TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG
TCXD 160: 1987
KHẢO SÁT ĐỊA KĨ THUẬT PHỤC VỤ CHO THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MÓNG CỌC
1. Những quy định chung
1.1. Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu bổ sung về thành phần và khối lượng công tác khảo sát địa kĩ thuật để thiết kế và thi công móng cọc. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho việc khảo sát để xây dựng các công trình nông nghiệp, thủy lợi, năng lượng và các công trình dạng tuyến.
1.2. Yêu cầu chung đối với khảo sát địa kĩ thuật (khảo sát địa chất công trình cho xây dựng) được quy định trong các tiêu chuẩn ngành 20 TCXD 78: 1979 “Khảo sát cho xây dựng -nguyên tắc cơ bản”. “Khảo sát cho xây dựng công nghiệp”, “Khảo sát cho xây dựng đô thị và nông thôn” và 20 TCXD 21: 1986 “Tiêu chuẩn thiết kế móng cọc” (Phần khảo sát cho thiết kế móng cọc).
1.3. Thành phần và khối lượng công tác khảo sát địa kĩ thuật quy định trong tiêu chuẩn này và trong các tiêu chuẩn trình bày ở điều 1.2 của tiêu chuẩn này phải đảm bảo thu được những số liệu ban đầu cần thiết để thiết kế một phương án móng cọc tối ưu, đạt độ tin cậy yêu cầu và tổng chi phí ít nhất cho công tác khảo sát, thi công xây dựng và sử dụng công trình.
1.4. Nhiệm vụ kĩ thuật khảo sát địa kĩ thuật cho thiết kế móng cọc do cơ quan thiết kế lập và phải được cơ quan chủ quản công trình nhất trí, sau đó chuyển giao cho cơ quan khảo sát.
1.5. Trong nhiệm vụ kĩ thuật khảo sát phải nêu rõ dự kiến các kiểu cọc, kích thước cọc và các giải pháp kết cấu móng cọc để bổ sung cho các yêu cầu khảo sát quy định trong các tiêu chuẩn 20 TCXD 78: 1979 “Khảo sát cho xây dựng – Nguyên tắc cơ bản”. “Khảo sát cho xây dựng công nghiệp”, “Khảo sát cho xây dựng đô thị và nông thôn” và 20 TCXD 45: 1978 “Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình”.
1.6. Trên cơ sở nhiệm vụ kĩ thuật do cơ quan đặt hàng giao, cơ quan khảo sát lập phương án kĩ thuật khảo sát có xét đến đặc điểm kết cấu và điều kiện làm việc của cọc (móng cọc) dưới tác dụng của tải trọng công
– Chiều sâu đặt cọc (đài cọc và thân cọc) biến đổi rất lớn (từ 2 đến 30m, trong một số trường hợp đặc biệt đến 60m).
– Mối quan hệ giữa chiều dày lớp đất chịu nén với sự bố trí cọc trên mặt bằng và kích thước lưới cọc.
– Sự ảnh hưởng đến sức chịu tải và độ lún của móng cọc không chỉ riêng đối với lớp đất nằm dưới mũi cọc và cả đối với lớp đất xung quanh thân cọc.
– Sự xuất hiện lực ma sát ở mặt bên (sườn) cọc.
– Sự phụ thuộc của sức chịu tải và độ lún của móng cọc vào công nghệ thi công cọc.
– Xác định khả năng đóng cọc đến độ sâu thiết kế;
– Trong những trường hợp cần thiết phải thử nghiệm cọc tại hiện trường.
1.7. Cách thức thử nghiệm cọc tại hiện trường tuân theo đúng quy định hiện hành.
2. Các yêu cầu đối với công tác khảo sát địa kĩ thuật
2.1. Thành phần và khối lượng công tác khảo sát địa kĩ thuật để thiết kế và thi công móng cọc chống, phụ thuộc vào chiều sâu, thế nằm và địa hình của mái lớp đất tựa cọc cũng như trạng thái của phần đất ở đầu lớp này.
2.2. Khảo sát địa kĩ thuật để thiết kế và thi công móng cọc chống cần tiến hành các công tác sau:
a) Khoan các hố kĩ thuật và lấy mẫu đất thí nghiệm để xác định mái lớp đất có thể tựa cọc, đồng thời phải khoan sâu vào lớp này ít nhất 1,5m trong đó có 3 lỗ khoan phải khoan sâu vào lớp tựa cọc ít nhất là 3m.
b) Xuyên động để chính xác hóa mái lớp tựa cọc và lựa chọn phương pháp đóng cọc.
c) Đào hố lấy mẫu nguyên dạng và không nguyên dạng để xác định các chỉ tiêu cơ lí của lớp đất tựa cọc khi không thể xác định chúng bằng phương pháp khoan.
d) Tiến hành thử nghiệm cọc tại hiện trường nếu như cơ quan khảo sát và cơ quan thiết kế thấy cần thiết sau khi đã thỏa thuận với cơ quan chủ quản công trình (Ban quản lí công trình).
e) Thực hiện công tác thăm dò địa vật lí (nếu thấy cần thiết).
2.3. Khối lượng công tác nêu trong mục 2.2 cần phải đủ để có thể thành lập bản đồ đường đẳng độ sâu cách nhau 1m của mái lớp tựa cọc trong phạm vi nhà và công trình thiết kế.
2.4. Dựa vào mức độ đồng nhất về điều kiện thế nằm và tính chất của đất đối với móng cọc treo, mức độ phức tạp của điều kiện địa chất công trình được phân ra thành 3 cấp.
– Cấp 1: Tầng đất có 1 lớp hay nhiều lớp nằm ngang hoặc hơi nghiêng (độ nghiêng không quá 0,05) trong phạm vi mỗi lớp đất đồng nhất về tính chất.
– Cấp II: Tầng đất có một hay nhiều lớp, ranh giới giữa các lớp tương đối ổn định (độ nghiêng không quá 0,1). Trong phạm vi từng lớp, đất không đồng nhất về tính chất.
– Cấp III: Tầng đất gồm nhiều lớp khác nhau về thành phần và không đồng nhất về tính chất, ranh giới giữa các lớp đất không ổn định (độ nghiêng lớn hơn 0,1) một số lớp riêng biệt có thể bị vát nhọn.
2.5. Thành phần và khối lượng công tác khảo sát địa kĩ thuật để thiết kế và thi công móng cọc treo được xác định bởi mức độ phức tạp về điều kiện địa chất công trình của diện tích xây dựng áp dụng cho móng cọc (mục 2.4) và bởi đặc điểm của nhà hoặc công trình thiết kế được quy định ở bảng 1.
Thuộc tính TCVN TCXD160:1987 | |
---|---|
Loại văn bản | Tiêu chuẩn xây dựng |
Số / ký hiệu | TCXD160:1987 |
Cơ quan ban hành | Không xác định |
Người ký | Không xác định |
Ngày ban hành | |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Xây dựng |
Tình trạng hiệu lực | Không xác định |
Tải xuống | Để tải vui lòng truy cập website tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại: https://tcvn.gov.vn |
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SƠN HÀ (SHAC)
Trụ sở chính: Số 55, đường 22, KĐT Waterfront City, Lê Chân, Hải Phòng
Văn phòng đại diện
Ảnh khác