TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 2099:2013
ISO 1519:2011
SƠN VÀ VECNI – PHÉP THỬ UỐN (TRỤC HÌNH TRỤ)
Paints and varnishes – Bend test (cylindrical mandrel)
Lời nói đầu
TCVN 2099:2013 thay thế cho TCVN 2099:2007.
TCVN 2099:2013 hoàn toàn tương đương ISO 1519:2011.
TCVN 2099:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC35 Sơn và vecni biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Tiêu chuẩn này là một trong sáu tiêu chuẩn quy định các quy trình thử nghiệm để đánh giá độ bền của màng sơn, vecni và các sản phẩm liên quan khi rạn nứt và/hoặc tách khỏi nền ở các điều kiện biến dạng khác nhau.
Năm tiêu chuẩn khác là:
– ISO 1520, Paints and varnishes – Cupping test (Sơn và vecni – Phép thử vuốt).
– TCVN 2100-1 (ISO 6272-1), Sơn và vecni – Phép thử biến dạng nhanh (độ bền va đập) – Phần 1: Phép thử tải trọng rơi, vết lõm có diện tích lớn.
– TCVN 2100-2 (ISO 6272-2), Sơn và vecni – Phép thử biến dạng nhanh (độ bền va đập) – Phần 2: Phép thử tải trọng rơi, vết lõm có diện tích nhỏ.
– ISO 6860, Paints and varnishes – Bend test (conical mandrel) [Sơn và vecni – Phép thử uốn (trục hình nón)].
– ISO 17132, Paints and varnishes – T-bend test (Sơn và vecni – Phép thử uốn chữ T).
Phương pháp được lựa chọn phụ thuộc vào tính chất được đo và sự thỏa thuận của các bên liên quan. Về nguyên tắc, tất cả các phép thử này khác nhau về kỹ thuật và độ chính xác.
SƠN VÀ VECNI – PHÉP THỬ UỐN (TRỤC HÌNH TRỤ)
Paints and varnishes – Bend test (cylindrical mandrel)
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định qui trình thử nghiệm để đánh giá độ bền rạn nứt và/hoặc tách khỏi nền kim loại hoặc nền nhựa của màng sơn, vecni hoặc sản phẩm liên quan khi tấm mẫu thử bị uốn vòng quanh một trục hình trụ ở các điều kiện tiêu chuẩn.
Đối với hệ phủ đa lớp, có thể kiểm tra riêng biệt mỗi lớp hoặc có thể kiểm tra hệ phủ hoàn chỉnh.
Phương pháp đã xác định được thực hiện:
– hoặc bằng phép thử “đạt/không đạt”, bằng cách thực hiện phép thử với một trục kích cỡ xác định, để đánh giá sự phù hợp với yêu cầu cụ thể;
– hay bằng cách lặp lại qui trình dùng lần lượt với các trục nhỏ dần để xác định đường kính của trục đầu tiên mà màng phủ bị rạn nứt và/hoặc tách khỏi nền.
Hai loại thiết bị được quy định, loại 1 thích hợp với tấm thử có chiều dày đến 0,3 mm, loại 2 thích hợp với tấm thử có chiều dày đến 1,0 mm. Cả hai loại thiết bị đều cho các kết quả giống nhau với cùng loại màng phủ, nhưng thông thường đối với một sản phẩm nhất định chỉ sử dụng một loại dụng cụ để thử.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các bản bổ sung, sửa đổi (nếu có).
TCVN 2090 (ISO 15528), Sơn, vecni và nguyên liệu cho sơn và vecni – Lấy mẫu.
TCVN 5669 (ISO 1513), Sơn và vecni – Kiểm tra và chuẩn bị mẫu thử.
TCVN 5670 (ISO 1514), Sơn và vecni – Tấm chuẩn để thử.
TCVN 9760 (ISO 2808), Sơn và vecni – Xác định độ dày màng.
Thuộc tính TCVN TCVN2099:2013 | |
---|---|
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Số / ký hiệu | TCVN2099:2013 |
Cơ quan ban hành | Không xác định |
Người ký | Không xác định |
Ngày ban hành | |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Xây dựng - Công nghiệp |
Tình trạng hiệu lực | Không xác định |
Tải xuống | Để tải vui lòng truy cập website tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại: https://tcvn.gov.vn |
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SƠN HÀ (SHAC)
Trụ sở chính: Số 55, đường 22, KĐT Waterfront City, Lê Chân, Hải Phòng
Văn phòng đại diện
Other Images