượng chất gia cố, chiều dài hoặc khoảng cách giữa các trụ);
g) Thi công đại trà theo công nghệ đã đạt yêu cầu và tiến hành kiểm tra chất lượng phục vụ nghiệm thu.
Thuộc tính TCVN TCXDVN385:2006 | |
---|---|
Loại văn bản | Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam |
Số / ký hiệu | TCXDVN385:2006 |
Cơ quan ban hành | Bộ xây dựng |
Người ký | Không xác định |
Ngày ban hành | 27/12/2006 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Xây dựng |
Tình trạng hiệu lực | Không xác định |
Tải xuống | Để tải vui lòng truy cập website tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại: https://tcvn.gov.vn |
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SƠN HÀ (SHAC)
Trụ sở chính: Số 55, đường 22, KĐT Waterfront City, Lê Chân, Hải Phòng
Văn phòng đại diện
Other Images