Bố trí nhà vệ sinh chuẩn phong thủy với 3 nguyên tắc
Bố trí nhà vệ sinh chuẩn phong thủy với 3 nguyên tắc
Chia sẻ
Ngày đăng11/01/2019
Ngày cập nhật06/17/2024
4.5/5 - (128 bình chọn)
Nhà vệ sinh là một khu vực riêng biệt, hay còn gọi là công trình phụ mà bất cứ ngôi nhà nào cũng phải có. Hiện nay, khi điều kiện sống ngày càng được nâng cao thì bên cạnh tính tiện nghi, người ta còn quan tâm đến yếu tố phong thủy của công trình phụ này khi muốn mua nhà đẹp hoặc xây dựng nhà mới.
Theo nguyên tắc phong thủy, để tránh phòng vệ sinh đem lại đen đủi cho các thành viên trong gia đình, gia chủ cần tuân thủ các nguyên tắc phong thủy nhất định. Nội dung bài viết hôm nay, kiến trúc sư Sơn Hà sẽ chia sẻ tới bạn cách bố trí nhà vệ sinhchuẩn phong thủy với 3 nguyên tắc nhất định phải biết.
Cùng tham khảo ngay nhé. Hy vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn những thông tin tham khảo hữu ích nhất về vấn đề này.
1, Nguyên tắc lựa chọn vị trí để bố trí nhà vệ sinh
Nhà vệ sinh có rất nhiều uế khí vì nó vốn dùng để bài tiết chất thải. Do đó nếu không bố trí cẩn thận, uế khí này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả gia đình.
Theo nguyên tắc “tọa hung hướng cát”, phòng vệ sinh nên được đặt ở chỗ xấu để nhìn về hướng tốt. Theo đó, khi xây dựng nhà vệ sinh, nên tránh một số vị trí sau:
Trung tâm căn nhà: Dựa vào phong thủy nhà ở thì nhà vệ sinh thuộc hành Thủy, trong khi đó vị trí trung tâm căn nhà lại thuộc hành Thổ, nếu đặt ở trung tâm thì sẽ thành Thổ khắc Thủy, rất không tốt cho sức khỏe và tài vận của gia chủ.
Không chỉ vậy, trung tâm được xem là vị trí đẹp nhất, luồng khí dễ lưu thông nhất. Khi đặt nhà vệ sinh vào đây, mọi uế khí từ nhà vệ sinh sẽ dễ dàng lan ra tất cả các không gian khác, làm ảnh hưởng đến sinh khí căn nhà.
Dưới gầm cầu thang: Nhà vệ sinh cần được đặt ở nơi khuất mắt nhưng phải thoáng đãng. Với tình hình đất chật người đông như hiện nay, nhiều người thường tận dụng gầm cầu thang để làm nhà vệ sinh nhưng nó sẽ khiến cho uế khí luẩn quẩn trong nhà, căn nhà ám mùi khó chịu không thoát ra được.
Cuối hành lang: Bài trí nhà vệ sinh ở cuối hành lang trong phong thủy là đại hung tướng, gây bệnh tật cho người già và trẻ nhỏ trong nhà.
Đặt nhà vệ sinh ở cổng, ở cửa hoặc đối diện cửa chính: Trước hết, nó vi phạm vào yếu tố thẩm mỹ vì vừa mở cửa đã nhìn thấy nhà vệ sinh, mặc dù hiện nay rất nhiều nhà chung cư áp dụng cách này để tiết kiệm không gian. Thêm vào đó, đặt nhà vệ sinh ở các vị trí trên, nam giới trong nhà thường mệt mỏi, hay mắc các bệnh về bàng quang, nữ giới thì hay đau bụng kinh, thậm chí xuất huyết tử cung, đẻ non rất nguy hiểm.
Đặt gần hoặc đối diện bếp: Bếp là nơi nấu ăn, trong khi đó nhà vệ sinh lại là nơi chứa chất thải, đặt chúng ở gần nhau sẽ khiến cho vi khuẩn từ nhà vệ sinh bay ra, ám vào thức ăn gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Hơn nữa, bếp thuộc hành Hỏa, sẽ sinh xung khắc ngũ hành khi đặt cạnh Thủy.
Nhà vệ sinh ở trên phòng khách hoặc phòng ngủ: Nếu nhà có nhiều tầng, nên để nhà vệ sinh thẳng hàng để tiện cho việc thiết kế kỹ thuật và thoát nước. Để nhà vệ sinh nằm ngay trên phòng khách và phòng ngủ là việc đại kị, tạo ra môi trường ẩm thấp, ảnh hưởng đến chất lượng công trình và người trong nhà dễ mắc bệnh về nội tiết.
Theo các chuyên gia phong thủy, không nên đặt nhà vệ sinh ở các hướng sau:
Đông Nam và Tây Nam: Hướng Đông Nam và Tây Nam đều là hướng tốt, một thiên về tài lộc, một thiên về tình duyên, mà theo phong thủy nhà ở thì nhà vệ sinh phải đặt ở hướng xấu nhìn về hướng tốt nên đặt ở đây là sai phong thủy. Khi người trong nhà tắm rửa hoặc giật nước, mọi sinh khí về tình yêu, tiền bạc sẽ bị cuốn trôi đi hết.
Bắc và Đông Bắc: Hướng Đông Bắc được xem là hậu quỷ môn, còn hướng Bắc thì lại là hướng sự nghiệp. Nếu đặt nhà vệ sinh ở đây, nam nữ già trẻ trong nhà dễ bị bệnh khí huyết không thông, bệnh về đường tiêu hóa, bài tiết.
Do đó, theo Bát Trạch thì nên bài trí nhà vệ sinh ở hướng Tây Bắc là tốt nhất. Bởi hướng Tây Bắc thuộc hành Kim, trong khi nhà vệ sinh luôn gắn liền với nước là Thủy, Kim sinh Thủy nên hướng này rất phù hợp để bạn đặt nhà vệ sinh.
Trường hợp gộp chung nhà tắm với nhà vệ sinh: Không đặt bồn cầu gần bồn rửa mặt vì sẽ làm cho vi khuẩn tấn công cơ thể, rất không tốt. Để khắc phục, có thể dùng mành hoặc rèm để ngăn cách 2 khu vực này với nhau.
Bố trí cửa: Nhà vệ sinh có thể nằm ở góc khuất nhưng phải có cửa thông gió và nhiều ánh sáng để tránh ẩm thấp.
Trang trí nhà vệ sinh: Nhà vệ sinh có độ ẩm cao, không gian nhỏ chỉ nên bố trí những loại cây nhỏ hoặc vừa như cây lưỡi hổ, hoa lan, phất dụ để cân bằng Âm Dương.
Màu sắc trang trí nhà vệ sinh: Khi trang trí nhà vệ sinh bạn có thể lựa chọn những màu sắc dịu đem lại cảm giác thư giãn (như màu trắng và xanh thuộc các hành Kim và Mộc). Những màu đậm và ấm cũng có thể sử dụng cho phần nền và tường. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế dùng các màu sắc quá chói hoặc tương phản cho phòng vệ sinh vì tính thư giãn nhẹ nhàng luôn cần được tôn trọng.
Quý vị cũng có thể xem thêm về bộ sưu tập thiết kế nhà đẹp của SHAC tại đây:
Bình luận