https://shac.vn/thiet-ke-khach-san
https://shac.vn/thiet-ke-biet-thu
https://shac.vn/tieu-chuan-thiet-ke-khach-san-4-sao
https://shac.vn/thiet-ke-khach-san-4-sao
https://shac.vn/07-mau-mat-bang-khach-san-mini-duoc-yeu-thich-nhat-hien-nay
https://shac.vn/10-ban-ve-thiet-ke-khach-san-dep-nhat-2024-va-nhung-luu-y
https://shac.vn/mau-khach-san-mini-tan-co-dien-6-tang-1-tum-tai-hai-phong-sh-ks-0096
https://shac.vn/mau-thiet-ke-khach-san-mini-dang-dau-tu
https://shac.vn/nhung-mat-bang-khach-san-khoa-hoc
https://shac.vn/thiet-ke-khach-san-co-dien
https://shac.vn/thiet-ke-khach-san-hien-dai
https://shac.vn/thiet-ke-khach-san-tan-co-dien
https://shac.vn/tieu-chuan-thiet-ke-khach-san-1-sao
https://shac.vn/tieu-chuan-viet-nam-tcvn-43912009-ve-khach-san-xep-hang
https://shac.vn/tong-hop-ho-so-thiet-ke-kien-truc-khach-san-shac
https://shac.vn/tu-van-thiet-ke-thi-cong-khach-san-dep-chuyen-nghiep
https://shac.vn/chon-tuoi-lam-nha-nam-2027-thu-hut-vuong-khi-tang-tai-loc
https://shac.vn/giai-ma-tuoi-ky-dau-lam-nha-nam-2025-chinh-xac-nhat-luu-y
https://shac.vn/he-lo-nhung-tuoi-dep-lam-nha-nam-2026-giup-gia-chu-phat-tai-phat-loc
https://shac.vn/tuoi-binh-thin-lam-nha-nam-2025-va-cach-hoa-giai-tuoi-xau
https://shac.vn/tuoi-canh-than-xay-nha-nam-2025-va-cac-ngay-dep-de-lam-nha
https://shac.vn/tuoi-canh-tuat-1970-lam-nha-nam-2025-va-luu-y-quan-trong
https://shac.vn/tuoi-giap-dan-lam-nha-nam-2025-va-loi-khuyen-tu-chuyen-gia
https://shac.vn/tuoi-ky-mui-xay-nha-nam-2025-va-nhung-dieu-can-biet
https://shac.vn/tuoi-lam-nha-nam-2028-hut-tai-loc-cho-gia-chu
https://shac.vn/tuoi-mau-than-xay-nha-nam-2025
https://shac.vn/tuoi-tan-suu-lam-nha-nam-2025-va-cach-hoa-giai
https://shac.vn/5-luu-y-giup-tuoi-nham-tuat-xay-nha-nam-2025-thuan-loi
Ngày đăng 04/09/2019
Ngày cập nhật 06/19/2024
4.4/5 - (179 bình chọn)

Trong cuộc sống, nếu các lựa chọn đều phù hợp với nguyên lý ngũ hành tương sinh tương khắc thì mọi việc sẽ có phần thuận lợi hơn. Việc thiết kế và xây dựng nhà cửa cũng không nằm ngoài nguyên tắc này. Nói một cách cụ thể hơn, khi xây dựng, bài trí nhà cửa, gia chủ cần lưu ý chọn vật liệu, hình dáng, màu sắc của đồ vật phù hợp với ngũ hành bản mệnh của mình.

Trong bài viết trước chúng tôi đã đề cập đến Thủy sinh Mộc. Tiếp tục các nội dung về phong thủy nhà cửa, chúng tôi mời bạn cùng tìm hiểu Kim sinh Thủy là gì để áp dụng hiệu quả trong xây dựng nhà cửa với những tư vấn và tổng hợp của các chuyên gia phong thủy uy tín.

Tương sinh Tương hợp Màu khắc chế Màu bị khắc chế
Mệnh Kim Vàng sậm, nâu đất Trắng, bạc, vàng nhạt Xanh lá cây, gỗ Đỏ, hồng, tím
Mệnh Mộc Đen, xanh nước biển Xanh lá cây, gỗ Vàng sậm, nâu đất Trắng, bạc, vàng nhạt
Mệnh Thủy Trắng, bạc, vàng nhạt Đen, xanh nước biển Đỏ, hồng, tím Vàng sậm, nâu đất
Mệnh Hỏa Xanh lá cây, gỗ Đỏ, hồng, tím Trắng, bạc, vàng nhạt Đen, xanh nước biển
Mệnh Thổ Đỏ, hồng, tím Vàng sậm, nâu đất Đen, xanh nước biển Xanh lá cây, gỗ

Tìm hiểu Kim sinh Thủy là gì để áp dụng hiệu quả trong xây dựng nhà cửa

TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI MỆNH KIM

1, Đặc điểm chung mệnh Kim

Hành Kim chỉ về mùa Thu và sức mạnh. Đại diện cho thể rắn và khả năng chứa đựng. Mặt khác, Kim còn là vật dẫn. Khi tích cực, Kim là sự truyền đạt thông tin, ý tưởng sắc sảo và sự công minh. Khi tiêu cực, Kim có thể là sự hủy hoại, là hiểm họa và phiền muộn. Kim có thể là một món hàng xinh xắn và quý giá mà cũng có thể là đao kiếm. Màu sắc đặc trưng của Kim là vàng đồng hoặc trắng bạc. Kim còn là biểu tượng chân khí, hư âm, chi môn, và sắc thái. Thuộc tính Kim thường mang giá trị tìm ẩn, nội lực vững chắc, gia cố bền bỉ,

2, Tính cách người mệnh Kim

Người mệnh Kim có tính độc đoán và cương quyết. Họ dốc lòng dốc sức theo đuổi cao vọng. Là những nhà tổ chức giỏi, họ độc lập và vui sướng với thành quả riêng của họ. Vì tin vào khả năng bản thân nên họ kém linh động mặc dù họ thăng tiến là nhờ vào sự thay đổi. Đây là kiểu người nghiêm túc và không dễ nhận sự giúp đỡ.

  • Tích cực: Mạnh mẽ, bền bỉ, có trực giác và lôi cuốn.
  • Tiêu cực: Cứng nhắc, kiêu kỳ, sầu muộn và nghiêm nghị.

3, Mệnh Kim sinh năm nào?

Mệnh Kim bao gồm những người có năm sinh dưới đây:

  • Nhâm Dần sinh năm 1962
  • Quý Mão sinh  năm 1963
  • Canh Tuất sinh năm 1970
  • Tân Hợi sinh năm 1971
  • Giáp Tý sinh năm 1984
  • Ất Sửu sinh năm 1985
  • Nhâm Thân sinh năm 1992
  • Quý Dậu sinh năm 1993
  • Canh Thìn sinh năm 2000
  • Tân Tỵ sinh năm 2001

4, Màu sắc tương sinh tương khắc của mệnh Kim

Theo quan niệm phong thủy việc lựa chọn màu sắc phù hợp với bản mệnh rất quan trọng bởi nó mang đến cho người mệnh Kim nhiều may mắn, thuận lợi, làm việc gì cũng được như ý muốn, khi khó khăn sẽ gặp được quý nhân phù trợ. Không những vậy mà sức khỏe của bạn cũng tốt hơn, ít khi gặp phải đau ốm, bệnh tật. Đây là điều quan trọng để gia chủ có lựa chọn màu sắ phù hợp trong trang trí xây dựng nhà cửa từ ngoại thất đến nội thất.

Bảng màu sắc của mệnh Kim và các mệnh khác
Bảng màu sắc của mệnh Kim và các mệnh khác

* Màu tương sinh với người mệnh Kim:

  • Màu vàng: Màu vàng tượng trưng cho sự thuần khiết, trong sáng và thành công. Khi nhìn màu vàng ta thường có cảm giác nhẹ nhàng, dễ chịu, tâm hồn cũng được thư thái, thoải mái hơn. Theo các nhà phong thủy, đây là màu phù hợp nhất với người mệnh Kim.
  • Màu trắng: Màu trắng là biểu tượng của sự tinh khiết, giản dị và trong sáng. Đây được coi là màu tương sinh với người mệnh Kim, đem lại cuộc sống giàu sang cho chủ sở hữu.
  • Màu xám bạc: Trong phong thủy, màu xám bạc có ý nghĩa cực kì quan trọng đối với những người mệnh Kim bởi nó rất tốt cho cung Tử Tức (con cháu) và Quý Nhân hoặc Quan Lộc.

* Màu tương khắc với người mệnh Kim:

Màu đỏ, hồng. Đây là hai màu đại diện cho mệnh Hỏa vì thế nó tương khắc với những người mệnh Kim. Do đó, bạn cần thận trọng khi sử dụng những vật phẩm mang màu sắc này.

Xem thêm:

TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI MỆNH THỦY

1, Tính cách của người mệnh Thủy

Dịu dàng, chân thành và đầy sâu sắc là nét tính cách được thể hiện rõ nhất ở những người mệnh Thủy. Họ thường đặt ra cho mình nhiều mục tiêu trong cuộc sống và luôn cố gắng phấn đấu để biến ước mơ thành hiện thực. Mặc dù mang trong mình sức mạnh khủng khiếp của nước nhưng những người mệnh Thủy vẫn có một sức hấp dẫn tuyệt vời.

Mệnh Tương sinh (1) Hòa hợp (2) Chế khắc (3) Bị khắc (kỵ)
KIM Vàng, Nâu đất Trắng, Xám, Ghi Xanh lục Đỏ, Hồng, Tím
MỘC Đen, Xanh nước Xanh lục Vàng, Nâu đất Trắng, Xám, Ghi
THỦY Trắng, Xám, Ghi Đen, Xanh nước Đỏ, Hồng, Tím Vàng, Nâu đất
HỎA Xanh lục Đỏ, Hồng, Tím Trắng, Xám, Ghi Đen, Xanh nước
THỔ Đỏ, Hồng, Tím Vàng, Nâu đất Đen, Xanh nước Xanh lục

Những người mệnh Thủy có kỹ năng giao tiếp, ứng xử khéo léo, giỏi thuyết phục người khác. Họ khá nhạy cảm, tinh tế và sâu sắc, luôn sẵn sàng lắng nghe, giúp đỡ người khác.

Hành Thủy chủ về đức trí, thủy là “nhuần hạ” trong đó “nhuần” nghĩa là thấm ướt còn “hạ” là xuống dưới. Bởi vậy đặc tính của những người mệnh thủy là thông minh, linh hoạt, sống giàu tình cảm, tâm hướng thiện.

2, Người mệnh Thủy sinh năm nào?

Sau đây là năm sinh của những người mệnh Thủy:

  • Bính Ngọ sinh năm 1966
  • Đình Mùi sinh năm 1967
  • Giáp Dần sinh năm 1974
  • Ất Mão sinh năm 1975
  • Nhâm Tuất sinh năm 1982
  • Quý Hợi sinh năm 1983
  • Bính Tý sinh năm 1996
  • Đinh Sửu sinh năm 1997
  • Giáp Thân sinh năm 2004
  • Ất Dậu sinh năm 2005

3, Người mệnh Thủy hợp với màu gì và kỵ màu gì?

Màu sắc là một trong những yếu tố có vai trò quan trọng trong việc cân bằng quy luật âm dương, ngũ hành. Dương là sắc sáng chuyển động phản ánh sáng màu còn âm là sắc tối yên tĩnh hấp thụ màu. Nếu biết sử dụng màu sắc hợp với bản mệnh, nó sẽ có tác dụng tăng cường các yếu tố thuận lợi và hạn chế những bất lợi ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.

* Màu tương sinh đem lại may mắn cho người mệnh Thủy:

Màu đen: Sắc đen thể hiện cho sự mạnh mẽ, quyết liệt cũng giống như tính cách của người mệnh Thủy. Dựa vào đặc tính, quy luật âm dương ngũ hành, ta dễ dàng nhận thấy màu đen là màu hợp nhất với người mệnh thủy.

Màu trắng: Kim sinh Thủy mà màu sắc đại diện cho Kim là màu trắng, bởi vậy người mệnh Thủy rất hợp với những vận dụng, phụ kiện có màu trắng.

* Màu tương khắc cản trở sự thành công của người mệnh Thủy:

  • Đỏ, cam, tím: Thủy và Hỏa là mối quan hệ tương khắc, bởi vậy mệnh Thủy sẽ không hợp với sắc màu đỏ, cam, tím của hỏa.
  • Vàng, nâu đất, nâu nhạt: 3 màu này đại diện cho yếu tố Thổ, tuy nhiên Thổ lại tương khắc với Thủy. Bởi vậy, bạn cần tránh những sắc màu vàng, nâu bởi nó sẽ tiết chế sự may mắn, giàu sang của người mệnh Thủy.
  • Màu xanh lá cây: Tuy Thủy sinh Mộc là mối quan hệ tương sinh nhưng Thủy đã mất đi rất nhiều năng lượng để hỗ trợ, thúc đẩy Mộc sinh trưởng phát triển. Bởi vậy, người mệnh Thủy không nên chọn màu xanh lá cây(màu đặc trưng của mệnh Mộc) nếu không sẽ bị tiêu hao năng lượng, cản trở con đường thành công của mình.

TÌM HIỂU THÊM VỀ NGŨ HÀNH TƯƠNG SINH, TƯƠNG KHẮC

Trong 5 ngũ hành (Kim, Thổ, Mộc, Thủy, Hỏa) có mối quan hệ tương sinh, có mối quan hệ phản sinh, có mỗi quan hệ tương khắc, và phản khắc. Tất cả chúng đều có mối quan hệ biện chứng lẫn nhau, không thể tách rời, cũng không thể phủ nhận một yếu tố nào cả, chúng tồn tại dựa trên sự tương tác lẫn nhau, trong đó có cái chung cái riêng.

Hiểu được ngũ hành tương sinh và tương khắc giúp vận dụng phù hợp trong cuộc sống
Hiểu được ngũ hành tương sinh và tương khắc giúp vận dụng phù hợp trong cuộc sống

1, Nguyên lý ngũ hành tương sinh như sau:

  • KIM sinh THỦY
  • THỦY sinh MỘC
  • MỘC sinh HỎA
  • HỎA sinh THỔ
  • THỔ sinh KIM

2, Ngũ hành là gì?

Trong ngũ hành bao gồm 5 trạng thái: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ trong trời đất.

Theo quan niệm của người xưa, vạn vật được sinh ra và chuyển hóa dựa vào quy luật âm dương ngũ hành của tạo hóa. 5 trạng thái này đại diện cho 5 hiện tượng phổ biến trong tự nhiên.

  • Kim đại diện cho trời, tiền bạc, tôi luyện, rèn giũa – chủ về nghĩa, cương trực, mãnh liệt.
  • Mộc đại diện cho gỗ, sự phát triển, sự sinh sôi nảy nở, vươn lên – chủ về nhân, ôn hòa, thẳng thắn.
  • Thủy đại diện cho nước, thể hiện sự mênh mông, vận động uyển chuyển – chủ về trí, thông minh, hiền lành.
  • Hỏa đại diện cho lửa, sự bốc đồng, giận dữ, chiến tranh – chủ về lễ, nóng nảy nhưng lễ độ.
  • Thổ đại diện cho đất, sự bao dung, lòng mẹ – chủ về tín, tính tình đôn hậu.

Giữa chúng tồn tại các mối quan hệ tương tác, biện chứng ảnh hưởng trực tiếp lẫn nhau, không thể tách rời mà chúng tôi sẽ giới thiệu trong phần tiếp theo của bài viết.

3, Các mối quan hệ trong ngũ hành

Theo thuyết ngũ hành, người ta chia thành 4 loại quan hệ. Để giải thích cho quy luật này, chúng ta sẽ dựa vào thế giới tự nhiên để lý giải cho nó.

* Ngũ hành tương sinh:

Các vật thể muốn tồn tại và phát triển cần có sự bổ trợ, nuôi dưỡng từ những vật thể khác.Vì thế, mối quan hệ quan hệ tương sinh thể hiện quá trình tăng trưởng và phát triển của mọi sự vật.

Thủy sinh Mộc là do Thủy là nguồn sống, nơi xuất phát của thực vật, từ đơn bào đến đa bào rồi, sinh trưởng phát triển thành cây.

Mô phỏng ngũ hành tương sinh
Mô phỏng ngũ hành tương sinh

Còn Mộc là gỗ mang tính ôn, ấm áp, là mầm mống để sinh ra Hỏa, tức là Mộc sinh Hỏa. Hỏa lại thiêu đốt mộc, cháy hết thành tro sinh ra Thổ, do đó được gọi là Hỏa sinh Thổ.

Thổ là đất, nó mang nhiều khoáng chất và kim loại, tức là Thổ sinh Kim. Trong khi kim còn non, chảy ngầm trong núi, và khi khí kim nóng quá cũng hóa thành dòng, nên người ta mới nói Kim sinh Thủy là vì lý do này.

* Ngũ hành tương khắc:

Khi các vật thể bị sát phạt, khắc chế lẫn nhau sẽ đi đến chỗ suy yếu và thoái hóa. Do vậy, mối quan hệ tương khắc sẽ thể hiện quá trình suy vong và hủy diệt của sự vật.

Cũng vì thế mà ngũ hành tương khắc trái ngược hẳn với ngũ hành tương sinh: Kim khắc Mộc, được ví như dao chặt được gỗ vậy. Còn Mộc thì khắc Thổ, cũng như cây sinh trưởng lấy hết dinh dưỡng của đất khiến cho đất trở nên cằn cỗi.

Thổ lại khắc Thủy, ví như đê chắn được nước, đất bao bọc vây lấy nước tạo thành hồ vậy. Trong khi đó, Thủy lại khắc Hỏa, nên lửa bị nước dập tắt. Còn Hỏa khắc Kim, kim loại sẽ bị lửa nung đốt và tan chảy ra.

* Ngũ hành phản sinh:

Theo quy luật phát triển của vạn vật thì vai trò quan trọng của mối quan hệ tương sinh là lợi nhưng nếu sinh quá nhiều đôi khi lại trở thành tai hại. Cái gì nhiều quá cũng không phải là tốt. Và trong ngũ hành cũng vậy, nó được thể hiện như sau:

  • Thổ sinh kim, nếu thổ nhiều thì kim bị vùi – kim nhiều thì thổ yếu.
  • Hỏa sinh thổ, nếu hỏa nhiều thì thổ tiêu rụi – thổ nhiều thì hỏa tối.
  • Mộc sinh hỏa, nếu mộc nhiều thì hỏa không cháy – hỏa nhiều thì mộc cháy.
  • Thủy sinh mộc, nếu thủy nhiều thì mộc trôi – mộc nhiều thì thủy cạn.
  • Kim sinh thủy, nếu kim nhiều thì thủy tràn – thủy nhiều kim chìm.

Đây được xem là nguồn gốc cho mối quan hệ phản sinh trong Ngũ hành.

* Ngũ hành phản khắc:

Ngũ hành phản khắc là khi một hành bị khắc, nhưng do lực ảnh hưởng của nó quá mạnh, khiến cho hành khắc không thể khắc được trái lại còn còn bị thương tổn, gây nên sự phản khắc. Nó hoàn toàn trái ngược với quy luật phản sinh. Trong tự nhiên nó được thể hiện như sau:

  • Kim khắc mộc, nếu mộc nhiều thì kim hao tổn – kim nhiều thì mộc sẽ gãy.
  • Mộc khắc thổ, nếu thổ nhiều thì mộc gãy – mộc nhiều thổ nghiêng đổ.
  • Thổ khắc thủy, nếu thủy nhiều thì thổ trôi – thổ nhiều thì thủy sẽ bị ngưng đọng.
  • Thủy khắc hỏa, nếu hỏa nhiều thì thủy cạn – thủy nhiều thì hỏa tàn.
  • Hỏa khắc kim, nếu kim nhiều thì hỏa ngưng – hỏa nhiều thì kim tiêu.

Từ những thông tin được cung cấp ở trên bạn sẽ hiểu được mối quan hệ mất thiết của các yếu tố hình thành trong ngũ hành và hiểu được tại sao Kim sinh Thủy. Chúc bạn có được lựa chọn phương án thiết kế, trang trí màu sắc và lựa chọn vật dụng hợp phong thủy cho ngôi nhà mơ ước của gia đình mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Quý vị cũng có thể xem thêm về bộ sưu tập thiết kế nhà đẹp của SHAC tại đây:

Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SƠN HÀ (SHAC)
Trụ sở chính: Số 55, đường 22, KĐT Waterfront City, Lê Chân, Hải Phòng

  • Điện thoại: 0225 2222 555
  • Hotline: 0906 222 555
  • Email: sonha@shac.vn

Văn phòng đại diện

  • Tại Hà Nội: Số 4/172, Ngọc Hồi, Huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội
  • Tại Quảng Ninh: Số 289 P. Giếng Đáy, TP. Hạ Long, Tỉnh. Quảng Ninh
  • Tại Đà Nẵng: Số 51m đường Nguyễn Chí Thanh, P. Thạch Thang. Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
  • Tại Sài Gòn: Số 45 Đường 17 khu B, An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh
  • Xưởng nội thất: Số 45 Thống Trực, Nam Sơn. Kiến An, TP. Hải Phòng
4.4/5 - (179 bình chọn)
16995Lượt xem
YÊU CẦU TƯ VẤN

Nhận ưu đãi & tư vấn
🎁 GIẢM NGAY 50% phí thiết kế khi thi công trọn gói 🎁 MIỄN PHÍ kiểm tra giám sát các lần đổ móng, sàn, mái
🎁 MIỄN PHÍ khảo sát hiện trạng đất/nhà 🎁 HỖ TRỢ hồ sơ giấy xin cấp phép xây dựng
🎁 MIỄN PHÍ thiết kế cổng và tường rào 🎁 MIỄN PHÍ tư vấn thiết kế, tư vấn phong thủy

*Vui lòng để lại thông tin, nhân viên tư vấn sẽ liên hệ lại với quý khách trong thời gian sớm nhất

Tra cứu phong thủy
Xem hướng Nhà
Xem tuổi xây nhà
DỰ TOÁN CHI PHÍ

Bạn có thể tự tính toán chi phí xây dựng bằng phần mềm Dự toán Online của SHAC. Để lên dự trù chi phí xây dựng, hãy truy cập link sau (miễn phí):

Dự toán Chi phí xây dựng

Có liên quan

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Yêu cầu tư vấn

YÊU CẦU TƯ VẤN Widget

Tìm theo số tầng

Tìm theo mặt tiền

Bài viết mới nhất

Yêu cầu tư vấn

YÊU CẦU TƯ VẤN Widget

Ảnh khác

.
.
0906.222.555