TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 3743 : 1983
CHIẾU SÁNG NHÂN TẠO CÁC NHÀ CÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP
Artificial lighting in industrial buildings and industrial works
Tiêu chuẩn này được sử dụng để thiết kế chiếu sáng nhân tạo bên trong, bên ngoài các nhà các công trình dùng để chế biến nông phẩm và thiết kế chiếu sáng cục bộ trên các thiết bị sản xuất.
Tiêu chuẩn này được sử dụng để thiết kế chiếu sáng đối với các đèn nung sáng và đèn huỳnh quang.
Tiêu chuẩn này được sử dụng để thiết kế chiếu sáng các công trình có yêu cầu đặc biệt như: Công trình ngầm, hải cảng, sân bay, phương tiện giao thông, ga xe lửa, nhà ở, các công trình công cộng và các công trình sản xuất có công nghệ đặc biệt, công trình nghệ thuật, quảng cáo.
Khi thiết kế chiếu sáng, ngoài việc áp dụng các tiêu chuẩn này còn phải thỏa mãn những yêu cầu quy định trong các văn bản khác có liên quan.
1. Quy định chung
1.1 Chiếu sáng nhân tạo được chia như sau:
Chiếu sáng làm việc;
Chiếu sáng sự cố;
Chiếu sáng để phân tán người;
Chiếu sáng bảo vệ.
1.2 Trong các gian phòng sản xuất và những nơi làm việc ngoài nhà phải có chiếu sáng làm việc để đảm bảo hoạt động bình thường của mắt khi không có hoặc thiếu ánh sáng tự nhiên.
1.3 Khi thiết kế chiếu sáng nhân tạo được phép sử dụng hai hệ thống chiếu sáng: chiếu sáng chung và chiếu sáng hỗn hợp.
Hệ thống chiếu sáng chung được chia ra như sau:
Chiếu sáng chung đều;
Chiếu sáng chung khu vực;
Hệ thống chiếu sáng hỗn hợp bao gồm hệ thống chiếu sáng chung và chiếu sáng cục bộ.
Cấm sử dụng chỉ riêng chiếu sáng cục bộ để chiếu sáng làm việc.
1.4 Cho phép sử dụng hệ thống chiếu sáng chung đều trong những trường hợp sau đây:
a) Khi mật độ vị trí làm việc lớn và vị trí làm việc cố định:
b) Khi công việc không yêu cầu chính xác, tỉ mỉ;
c) Khi làm việc ở vị trí nào cũng được hoặc những nơi như hành lang, lối đi…
1.5 Cho phép sử dụng hệ thống chiếu sáng chung khu vực trong những trường hợp sau:
a) Trong các gian phòng sản xuất có trên hai khu vực cần độ rọi khác nhau;
b) Các vị trí làm việc được tập trung thành hàng, dãy hoặc hình thành những khu vực làm việc nhất định.
1.6 Cần sử dụng hệ thống chiếu sáng hỗn hợp trong những trường hợp sau:
a) Khi công việc có độ chính xác cao như các công việc thuộc cấp chính xác I- IV trong bảng 1:
b) Khi mật độ vị trí làm việc không lớn, nhưng yêu cầu độ rọi tương đối cao;
c) Khi công việc đòi hỏi phải thay đổi hướng chiếu của đèn đến mặt làm việc trong quá trình làm việc
Chú thích: Trong các trường hợp trên chỉ được sử dụng hệ thống chiếu sáng chung khi không có khả năng lắp đặt thiết bị chiếu sáng cục bộ.
1.7 Những trường hợp sau đây cho phép sử dụng đèn chiếu sáng cục bộ di động:
a) Những nơi cần kiểm tra, sửa chữa máy móc và thiết bị mà độ rọi của các đèn cố định không đủ để làm việc;
b) Những nơi thiếu ánh sáng để làm việc nhưng không thể đặt đèn cố định được (trong các nồi hơi, máng, két…).
c) Những nơi tạm thời có yêu cầu độ rọi cao, nhưng độ rọi của các đèn cố định không đủ để làm việc.
1.8 Trong các gian phòng sản xuất và nhưng nơi làm việc ngoài nhà phải đặt chiếu sáng sự cố trong những trường hợp sau:
a) Những nơi cơ nguy cơ cháy, nổ, gây nhiễm độc…khi chiếu sáng làm việc đột nhiên bị tắt;
b) Những nơi khi chiếu sáng làm việc đột nhiên bị tắt sẽ làm cho quá trình sản xuất bị rối loạn trong thời gian dài mới khôi phục lại sự hoạt động bình thường;
c) Những công trình đầu mối quan trọng nếu ngừng hoạt động sẽ gây những ảnh hưởng không tốt về chính trị và kinh tế (nhà mày điện, nhà mày nước, trạm biến thế lớn…)
Giá trị độ rọi trên mặt làm việc do các đèn chiếu sáng sự cố không được nhỏ hơn 5% giá trị độ rọi quy định cho chiếu sáng làm việc khi sử dụng hệ thống chiếu sáng chung nhưng không được nhỏ hơn 2lux ở trong nhà và không nhỏ hơn 1 lux ở ngoài nhà.
1.9 Phải có chiếu sáng để phân tán người trong những trường hợp sau;
a) Những nơi có thể gây tai nạn cho người qua lại như lối đi chính, lối thoát chính, cầu thang dùng để phân tán người ra khỏi khu vực nguy hiểm.
b) Trong những gian phòng sản xuất thường xuyên có trên 50 người làm việc, khi chiếu sáng làm việc đột nhiên bị tắt mà các thiết bị sản xuất vẫn tiếp tục hoạt động hoặc có các loại hầm hố, bể nước, cầu nổi, lan can gần lối đi lại…
c) Những nơi làm việc ngoài nhà, khi chiếu sáng làm việc đột nhiên bị tắt có thể gây ra tai nạn cho người khi rời khỏi khu vực nguy hiểm.
Giá trị độ rọi của chiếu sáng sự cố để phân tán người trên nền các lối đi lại, lối thoát chính, bậc cầu thang…không được nhỏ hơn 0,5lux ở trong nhà và không nhỏ hơn 0,2lux ở ngoài nhà.
1.10 Phải sử dụng đèn nung sáng để chiếu sáng sự cố và chiếu sáng để phân tán người. Cấm sử dụng đèn huỳnh quang, đèn thủy ngân cao cấp, đèn cxê-non… để chiếu sáng sự cố và chiếu sáng phân tán người.
1.11 Mạng điện của chiếu sáng sự cố và chiếu sáng để phân tán người phải mắc vào nguồn độc lập và không được mất điện trong bất kỳ tình huống nào.
1.12 Phải đặt chiếu sáng bảo vệ trong nhà sản xuất và dọc theo danh giới của phạm vi xí nghiệp. Độ rọi của chiếu sáng bảo vệ không được nhỏ hơn 0,5lux (tính trên mặt đất hoặc trên mặt thẳng đứng về một phía cách mặt đất 0,5m).
1.13 Khi xác định bộ rọi phải theo thang độ roi quy định trong bảng 2.
1.14 Khi thiết kế chiếu sáng nhân tạo cần phải tính đến hệ số dự trữ.
Giá trị hệ số dự trữ và thời hạn lau đèn được quy định trong bảng 3.
2 Chiếu sáng nhân tạo bên trong các nhà công nghiệp và công trình công nghiệp.
2.1 Độ rọi trên mặt làm việc trong các gian phòng sản xuất không được nhỏ hơn các giá trị độ rọi quy định trong bảng 1.
2.2 Những trường hợp sau đây cho phép nâng giá trị độ rọi quy định trong bảng 1 lên một bậc theo thang độ ở bảng 2 :
a) Những công việc thuộc cấp chính xác I-IV, nếu khoảng cách từ vật cần phân biệt đến mắt người làm việc 0,5 – 1m;
b) Những công việc thuộc cấp chính xác I-IV, nếu mắt phải làm việc căng thẳng liên tục trong thời gian lớn hơn của ngày làm việc;
c) Những công việc thuộc cấp chính xác I-IV, nếu vật cần phân biệt nằm trên các bộ phận chuyển động gây khó khăn cho sự làm việc của mắt;
d) Trong các gian phòng sản xuất có mức độ nguy hiểm cao;
e) Trong các gian phòng có yêu cầu đặc biệt cao về mặt vệ sinh (ví dụ: một số gian phòng sản xuất của xí nghiệp công nghiệp thực phẩm, hóa dược…);
f) Trong các gian phòng sản xuất thường xuyên có người làm việc mà không có hoặc thiếu ánh sáng tự nhiên;
g) Trong các gian phòng dành riêng cho học sinh học nghề làm việc và thực tập sản xuất, khi giá trị độ rọi trên mặt làm việc nhỏ hơn 200 lux đối với đèn huỳnh quang và nhỏ hơn 100 lux đối với đèn nung sáng.
2.3 Giá trị độ rọi quy định trong bảng 1 được phép giảm xuống một bậc theo thang độ rọi ở bảng 2 đối với các gian phòng sản xuất có các công việc thuộc cấp chính xác IV-V nếu chỉ có người làm việc trong từng thời gian ngắn hoặc có những thiết bị không cần phải theo dõi thường xuyên.
Chú thích: Không được giảm giá trị độ rọi trong các trường hợp ghi ở mục d và h của điều 2.2;
Thuộc tính TCVN TCVN3743:1983 | |
---|---|
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Số / ký hiệu | TCVN3743:1983 |
Cơ quan ban hành | Không xác định |
Người ký | Không xác định |
Ngày ban hành | |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Xây dựng |
Tình trạng hiệu lực | Không xác định |
Tải xuống | Để tải vui lòng truy cập website tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại: https://tcvn.gov.vn |
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SƠN HÀ (SHAC)
Trụ sở chính: Số 55, đường 22, KĐT Waterfront City, Lê Chân, Hải Phòng
Văn phòng đại diện
Ảnh khác