TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 5867:1995
THANG MÁY CABIN, ĐỐI TRỌNG, RAY DẪN HƯỚNG – YÊU CẦU AN TOÀN
Elevator – Cabins, counterweights, guide rails – Safety requirements
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại thang máy dẫn động bằng điện được phân loại và định nghĩa theo TCVN 5744: 1993, và quy định các yêu cầu an toàn đối với cabin, đối trọng và ray dẫn hướng.
1. Yêu cầu chung
1.1. Cabin, đối trọng phải di chuyển theo ray dẫn hướng; số lượng ray ít nhất là 2.
1.2. Khung cabin, khung đối trọng, ray dẫn hướng và các chi tiết liên kết chúng phải chế tạo bằng kim loại, có khả năng chịu tải khi thang máy vận hành bình thường; khi thử nghiệm, khi bộ hãm bảo hiểm của cabin (đối trọng) tác động ở vận tốc cho phép của bộ khống chế vận tốc, cũng như khi cabin (đối trọng) hạ xuống giảm chấn; trong mọi điều kiện trên, không cho phép có biến dạng dư.
1.3. Cabin (đối trọng) phải có các má trượt dẫn hướng; má trượt phải thay thế được trong quá trình sử dụng. Kết cấu của má trượt phải đảm bảo cho chúng không bị trật ra khỏi ray dẫn hướng khi thang máy vận hành bình thường, cũng như khi thử nghiệm, kế cả khi các đệm lót bị mòn hoặc bị tháo ra, khi khung cabin, khung đối trọng bị biến dạng đàn hồi trong giới hạn cho phép.
Nếu dùng kết cấu con lăn dẫn hướng cũng phải bố trí các má trượt cứng đề phòng ngừa nếu không có kết cấu khác loại trừ khả năng cabin (đối trọng) bật khỏi ray khi các con lăn bị hỏng.
2. Yêu cầu đối với cabin
2.1. Cabin thang máy phải có vách kín bảo xung quanh, có trần và sàn cho phép trừ lại các ô cửa ra vào và cửa nắp.
Ở cabin thang máy chở hàng, cho phép làm vách kín xung quanh đến độ cao không nhỏ hơn lm tính từ sàn, còn phía trên có thể căng lưới thép, hoặc che bằng tôn đục lỗ đường kính không quá 20mm. Khung cửa lưới thép phải bố trí ở phía ngoài.
2.2. Vách, cửa, sàn và trần cabin phải vững chắc, không có bịến dạng dư khi thang máy vận hành bình thường cũng như khi thử nghiệm. Vách và cánh cửa cabin không được có biến dạng dư khi chịu tải trọng 300N tác động vuông góc với bề mặt phía trong, ở vi trí bất kì và phân bổ trên diện tích vuông hoặc tròn bằng 0,005m2, lúc đó bịến dạng đàn hồi không được vượt quá 15mm.
2.3. Cabin treo trên dây ở thang máy chở người nhất thiết phải có bộ phận hãm bảo hiểm.
2.4. Cabin thang máy chở hàng không có người đi kèm, điều khiển từ ngoài, cho phép không có bộ hãm bảo hiểm nếu thỏa mãn để các điều kiện sau đây:
a) Khóa hãm sẽ tự động hãm giữ cabin trước khi người có thể vào;
b) Khi phía dưới cabin không thể có người qua lại;
c) Nếu cabin rơi, hoặc hàng chở bị vỡ khi rơi cabin có thể gây hư hỏng các trang bị kết cấu và phần bảo che giếng thang, nhưng không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Không cho phép chở người trong cabin thang máy không có bộ hãm bảo hiểm.
2.5. ở cabin thang máy điều khiển bên trong với vách và cửa kín, phải được thông gió tự nhiên hoặc nhân tạo, đảm bảo đu lượng không khí vào cho hành khách và cả trong trường hợp sự cố.
Trong trường hợp thông gió tự nhiên, các lỗ thông gió được bố trí ở phía dưới trần và phía trên sàn, diện tích thông thoáng phải không nhỏ hơn l% diện tích hữu ích của sàn; các khe hở xung quanh của cabin tình bằng 50% diện tích của chúng.
Các lỗ thông gió bố trí ở độ cao dưới 2m tính từ sàn cabin phải được che chắn bằng lưới, chấn song, sao cho thanh tròn đường kính l0mm không luồn qua được.
2.6. ở cabin thang máy điều khiển bên trong hoặc điều khiển hỗn hợp phải treo bảng quy tắc sử dụng cùng với kí hiệu trọng tải (số người) được phép vận hành và phải có biển của nhà máy chế tạo.
2.7. Các cửa nắp đều phải có khóa mở bằng chìa. Các cửa nắp (trừ cửa nắp ở nóc cabin) không được mở về phía giếng thang.
2.8. Nóc cabin phải chịu được tải trọng (không bị bịến dạng dư) do hai người đứng hoặc do vật khối lượng 160kg đặt trên nóc ở vị trí bật kì với diện tích đặt tải 0,12m2, trong đó cạnh bé không nhỏ hơn 0,25m. Trên nóc cabin phải làm lan can bảo hiểm; lan can phải có.độ cao không dưới 0,8m.
2.9. Nếu cabin được treo qua bộ múp, thì các ròng rọc của bộ múp phải được che chắn.
2.10. Cho phép bố trí ô cửa nắp kích thước không dưới 0,35 x 0,5m ở nóc cabin. Không cho phép bố trí cửa nắp ngay phía trên bảng điều khiển cabin. Nếu cửa nắp bố trí cùng phía có đối trọng thì phải trang bị công tắc an toàn để ngắt điện thang máy khi mở cửa.
Cửa nắp kiểu lật phải có cấu tạo sao cho khi mở sẽ không vượt quá kích thước giới hạn của cabin.
2.11. Sàn cabin thang máy chở người và thang máy bệnh viện, phải chịu được tải trọng riêng 5000 Pa.
2.12. Sàn cabin thang máy chở hàng phải chịu được tải trọng tập trung bằng 0,25 trọng tải tác động ở vị trí bật kì, với diện tích đặt tải vuông hoặc tròn bằng 0,0025m2.
2.13. Phía dưới ngưỡng cửa cabin, theo suất chiều ngang cửa tầng, phải đặt tậm chắn ở mức ngang mép ngoài ngưỡng cửa. Kích thước tậm chắn theo phương thẳng đứng phải phủ quá lỗ trống dưới ngưỡng cửa cabin một khoảng ứng với vùng mở khóa cửa tầng.
2.14. Ở thang máy có thể dùng lệnh gọi cabin không tải với cửa để mở, phải có thiết bị khống chế sự có tải trường cabin (thí dụ làm sàn động) tác động lên công tắc an toàn khi trong cabin có tải với khối lượng:
a) 15kg và lớn hơn đối với thang chở người;
b) 25kg và lớn hơn đối với thang chở hàng và thang bệnh viện.
Trong cabin có sàn động có thể làm gờ cố định rộng không quá 0,05m.
2.15. Cabin thang máy (trừ thang máy chở hàng không có người đi kèm, điều khiên từ ngoài) phải có ca được trang bị công tác an toàn.
Thang máy với cabin không có cửa chỉ được phép làm việc khi có sự thỏa thuận với cơ quan chức năng quán lí kĩ thuật an toàn.
Thuộc tính TCVN TCVN5867:1995 | |
---|---|
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Số / ký hiệu | TCVN5867:1995 |
Cơ quan ban hành | Không xác định |
Người ký | Không xác định |
Ngày ban hành | |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
Tình trạng hiệu lực | Không xác định |
Tải xuống | Để tải vui lòng truy cập website tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại: https://tcvn.gov.vn |
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SƠN HÀ (SHAC)
Trụ sở chính: Số 55, đường 22, KĐT Waterfront City, Lê Chân, Hải Phòng
Văn phòng đại diện
Ảnh khác