TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 4116:1985
TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI
KẾT CẤU BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP THỦY CÔNG – TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ
Concrete and reinforced concrete structures of hydraulic engineering constructions – Design standard
Tiêu chuẩn này áp dụng để thiết kế các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép thủy công, chịu tác dụng thường xuyên hay có chu kì trong môi trường nước.
Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép của cầu của các đường hầm giao thông cũng như các ống đặt dưới đất đắp của đường ô tô và đường sắt.
1. Quy định chung
1.1. Khi thiết kế các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép thủy công, ngoài việc thoả mãn các yêu cầu của tiêu chuẩn này còn phải tuân theo các yêu cầu trong các tiêu chuẩn hiện hành về yêu cầu đối với vật liệu, quy phạm thi công, các điều kiện xây dựng đặc biệt ở vùng động đất, ở vùng đất lún sụt, cũng như các yêu cầu về bảo vệ các kết cấu chống ăn mòn trong môi trường xâm thực.
1.2. Khi thiết kế, cần chú ý đến các loại kết cấu bê tông và bê tông cốt thép (đổ tại chỗ, vừa lắp ghép vừa đổ tại chỗ, lắp ghép, kể cả ứng lực trước) để bảo đảm công nghiệp hoá và cơ giới hoá công tác xây dựng, giảm khối lượng vật liệu, giảm công lao động, rút ngắn thời gian và hạ giá thành xây dựng.
1.3. Việc lựa chọn kiểu kết cấu, các kích thước chủ yếu của các cấu kiện của kết cấu, cũng như hàm lượng cốt thép của các kết cấ bê tông cốt thép, phải dựa trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật của các phương án. Phương án được chọn phải bảo đảm: chất lượng làm việc tối ưu, độ tin cậy, tính bền lâu và tính kinh tế của công trình.
1.4. Kết cấu của các nứt và của các mối nối giữa các cấu kiện lắp ghép phải bảo đảm sự truyền lực một cách đáng tin cậy, bảo đảm độ bền của bản thân các cấu kiện ở vùng mối nối, sự liên kết của bê tông đổ thêm ở mối nối với bê tông của cấu kiện, cũng như độ cứng, tính không thấm nuớc (trong trường hợp cá biệt tính không cho đất thấm qua) và tính bền lâu của mối nối.
1.5. Khi thiết kế các loại kết cấu mới của các công trình thủy công mà chưa có kinh nghiệm thực tế về thiết kế và thi công đối với các điều kiện làm việc tĩnh và động phức tạp của kết cấu, nếu các đặc trưng về trạng thái ứng suất và biến dạng của kết cấu không thể xác định được bằng tính toán với độ tin cậy cần thiết thì phải tiến hành nghiên cứu thực nghiệm.
1.6. Trong các đồ án thiết kế cần dự kiến các biện pháp công nghệ và cấu tạo nhằm nâng cao tính chống thấm của bê tông và giảm áp lực ngược như: đổ bê tông có khả năng chống thấm cao ở phía mặt chịu áp lực và các mặt ngoài (đặc biệt ở vùng mực nước thay đổi); dùng các chất phụ gia hoạt tính bề mặt (các phụ gia sinh khí, hoá dẻo v.v…), các vật liệu cách nước và cách nhiệt ở mặt ngoài của kết cấu bê tông ở phía mặt chịu áp lực hoặc ở các mặt ngoài của công trình nơi chịu kéo do tải trọng sử dụng gây ra.
1.7. Khi thiết kế các công trình thủy công, cần dự kiến trình tự xây dựng, dự kiến hệ thống các khe tạm thời, điều kiện gun kín, bảo đảm sự làm việc có hiệu quả nhất của kết cấu trong thời kì xây dựng và sử dụng.
Các yêu cầu tính toán cơ bản
1.8. Khi thiết kế các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép, cần phải thỏa mãn các yêu cầu tính toán theo khả năng chịu lực. Đối với trạng thái giới hạn nhóm thứ nhất cần tính với tất cả các tổ hợp tải trọng, lực tác dụng và theo khả năng làm việc bình thường.
Đối với trạng thái giới hạn nhóm thứ hai chỉ cần tính với tổ hợp tải trọng và lực tác dụng cơ bản.
1.9. Khi thiết kế kết cấu bê tông phải tính:
– Theo khả năng chịu lực – cần tính độ bền, đồng thời kiểm tra độ ốn định về vị trí và hình dạng của kết cấu;
– Theo sự hình thành khe nứt – cần tính theo chương 4 của tiêu chuẩn này.
1.10. Khi thiết kế các kết cấu bê tông cốt thép, phải tính:
– Theo khả năng chịu lực – cần tính độ bền, đồng thời kiểm tra độ ổn định về vị trí và hình dạng của kết cấu cũng như độ bền mỏi của kết cấu chịu tải trọng tác dụng lặp lại nhiều lần;
– Theo sự biến dạng – trong trường hợp khi độ chuyển vị có thể hạn chế khả năng làm việc bình thường của kết cấu hoặc của các thiết bị đặt trên nó;
– Theo sự hình thành khe nứt – trong trường hợp ở điều kiện sừ dụng bình thường của công trình không cho phép hình thành khe nứt, hoặc theo độ mở rộng khe nứt.
Thuộc tính TCVN TCVN4116:1985 | |
---|---|
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Số / ký hiệu | TCVN4116:1985 |
Cơ quan ban hành | Không xác định |
Người ký | Không xác định |
Ngày ban hành | |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Xây dựng |
Tình trạng hiệu lực | Không xác định |
Tải xuống | Để tải vui lòng truy cập website tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại: https://tcvn.gov.vn |
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SƠN HÀ (SHAC)
Trụ sở chính: Số 55, đường 22, KĐT Waterfront City, Lê Chân, Hải Phòng
Văn phòng đại diện
Other Images