Câu hỏi của bạn Bùi Xuân Quang tại hòm thư bxquang02@gmail.com hỏi :
Theo “Thông tư số 05/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng” có quy định đối với các khoản bảo hiểm mà người sử dụng lao động phải nộp cho nhà nước: “Mục 1 – Phụ lục 3: Đơn giá nhân công trong chi phí trực tiếp của dự toán xây dựng công trình là đơn giá nhân công trung bình trên thị trường trong khu vực, làm việc 1 ngày 8 giờ, không bao gồm các khoản bảo hiểm mà người sử dụng lao động phải nộp cho nhà nước đã được tính trong chi phí chung (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp)”.
Thông tư 02/2015/TT-BLĐTBXH mức lương chuyên gia tư vấn trong nước làm cơ sở dự toán không nêu rõ các khoản bảo hiểm mà người sử dụng lao động phải nộp cho nhà nước được tính như thế nào: “Khoản 1 – Điều 5: Mức lương này không bao gồm chi phí đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật hiện hành; chi phí quản lý của đơn vị quản lý, sử dụng chuyên gia (nếu có), chi phí đi lại, khảo sát, thuê văn phòng làm việc, thông tin liên lạc và các chi phí khác để đảm bảo chuyên gia tư vấn thực hiện nhiệm vụ”.
Như vậy khi lập dự toán gói thầu tư vấn các khoản bảo hiểm mà người sử dụng lao động phải nộp cho nhà nước cũng được hiểu là đã được tính trong chi phí quản lý?
Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế xây dựng có ý kiến như sau:
Việc xác định chi phí tư vấn trong dự toán gói thầu tư vấn được quy định chi tiết tại Quyết định 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng. Theo đó, khi lập dự toán gói thầu tư vấn, các khoản bảo hiểm mà người sử dụng lao động phải nộp cho nhà nước đã được tính trong chi phí quản lý.
Vụ Kinh tế xây dựng
Nguồn: Bộ xây dựng
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SƠN HÀ (SHAC)
Trụ sở chính: Số 55, đường 22, KĐT Waterfront City, Lê Chân, Hải Phòng
Văn phòng đại diện
Ảnh khác
Bình luận