Những lưu ý quan trọng khi thiết kế và xây nhà lệch tầng
Những lưu ý quan trọng khi thiết kế và xây nhà lệch tầng
Chia sẻ
Ngày đăng09/08/2018
Ngày cập nhật08/11/2020
4.8/5 - (206 bình chọn)
Làm thế nào để thiết kế và xây dựng được một ngôi nhà đẹp trên khu đất dài hình ống là trăn trở của khá nhiều gia chủ khi không may sở hữu khu đất hạn chế về diện tích. Cùng với những phát triển của ngành thiết kế thi công công trình, giải Pháp cho vấn đề này đã được tìm ra, cụ thể điều chỉnh thích hợp chính là cách thiết kế nhà lệch tầng (chủ yếu là thiết kế nhà ống lệch tầng). Đáng chú ý, những lưu ý khi thiết kế và xây nhà lệch tầnglà điều bạn cần lưu tâm để tạo nét kiến trúc độc đáo cuốn hút người nhìn của ngôi nhà.
Mời bạn đọc cùng đến những chia sẻ về lưu ý trong thiết kế và xây nhà lệch tầng, những đặc điểm, ưu điểm và nhược điểm, những cách để đảm bảo yếu tố phong thủy với minh họa cụ thể.
NHÀ LỆCH TẦNG LÀ GÌ VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ LỆCH TẦNG
1, Thế nào là nhà lệch tầng?
Nhà lệch tầng là kiểu nhà có diện tích chiều sâu hạn chế, mặt sàn giữa các tầng sẽ không thẳng, vuông góc cố định mà có độ chênh nhất định. Cầu thang trong nhà lệnh tầng thường được xây ở giữa nhà, xung quanh là các phòng bao quanh. Thay vì những bức tường đều thẳng xuyên suốt thường thấy thì với kiểu nhà này không gian và dáng vẻ ngôi nhà của bạn sẽ khá lạ và mới mẻ.
2, Đặc điểm của nhà lệch tầng
Đặc điểm nổi bật nhất của thiết kế nhà lệch tầng đó chính là sự chênh lệch cốt giữa các tầng, sự khác biệt về cao độ giữa các tấm sàn hoặc không gian.
Nhà lệch tầng có 2 dạng chính:
Nhà chia thành 2 khối không gian trước và sau nhà, phần sau gồm bếp và nhà ăn sẽ được nâng lên vài bậc để tạo sự chênh lệch cốt nền giữa 2 khối nhà. Từ độ cao của phần sau, thiết kế cầu thang đi lên tầng ở khối phía trước và cứ đan qua đan lại để lên các tầng tiếp theo giữa mặt trước và mặt sau nhà. Với cách này, sẽ tạo ra mặt bằng nền chênh lệch nhau giữa các tầng trong ngôi nhà.
Kiểu thứ 2 là thay vì nâng nền phía sau lên vài bậc, xây luôn một sàn lửng, có cầu thang đi lên, xem như tầng lửng. Như vậy, phía sau nhà có độ cao khoảng 2,5m dùng để làm nhà kho, nhà vệ sinh hay gara ô tô. Trên tầng lửng có thể bố trí làm phòng bếp và nhà ăn. Tuy nhiên, nhà lệch tầng kiểu này là không nối rộng được không gian khi cần thiết.
Giúp căn nhà thông thoáng: Nhà ống quen thuộc sẽ có kiểu kiến trúc nhỏ hẹp, bức bí nhưng nếu được thiết kế theo kiểu nhà lệch tầng sẽ mang lại không gian thông thoáng. Tuy nhiên, để làm được điều này thì lưu ý khi thiết kế nhà lệch tầng là nên kết hợp cầu thang với giếng trời. Việc thiết kế giếng trời trong nhà lệch tầng để lấy ánh sáng cho ngôi nhà, ngoài ra cao độ các tầng lệch nhau nên tạo thành những luồng hút gió xiên giữa tầng này với tầng kia.
Tiết kiệm diện tích: Việc lấy ngay chiếu nghỉ làm hành lang nối giữa 2 phòng nên tiết kiệm được diện tích trong những ngôi nhà có chiều sâu ngắn dưới 12m. Cầu thang trong nhà lệch tầng cho phép di chuyển thoải mái vì rút ngắn được các bậc và có nhiều chiếu nghỉ hơn.
Tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên: Với kiến trúc lệch tầng, căn nhà sẽ đón nhận được ánh sáng, nắng và gió luồn qua những kẽ lệch trong thiết kế.
Tạo tầm nhìn mở giữa các tầng: Đặc điểm nổi bật của nhà lệch tầng là cứ khoảng chục bậc cầu thang bạn lại có thể đi vào một tầng. Do đó kiến trúc lệch tầng mang đến cảm giác mới lạ, độc đáo, căn nhà nhiều không gian nhiều tầng thú vị hơn. Một ưu điểm nữa đó là những khoảng lệch tầng được các gia đình tận dụng để trồng cây, làm nhà vệ sinh hoặc nhà kho.
2, Nhược điểm của những ngôi nhà lệch tầng
Về giá thành: Mặc dù diện tích xây dựng không tăng nhiều so với kiến trúc bình thường. Tuy nhiên diện tích các bức tường sẽ tăng và vật tư sử dụng cũng tăng lên. Do đó chi phí hoàn thiện nhà lệch tầng sẽ cao hơn so với chi phí xây nhà ống kiểu truyền thống.
Có phần bất tiện: Thiết kế nhà lệch tầng là nhà vệ sinh thường dùng chung cho nhiều tầng, điều này gây bất tiện trong sinh hoạt của gia đình, đặc biệt gây mất thời gian cho gia chủ vào những thời gian cao điểm trong ngày.
Vị trí cầu thang lên xuống thường gần với cửa ra vào nên thường gây cảm giác bất tiện cho gia chủ, vì cứ bước ra khỏi phòng là sẽ gặp ngay cầu thang. Đối với những gia đình có trẻ nhỏ hoặc người già tạo ra mối nguy hiểm trong quá trình di chuyển giữa các tầng trong ngôi nhà.
MỘT SỐ LƯU Ý KHI THIẾT KẾ CẦU THANG NHÀ LỆCH TẦNG
Cầu thang được đánh giá là vị trí quan trọng trong ngôi nhà, bởi đây là hướng đi lên đi xuống, không những mang lại sự tiện lợi cho ngôi nhà mà còn mang năng lượng lên cho các tầng. Vì vậy khi thiết kế nhà lệch tầng là bố trí cầu thang phải đảm bảo phù hợp, thuận tiện khi đi lại và thông gió cho ngôi nhà.
Một lưu ý nữa là không nên bố trí cầu thang ở giữa nhà. Theo phong thủy, cầu thang được coi là mệnh mộc, giữa nhà được xem là mệnh thổ. Mà mộc khắc thổ sẽ sinh ra những điều không tốt. Ngoài ra theo phong thủy số tầng có liên quan tới ngũ hành của ngôi nhà từ đó có ảnh hưởng tới gia chủ. Tầng 1 mang hành thủy, nhà 2,5,8 tầng mang hành thổ, nhà 3,4 tầng mang hành mộc. Vì vậy dựa vào số tuổi của gia chủ có thể xem nên thiết kế nhà mấy tầng.
Một trong những điểm lưu ý khi thiết kế nhà lệch tầng là tránh làm cầu thang có hướng đi thẳng ra cửa nhà. Bởi theo phong thủy quan niệm cửa nhà là hướng khí đi lên và đi xuống, nghĩa là tài lộc có thể vào cũng có thể ra. Vì thế không nên thiết kế cầu thang hướng ra cửa để tránh hao tài tốn lộc. Lưu ý nữa khi thiết kế nhà lệch tầng là cầu thang không được đâm thẳng vào bếp hoặc nhà vệ sinh ở bất cứ tầng nào vì sẽ làm cho nguồn năng lượng hao tán hết.
Bình luận