https://shac.vn/biet-thu-3-tang-chu-l
https://shac.vn/biet-thu-hien-dai
https://shac.vn/biet-thu-phap
https://shac.vn/mau-biet-thu-2-tang
https://shac.vn/mau-biet-thu-3-tang-co-dien
https://shac.vn/mau-biet-thu-3-tang-tan-co-dien
https://shac.vn/mau-biet-thu-3-tang-mai-thai
https://shac.vn/mau-biet-thu-4-tang-5-tang-6-tang
https://shac.vn/mau-biet-thu-tan-co-dien-2-tang
https://shac.vn/thiet-ke-biet-thu
https://shac.vn/thiet-ke-biet-thu-100m2
https://shac.vn/thiet-ke-biet-thu-10x10
https://shac.vn/thiet-ke-biet-thu-co-be-boi
https://shac.vn/thiet-ke-biet-thu-co-dien
https://shac.vn/thiet-ke-biet-thu-kieu-nhat-ban
https://shac.vn/thiet-ke-biet-thu-mai-thai
https://shac.vn/thiet-ke-biet-thu-song-lap
https://shac.vn/thiet-ke-biet-thu-vuon
https://shac.vn/thiet-ke-khach-san
https://shac.vn/tieu-chuan-khach-san-3-sao
https://shac.vn/tieu-chuan-thiet-ke-khach-san-1-sao
https://shac.vn/tieu-chuan-thiet-ke-khach-san-2-sao
https://shac.vn/tieu-chuan-thiet-ke-khach-san-5-sao
https://shac.vn/cap-nhat-chi-phi-xay-biet-thu-hien-dai-moi-nhat-2024
https://shac.vn/chon-cong-ty-thiet-ke-xay-dung-biet-thu-uy-tin-nhat-2024
https://shac.vn/kinh-nghiem-xay-nha-biet-thu-chi-tiet-nhat-tu-a-den-z
https://shac.vn/5-mau-biet-thu-mini-2-tang-dep-gia-re-gay-sot-2024
https://shac.vn/thiet-ke-biet-thu-tan-co-dien
https://shac.vn/biet-thu-lau-dai
https://shac.vn/mau-biet-thu-3-tang-hien-dai
https://shac.vn/thiet-ke-biet-thu-san-vuon
Ngày đăng 07/17/2015
Ngày cập nhật 10/22/2019
4.6/5 - (222 bình chọn)

Động lực của mình là gì? Làm sao để duy trì được? Chẳng lẽ cứ lao thôi, ra sao thì ra?

Có bao giờ anh thấy nản với cái nghề kiến trúc hào hoa nhưng không hái ra tiền này không?”

Kts. Nguyễn Hoàng Long
Kts. Nguyễn Hoàng Long

Câu hỏi đầu tiên là tôi tự hỏi mình 12 năm trước, khi tôi vừa tốt nghiệp ngành kiến trúc (Khoa tạo dáng công nghiệp, khóa 1998 – 2003). Câu thứ hai là tôi được hỏi bởi một vị chủ đầu tư năm 2013 trong dịp kỷ niệm 10 năm thành lập SHAC (Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Sơn Hà) – công ty thiết kế nhà do tôi sáng lập. Hai câu hỏi này thế mà có sức chứa lớn, nó túm được hết cả chặng đường hơn thập kỷ tôi đã “sống hạnh phúc” với cuộc sống của một kiến trúc sư.

Một trong những may mắn nhất của tôi đó là việc vẫn giữ được lòng yêu nghề. Chưa bao giờ cạn hứng thú với nó, bất chấp cả lúc công ty của tôi đã phải rất quằn quại để tồn tại và khẳng định thương hiệu” – tôi trả lời vị chủ đầu tư ấy. Và tôi mãn nguyện với sự may mắn của mình.

Logo Sơn Hà - SHAC

Logo công ty CP TVXD Sơn Hà – SHAC

Bằng những “mẹo” sau đây mà tôi và những kiến trúc sư của công ty mình đã vượt qua được “vùng nguy hiểm” để tiếp tục sống tốt với nghề. Tôi hi vọng những chia sẻ này sẽ có ích cho các bạn sinh viên, hoặc những kiến trúc sư trẻ muốn bám trụ và sống được với nghề “hào hoa”: Nghề kiến trúc.

1. Trách nhiệm đến cùng với lựa chọn của mình

Một trong những vấn đề lớn nhất mà tôi đã trải nghiệm trong suốt quá trình tập tành làm kiến trúc sư khi tôi còn là sinh viên (hoặc cả khi sau này chính thức bước vào nghề) đó là thấu hiểu cái giá của việc có trách nhiệm với lựa chọn của mình. Nhìn lại chặng đường công ty mình đã đi qua, tôi càng thấm thía và tâm đắc với quan điểm làm việc này. Đây cũng là một trong những tiêu chí chúng tôi thường ưu tiên trong việc tuyển dụng kiến trúc sư. Có lẽ hơi khác biệt một chút, nhưng ở SHAC, chúng tôi đề cao sự trách nhiệm hơn một số yếu tố khác, thậm chí đây còn được coi là tiêu chí hàng đầu. Và tôi tin không ít doanh nghiệp hoặc chủ doanh nghiệp có cùng quan điểm này.

thiet-ke-kien-truc-architecture

Qua chia sẻ trên, tôi muốn nhắn nhủ đến bạn rằng nếu đã “trót” yêu nghề và lựa chọn đi theo nó, thì phải làm cho cái sự yêu của mình nó có nội dung, phải “tán tỉnh, theo đuổi, chinh phục” nó ra tấm ra miếng với nghị lực và mục tiêu rõ ràng. Đặc biệt là khi kiến trúc không được xếp vào loại nghề nghiệp “hái ra tiền”. Với nghề “chỉ làm đẹp cho đời” này, nếu bạn hời hợt, chắc chắn bạn sẽ thua.

Trước khi được “dành trọn trái tim cho nghề”, tôi đã từng phải vùng vẫy với đủ thứ nghề tay trái để “lấy ngắn nuôi dài”. Không tránh khỏi những lúc thấy nhạt nhẽo và mệt mỏi trước sức ép của cơm áo gạo tiền. Tuy nhiên, sự tò mò về cuộc sống của một kiến trúc sư thành đạt đã không cho tôi có cơ hội được quay đầu.

Nếu đã quyết theo nghề, bạn hãy chuẩn bị tâm lý cho trải nghiệm này nhé.

2. Thi công giúp duy trì hứng thú với nghề và khơi gợi ý tưởng thiết kế khả thi

Tôi tin rằng đây là nhận định nhận được nhiều hưởng ứng nhất của không chỉ giới kiến trúc sư mình mà còn của những người ngoài ngành.

Đề cao kinh nghiệm thực tế không chỉ là vấn đề của ngành kiến trúc, mà nó là “chuyện thường như cơm bữa” của tất cả các ngành. Bỏ qua việc bản vẽ của bạn bị vứt xó do tỉ lệ thi công thực tế chênh lệch nhiều, hoặc vật liệu bị lạc hậu, lỗi thời do không kịp cập nhật, hoặc vô số những vấn đề khác nữa khiến mẫu thiết kế của bạn không được nghiệm thu hoặc nghiệm thu không hoàn toàn, bạn không được chủ đầu tư thanh toán tiền thì việc tạo được hứng thú với nghề cũng vô cùng quan trọng.

Thi công biệt thự

Ảnh thực tế công trình Biệt thự pháp – BTP 0008

Ngôi biệt thự lâu đài 6 tầng tại Hà Nội

Biệt thự lâu đài (BTLD 0012 – Hà Nội) đang được thi công

Tôi đã tự tạo hứng thú với nghề kiến trúc cho mình bằng việc tham gia thi công công trình. Tại đây, tôi không chỉ có cơ hội được “kiểm chứng” những gì mình vẽ ra, và điều chỉnh những chỗ không phù hợp mà tôi còn nảy sinh những ý tưởng thiết kế hay ho khiến các chủ đầu tư vô cùng hài lòng. Còn cho riêng bản thân mình, tôi ngày càng thấy yêu cái nghề “chỉ làm đẹp cho đời” này.

Nhưng làm thế nào để các bạn sinh viên hoặc kiến trúc sư tương lai và kiến trúc sư có cơ hội được trực tiếp “mục sở thị” công trường thi công? Bạn có tin không, tôi từng làm thợ phụ hồ trước khi tôi tốt nghiệp đại học? Tôi biết thông vanh vách các loại vật liệu đủ các thị trường bình dân hoặc cao cấp trước khi tôi thành tạo phần mềm AutoCad hay 3Dmax,… Điều tôi muốn nói là nếu muốn, chắc chắn bạn sẽ có cách, quan trọng là bạn hiểu được tầm quan trọng của việc thi công với chất lượng của bản vẽ thiết kế và hứng thú với nghề của các kiến trúc sư.

Để kiến trúc sư trẻ duy trì và sống tốt được với nghề 1

SHAC tổ chức đi thực tế công trình cho các KTS và KS

Hiện nay, không ít công ty kiến trúc thường xuyên tổ chức các chương trình thực tế công trình nhằm tạo điều kiện cho các kỹ sư và kiến trúc sư của doanh nghiệp mình có cơ hội được khảo sát thực tế, rút được kinh nghiệm cho các vấn đề về thiết kế và thi công. SHAC tự hào là một trong những đơn vị sớm triển khai ý tưởng hữu ích này trong việc đào tạo và nâng cao chất lượng nhân sự.

3. Kiến trúc dập khuôn là kiến trúc lỗi thời

Thay đổi linh hoạt theo thời cuộc cũng là một trong những kinh nghiệm quan trọng mà tôi muốn chia sẻ cùng các bạn.

Tháng 3 năm 2010, SHAC ký kết thành công hợp đồng thiết kế biệt thự kiến trúc Pháp đầu tiên. Việc bàn giao suôn sẻ hồ sơ thiết kế của công trình này đã đưa SHAC sang một trang mới. Từ việc trước đây chỉ chuyên về các công trình có kiến trúc hiện đại, chúng tôi phát hiện ra mình còn có sở trường với loại hình kiến trúc cổ điển này. Cũng từ đó, kiến trúc cổ điển là yếu tố chủ chốt làm nên thương hiệu SHAC uy tín và có chiều sâu trên thị trường thiết kế – thi công công trình dân dụng toàn quốc. Chúng tôi hài lòng vì thời điểm đó, chúng tôi đã dám từ bỏ lối mòn để học hỏi các bậc đàn anh đi trước để rồi tạo nên dấu mốc quyết định cho sự phát triển đầy lạc quan của doanh nghiệp mình.

Biệt thự 3 tầng kiểu pháp kết hợp mái đỏ

Biệt thự 3 tầng kiểu pháp (SH BTP 0052)

Thiết kế khách sạn

Khách sạn Kiều Dung 4 sao

Qua câu chuyện thực tế của công ty mình, tôi muốn khẳng định rằng tư duy linh hoạt luôn được hoan nghênh trong mọi ngành nghề. Đối với các kiến trúc sư thì việc chịu khó học hỏi, trau dồi, cập nhật những quan điểm thiết kế mới với vật liệu và màu sắc hợp thời là yếu tố quyết định 50% thắng lợi của bản vẽ thiết kế. Kiến trúc dập khuôn là kiến trúc lỗi thời. Và quan trọng hơn tất cả, những điều cóp nhặt, tích lũy được từ cuộc sống thực tế chính là nguồn nguyên liệu quý báu, dồi dào để chúng ta cho ra đời được những công trình “Chất lượng trong thi công – Độc đáo trong thiết kế”.

4. Kiến thức trong trường không là con át chủ bài nhưng là cơ sở để thành công

Trong vai trò một kiến trúc sư, đồng thời là chủ một doanh nghiệp thiết kế – thi công đã khẳng định được thương hiệu, ở giai đoạn này trong sự nghiệp của mình tôi có thể khẳng định với bạn rằng kiến thức trong trường không là con át chủ bài nhưng là cơ sở để thành công.

Tôi thừa nhận tôi không phải là một sinh viên chăm chỉ. Sinh viên xuất sắc thì càng không. Do sở thích kinh doanh đã ngấm vào máu nên từ năm thứ hai, thi thoảng tôi có “ăn gian” giờ học để tập tành kinh doanh. Tuy nhiên, dù không tham gia đủ các giờ học nhưng với tôi mỗi phần kiến thức được học trong trường (cho lúc khởi nghiệp hay khi đã khẳng định được thương hiệu như bây giờ) đều có ý nghĩa nhất định.

Tôi chỉ là một sinh viên rất bình thường trong 103 thành viên của lớp K6 – Kiến trúc. Mặc dù vậy, tôi biết tôi nhất định phải có mặt trong danh sách 50 sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp của năm đó. Vì tôi muốn những gì tôi đã được học phải được khẳng định.

GĐ Nguyễn Hoàng Long trả lời phỏng vấn Đài truyền hình Hải Phòng

Kts. Nguyễn Hoàng Long trong cuộc phỏng vấn của Đài truyền hình THP (năm 2012)

Chắc các bạn đều đã biết một thực trạng là hầu hết sinh viên ra trường sẽ đều rất bối rối với mớ kiến thức được dạy sau 4 hoặc 5 năm học. Không ít bạn trẻ còn thấy hụt hẫng, vì chẳng biết sẽ dùng nó thế nào khi công việc thực tế lại khác xa vời vợi. Họ thường phải học lại từ đầu khi đi làm, và số đông người coi giai đoạn này mới là giai đoạn thu nạp chữ nghĩa đích thực. Sinh viên kiến trúc không nằm ngoài phạm vi của thực trạng này. Nhưng làm thế nào để bạn tiếp thu được những kiến thức thực tế khi bạn thiếu khung lý thuyết cơ sở? Làm thế nào để thể hiện được ý tưởng thiết kế nhà của mình trong khi khái niệm về nó bạn cũng không nắm được dù chỉ là mơ hồ? Rồi sẽ đến giai đoạn bạn nhận ra được rằng “cái mớ hỗn độn” mà mình được học trong trường hóa ra lại hay ho đến vậy, và càng hay hơn khi mình dùng kinh nghiệm làm việc thực tế để kiểm chứng và phân tích hay phản biện nó.

Và tất nhiên, tôi không khuyến khích các bạn “ăn gian” giờ học như tôi!

5. Sự may mắn

Ngẫm lại chặng đường mình đã sống với nghề, tôi thấy rằng không thể thiếu yếu tố may mắn. Từ sinh viên, cho đến kiến trúc sư trẻ hay kiến trúc sư đã có kinh nghiệm, nếu chạm tay đến được may mắn thì sẽ bớt gian nan hơn.

Nhưng kịp nắm bắt cơ hội mà sự may mắn mang đến cho bạn hay không lại là do sự nhạy bén, nỗ lực và bản lĩnh của từng người. Khi SHAC ký được hợp đồng xây nhà trọn gói đầu tiên vào năm 2006, tôi càng thấu hiểu điều này một cách sâu sắc.

6. Làm việc một cách đam mê

Chung quy lại rằng tất cả những điều tôi vừa đề cập ở trên đều có thể tổng kết ở đây – chính là thái độ làm việc tận tụy với niềm đam mê và nhiệt huyết.

Khi mới thành lập SHAC vào năm 2003, rất may mắn là tôi có những cộng sự sẵn sàng cùng tôi dành 14 tiếng đến 16 tiếng một ngày để làm việc một cách hăng say. Thời điểm ấy, do những điều kiện cả khách quan và chủ quan mà SHAC phải đi đường vòng trước khi chính thức thâm nhập được thị trường tư vấn xây dựng. Chúng tôi đã bắt đầu với việc thiết kế tiểu cảnh sân vườn và tranh đá – hạng mục rất nhỏ trong bản vẽ của một hồ sơ thiết kế nhà. Sau này, trong dịp thỏa thuận hợp tác để ký kết hợp đồng thiết kế nhà chính thức, một vị chủ đầu tư đã chia sẻ với tôi rằng họ quyết định hợp tác với chúng tôi lần thứ hai bởi vì họ cảm nhận được từng nỗ lực của chúng tôi trong sản phẩm mà chúng tôi bàn giao cho họ. Họ muốn đặt niềm tin vào một đơn vị có những kiến trúc sư tâm huyết như thế.

nguyen-hoang-long-10-nam-2013

SHAC kỷ niệm 10 năm thành lập

Và đây là điều mà tôi đã rút ra được, rằng cho dù công việc đầu tiên bạn làm trong vai trò một kiến trúc sư mới tốt nghiệp là gì thì tôi tin rằng nếu bạn làm với bầu nhiệt thuyết và đam mê, bạn ắt sẽ thu được kết quả xứng đáng. Có những người may mắn được tham gia những dự án lớn ngay từ khi khởi nghiệp, nhưng có những kiến trúc sư trẻ phải khá chật vật ngay cả chỉ để tìm cơ hội thực hiện những bản vẽ quy mô nhỏ. Bạn càng tận tụy và thể hiện điều đó trong công việc, các nhà quản lý doanh nghiệp hoặc các chủ đầu tư đều có thể nhận ra điều ấy và trao đến bạn những cơ hội thú vị.

Từ kinh nghiệm của cá nhân mình, tôi cũng xin nhấn mạnh rằng thời điểm còn là sinh viên hoặc những năm tháng làm việc trong vai trò kiến trúc sư mới ra trường chính là thời điểm tốt nhất để hình thành cho bạn thái độ và sự tận tụy trong công việc. Tôi chúc các bạn luôn biết cách giữ lửa đam mê của mình.

KTS. NGUYỄN HOÀNG LONG

(Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Sơn Hà – SHAC

Cựu sinh viên K6 – Kiến trúc, khoa Tạo dáng công nghiệp)

Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SƠN HÀ (SHAC)
Trụ sở chính: Số 55, đường 22, KĐT Waterfront City, Lê Chân, Hải Phòng

  • Điện thoại: 0225 2222 555
  • Hotline: 0906 222 555
  • Email: sonha@shac.vn

Văn phòng đại diện

  • Tại Hà Nội: Số 4/172, Ngọc Hồi, Huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội
  • Tại Quảng Ninh: Số 289 P. Giếng Đáy, TP. Hạ Long, Tỉnh. Quảng Ninh
  • Tại Đà Nẵng: Số 51m đường Nguyễn Chí Thanh, P. Thạch Thang. Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
  • Tại Sài Gòn: Số 45 Đường 17 khu B, An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh
  • Xưởng nội thất: Số 45 Thống Trực, Nam Sơn. Kiến An, TP. Hải Phòng
4.6/5 - (222 bình chọn)
5748Lượt xem
YÊU CẦU TƯ VẤN

Yêu cầu tư vấn
*Vui lòng để lại thông tin, nhân viên tư vấn sẽ liên hệ lại với quý khách trong thời gian sớm nhất
Tra cứu phong thủy
Xem hướng Nhà
Xem tuổi xây nhà
DỰ TOÁN CHI PHÍ

Bạn có thể tự tính toán chi phí xây dựng bằng phần mềm Dự toán Online của SHAC. Để lên dự trù chi phí xây dựng, hãy truy cập link sau (miễn phí):

Dự toán Chi phí xây dựng

Có liên quan

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Yêu cầu tư vấn

YÊU CẦU TƯ VẤN Widget

Tìm theo số tầng

Tìm theo mặt tiền

Bài viết mới nhất

Yêu cầu tư vấn

YÊU CẦU TƯ VẤN Widget

Ảnh khác

.
.
0906.222.555