TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 8810 : 2011
ĐƯỜNG CỨU NẠN Ô TÔ – YÊU CẦU THIẾT KẾ
Emergency escape ramp – Specification for design
MỤC LỤC
1 Phạm vi áp dụng ………………………………………………………………………………………………… 5
2 Tài liệu viện dẫn ………………………………………………………………………………………………….. 5
3 Thuật ngữ và định nghĩa ……………………………………………………………………………………….. 5
4 Qui định chung về bố trí đường cứu nạn…………………………………………………………………… 6
5 Các loại đường cứu nạn……………………………………………………………………………………….. 6
6 Đoạn đường dẫn và tốc độ thiết kế ở đầu vào đoạn đường dẫn …………………………………… 7
7 Cấu tạo đoạn đường dẫn ……………………………………………………………………………………… 7
8 Chiều dài đệm giảm tốc ……………………………………………………………………………………….. 9
9 Cấu tạo đệm giảm tốc ………………………………………………………………………………………… 11
10 Thoát nước……………………………………………………………………………………………………… 12
11 Biển báo hiệu, vạch tín hiệu giao thông và chiếu sáng………………………………………………. 12
12 Rào chắn………………………………………………………………………………………………………… 13
Lời nói đầu
TCVN 8810 : 2011 do Tổng cục Đường bộ Việt Nam biên soạn, Bộ Giao thông vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
TCVN 8810 : 2011 thay thế 22TCN 218 – 1994.
TCVN 8810 : 2011 được chuyển đổi từ 22TCN 218 – 1994 theo qui định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Qui chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2008 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Qui chuẩn kỹ thuật.
ĐƯỜNG CỨU NẠN Ô TÔ – YÊU CẦU THIẾT KẾ
Emergency escape ramp – Specification for design
1 Phạm vi áp dụng
1.1 Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về thiết kế xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp đường cứu nạn ô tô.
1.2 Tiêu chuẩn này không áp dụng cho đường cứu nạn ô tô trên đường cao tốc, đường đô thị, đường công nghiệp, đường lâm nghiệp.
1.3 Trong trường hợp đặc biệt có thể áp dụng các chỉ tiêu kỹ thuật của tiêu chuẩn khác nhưng phải qua phân tích kinh tế – kỹ thuật.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có). TCVN 4054, Đường ô tô – Yêu cầu thiết kế.
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1 Đường cứu nạn (Emergency escape ramp)
Đoạn đường được thiết kế và thi công trên đường đèo dốc nhằm làm giảm tốc độ và đảm bảo cho những xe mất kiểm soát dừng lại khi xuống dốc. Trong trường hợp này, xe mất kiểm soát có thể rời khỏi đường chính vào đường cứu nạn, dừng lại để sửa chữa. Đường cứu nạn gồm hai đoạn: đoạn đường dẫn và đệm giảm tốc.
3.2 Xe mất kiểm soát (Out of control vehicle)
Xe không điều khiển được do hỏng phanh, hỏng hộp số, do máy quá nóng … khi xuống dốc.
3.3 Đoạn đường dẫn (Bed approach)
Đoạn đường nối từ đường chính vào đệm giảm tốc.
3.4 Đệm giảm tốc (Arrestor bed)
Đoạn đường có lớp mặt cấu tạo bằng vật liệu rời rạc (sỏi, cuội, cát, đá dăm …) để tăng sức cản lăn nhằm làm giảm tốc độ của xe mất kiểm soát, đảm bảo cho xe dừng lại. Đệm giảm tốc được bố trí nối tiếp sau đoạn đường dẫn và là đoạn tiêu năng chính của đường cứu nạn.
Thuộc tính TCVN TCVN8810:2011 | |
---|---|
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Số / ký hiệu | TCVN8810:2011 |
Cơ quan ban hành | Không xác định |
Người ký | Không xác định |
Ngày ban hành | |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Xây dựng - Giao thông |
Tình trạng hiệu lực | Không xác định |
Tải xuống | Để tải vui lòng truy cập website tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại: https://tcvn.gov.vn |
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SƠN HÀ (SHAC)
Trụ sở chính: Số 55, đường 22, KĐT Waterfront City, Lê Chân, Hải Phòng
Văn phòng đại diện
Ảnh khác