https://shac.vn/thiet-ke-biet-thu-tan-co-dien
https://shac.vn/biet-thu-phap
https://shac.vn/thiet-ke-biet-thu
https://shac.vn/thiet-ke-khach-san-5-sao
https://shac.vn/don-gia-thiet-ke-khach-san-2025-bao-gia-chi-tiet
https://shac.vn/top-10-hinh-anh-khach-san-dep-don-tim-moi-du-khach-nam-2025
Ngày đăng 10/18/2016
Ngày cập nhật 12/02/2022
4.8/5 - (213 bình chọn)

Doanh nhân Nguyễn Sơn HàNguyễn Sơn Hà, quê gốc Sơn Tây, sinh ra ở Hà Nội (nên tên ông lưu luyến với hai địa danh ấy) và kinh doanh thành đạt trên đất Cảng Hải Phòng với Hãng sơn nổi tiếng Resistanco. Thưở nhỏ, Nguyễn Sơn Hà được học chữ nho và quốc ngữ, đến năm 15 tuổi thì mồ côi cha, ông phải gánh vác gia đình với 7 miệng ăn (Nguyễn Sơn Hà là anh cả trong gia đình). Mấy anh em ông đùm bọc nhau, vừa làm vừa học. Trước khi lập Hãng sơn riêng năm 1917, Nguyễn Sơn Hà từng làm thuê cho Hãng sơn Sauvage Cottu. Vốn có chí tự lập, ông nảy sinh ý định học nghề làm sơn dầu. Nhà chủ có một tủ sách quý về hoá học, về công nghệ sản xuất sơn, về nghề in…Những lúc chủ đi vắng, ông lục lọi tìm đọc những sách về nghề sơn. Để có trình độ tiếng Pháp khá hơn, ông mời thầy người Pháp về nhà dạy vào buổi tối. Vừa học kỹ thuật trong sách, ông vừa tranh thủ gần gũi anh em công nhân để hỏi han kinh nghiệm. Tuy chỉ làm thư ký cho hãng, nhưng mọi việc lớn nhỏ, từ kỹ thuật đến cách tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm…ông đều để tâm học hỏi. Cứ như vậy, với sự đắp đổi của thời gian, mỗi năm ông thêm một tuổi, thì vốn liếng và tri thức trong ông lớn dần lên cho tới khi ông quyết định tách khỏi ông chủ người Pháp mở xưởng sơn riêng của mình. Có lẽ, ông chủ người Pháp, không ngờ rằng cậu thanh niên bản xứ chăm chỉ công việc, siêng năng đọc sách này trở thành đối thủ cạnh tranh với mình trong tương lai.

Khi đã nắm được những bí quyết trong nghề làm sơn, kinh doanh sơn dầu, Nguyễn Sơn Hà xin thôi việc, bán chiếc xe đạp làm vốn, mở cửa hàng nhỏ nhận việc kẻ biển, quét vôi, sơn nhà cửa và bắt tay vào chế thử sơn dầu ở Hải Phòng. Lúc đầu, công cụ làm sơn chỉ có chiếc cối đá mua ở chợ về để nghiền bột, mấy anh em ông vừa là chủ, vừa là thợ chung lưng đấu cật quyết tâm lập nghiệp từ cái cửa hàng nhỏ nhoi ấy. Sau nhiều lần sản xuất thử bị thất bại, ông vẫn kiên trì vừa làm vừa rút kinh nghiệm và dồn tâm sức nghiên cứu cách dùng nguyên liệu trong nước như cây trẩu, cây thầu dầu, nhựa thông…Chẳng bao lâu những dòng sơn, xay từ cối đá được “đóng hộp” đem bán ra thị trường, với nhãn hiệu “Resistanco” (có nghĩa là bền chặt), giá thành hạ, chất lượng tốt, mau khô, bóng đẹp hơn sơn của Tây.

Buổi đầu ra nhập thị trường, ông cho anh em thợ cứ đi sơn thử cho khách hàng xem họ ưng ý mới lấy tiền. Hãng còn biếu hàng mẫu cho các cai thầu, dán quảng cáo khắp nơi. Dần dà người ta bảo nhau đến mua hàng ngày càng đông vì chất lượng tốt và giá cả lại hạ hơn sơn ngoại. Nguyễn Sơn Hà trực tiếp đến gặp chủ nhà hàng Gô-đa, cửa hàng lớn nhất lúc bấy giờ, đề nghị cho gửi 15kg sơn để bán thử. Tiền hàng chưa phải trả, lãi suất lại cao, chủ hãng buôn lớn liền nhận bán sơn cho Hãng Resistanco. Công việc làm ăn ngày một phát đạt. Nguyễn Sơn Hà đã mua được máy xay bằng sắt thay cho cối đá, nên chất lượng sơn ngày càng khá hơn. Ông mua được cửa hàng trên phố La-Côm, tức phố Hoàng Văn Thụ ngày nay. Lúc đầu, ông chỉ có khả năng dựng nhà tre vách đất cho thợ ở, khi khá giả, ông mua hẳn 41 căn hộ (mỗi căn hơn 120m2) ở ngõ Sơn Lâm bây giờ, để thưởng dần cho thợ thuyền.

Trong quá trình làm ăn, Nguyễn Sơn Hà luôn giữ gìn chữ tín với khách hàng, lắng nghe ý kiến của mọi người để xem xét, xử lý kịp thời các vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm. Một lần, Công sứ Quảng Yên phàn nàn phần sơn cửa 7 ngày vẫn chưa khô. Hay tin, ông trực tiếp sang nghiên cứu, nhờ có kỹ thuật và hiểu biết rộng, ông đã tìm ra nguyên nhân là do cửa làm bằng gỗ dầu, một loại gỗ có hàm lượng dầu cao, vì thế sơn lâu khô. Thế là uy tín của hãng vẫn giữ vững, tiếng lành lại bay xa. Lần khác, khách hàng Sài Gòn kêu “sơn Resistanco B lâu khô quá”, Nguyễn Sơn Hà vội điện khẩn vào: “hoãn việc cung cấp loại sơn Resistanco B ra thị trường”, rồi lập tức bay vào điều tra sự việc. Ông đã phát hiện nguyên nhân là do người thợ nấu phải mẻ sơn non, chưa đến độ đạt yêu cầu, nhưng sợ ảnh hưởng đến thời hạn giao hàng nên cứ cho đem pha chế thành sản phẩm để gửi đi, vì thấy đơn đặt hàng dồn dập gửi về. Lập tức mấy toa xe lửa sơn đang trên đường vào Sài Gòn được lệnh quay trở lại nhà máy ở Hải Phòng. Ai mua phải đợt sơn đó đều được hoàn lại tiền, kèm theo lời xin lỗi chân thành….

Thấy Nguyễn Sơn Hà làm ăn phát đạt, bọn thực dân và tư bản Pháp, tư bản Hoa kiều hùa với nhau mở chiến dịch đánh ngục ông. Lúc đầu chúng vu cáo ông là buôn lậu. Một lần có mẻ dầu không may bị bốc cháy, lấy cớ đó chúng ra lệnh cấm ông sản xuất, bắt ông dọn ra ngoại ô. Khi nhà máy mới được xây dựng xong, công việc làm ăn vừa vào nề nếp, viên Đốc lý Hải Phòng lại ra lệnh “đóng cửa ngay nhà máy, vì ô nhiễm môi trường” (địa điểm xây dựng nhà máy chính do viên Đốc lý này giới thiệu)…Nhờ có niềm tin sắt đá rằng ông đang kinh danh trên Tổ quốc mình, giàu tài nguyên, giàu vật liệu cho nghề sản xuất sơn, xung quanh đều là đồng bào mình, những người siêng năng, chịu thương chịu khó và khéo tay đã khiến Nguyễn Sơn Hà dấn thân. Ông lần lượt vượt qua mọi sự kiềm toả, o bế của chính quyền thực dân và các đối thủ cạnh tranh “chơi xấu” để tồn tại và phát triển.

Trong cuộc cạnh tranh khốc liệt trước hai đối thủ không cần sức: tư sản Pháp và tư sản Hoa kiều trên đất Cảng, cũng như doanh nhân Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Sơn Hà đã sử dụng thành công tinh thần dân tộc như một vũ khí tinh thần sắc bén để chiến thắng và vươn lên làm giàu cho gia đình, cho đất nước. Sau chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, Nguyễn Sơn Hà quyết định bỏ thêm vốn, mở rộng xưởng, tăng sản lượng sơn mà thị trường đang cần, đưa Resistanco trở thành Hãng sơn danh tiếng, cạnh tranh thắng lợi với các hãng sơn lâu đời của Pháp. Khi đã có tiếng về chất lượng sản phẩm, hãng sơn của Nguyễn Sơn Hà đã giành được phần lớn thị trường trên toàn cõi Đông Dương, bắt đầu thâm nhập sâu sang thị trường Thái Lan, Căm-phu-chia, Pháp…Mặt khác, Nguyễn Sơn Hà chủ động tìm nguồn nguyên liệu trong nước thay thế nguyên liệu nhập ngoại như: mua đồn điền 300 mẫu ở Đò Lèn (Thanh Hoá) để trồng chẩu lấy dầu; ký hợp đồng mua dầu thông dài hạn ở Quảng Yên; xin khai thác mỏ đá màu ở Đông Triều (Quảng Yên) và Thanh Hoá; khai thác mỏ sét xanh ở Sơn Tây, đất sét trắng, vàng, đỏ ở Hải Dương…Theo ông, sự chủ động về nguồn nguyên liệu trong nước không chỉ khơi dậy tiềm năng của Tổ quốc, đưa lại công ăn việc làm cho người dân, mà còn góp phần vượt lên trên sự kìm hãm và chèn ép của tư bản ngoại bang.

Làm kinh doanh, ông giàu có lên, nhưng không có những biểu hiện kiểu “làm giàu bằng mọi giá” thường gặp ở những doanh nhân vong bản. Ông làm giàu chính bằng lòng yêu nước, tài làm chủ kỹ nghệ, tính quảng giao và đạo đức kinh doanh của mình. Bên cạnh cái chí muốn vươn lên làm giàu cho gia đình, dòng tộc, Nguyễn Sơn Hà còn nhờ cái chí muốn lập đạo làm giàu có ích cho đất nước. Điều đó giải thích vì sao hăng say làm giàu, những Nguyễn Sơn Hà cũng không quên tham gia các hoạt động xã hội để gắn mình với quảng đại quần chúng đồng bào còn nghèo khổ của mình như: đứng đầu Hội Truyền bá quốc ngữ Hải Phòng; lập trường Dục Anh dạy dỗ trẻ mồ côi; chu cấp lương thực cứu đói người nghèo…

Sinh thời, nhà chí sĩ yêu nước nổi tiếng Phan Bội Châu đã viết tặng cụ Nguyễn Sơn Hà một đối câu đối: “Hoá học bác Âu trường, tô điểm sơn hà tâm hữu tất – Công khoa tôn Việt chủng, chuyển di thời thế thủ vi cơ”. Nghĩa là: “Lấy hoá học của người Âu, tô điểm cho sơn hà bởi tấm lòng son sẵn có – Dùng công nghệ của đất Việt thay đổi thời thế làm nên bởi tự tay mình“. Sau này, Nhà sử học Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam nhận xét chí lý rằng: “Con đường làm giàu từ một cậu bé mồ côi cha đi làm thuê để thành đạt, trở thành ông chủ một hãng sơn lớn đủ sức cạnh tranh với sơn ngoại, kể cả hàng của chính quốc, là con đường phấn đấu gian khổ trong thời mất nước. Chắc chắn rằng bên cạnh cái chí muốn vươn lên làm giàu cho gia đình, dòng tộc, cụ Nguyễn Sơn Hà thành đạt còn nhờ cái chí muốn lập đạo làm giàu có ích cho đất nước. Điều đó giải thích vì sao hăng say làm giàu, nhưng cụ Nguyễn Sơn Hà cũng không quên tham gia các hoạt động xã hội để gắn mình với quảng đại quần chúng, đồng bào còn nghèo khổ của mình…Và như một lẽ tự nhiên, sự giàu có về đời sống vật chất không hề ngăn cách cụ Nguyễn Sơn Hà đến với cách mạng, nhất là một cuộc cách mạng đã cởi ách nô lệ cho toàn dân tộc, một cuộc cách mạng do Bác Hồ lãnh đạo. Trước yêu cầu của đất nước, cụ Nguyễn Sơn Hà không chỉ đem của cải gia sản của mình hiến cho cách mạng, mà Cụ còn dâng hiến cả người con trai yêu quý của mình cho Tổ quốc; cụ tận tâm làm giàu cho sức mạnh của cuộc kháng chiến toàn quốc. Chỉ tiếc rằng cụ Nguyễn Sơn Hà không được sống đến ngày đất nước đổi mới để cái chí và cái tâm làm giàu có dịp thi thố hợp với lẽ “dân giàu nước mạnh…”.

Phát biểu trong cuộc gặp mặt gia đình Nguyễn Sơn Hà nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cụ (16-8-1994), đồng chí Phạm Văn Đồng, Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng nói: “Tôi vui lòng kể về một đôi kỷ niệm về một người bạn mà tôi luôn ghi nhớ trong lòng: Đó là nhà yêu nước, nhà doanh nghiệp Nguyễn Sơn Hà luôn có đầy nghị lực, năng động, sáng tạo. Tôi nghĩ Nguyễn Sơn Hà là một tấm gương sáng đối với các nhà doanh nghiệp cũng như đối với mọi người và nhất là đối với các nhà doanh nghiệp trẻ ngày nay về lòng yêu nước và ý chí kinh doanh…”. Cũng nhân cuộc gặp mặt bà quả phụ Nguyễn Sơn Hà là Nguyễn Thị Ngọc Mùi cùng các con, cháu, chắt nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Cụ Hà tại Hà Nội (13-9-1994), Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhớ lại: “Tôi biết anh Nguyễn Sơn Hà từ trước Cách mạng Tháng Tám với hãng sơn Resistanco. Sau Cách mạng Tháng Tám, có ý kiến của Bác và anh Trường Chinh, tôi có mời một số các anh ở Hải Phòng lên gặp, anh Vũ Trọng Khánh và Nguyễn Sơn Hà. Biết anh Hà có kiến thức về kinh tế nên mời làm Bộ trưởng Bộ Kinh tế trong Chính phủ, anh Vũ Trọng Khánh là Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Anh Vũ Trọng Khánh nhận lời. Anh Hà nói anh rất cảm ơn nhưng xin cho mấy ngày suy nghĩ. Mấy hôm sau anh trở lại và nói: “Tôi rất cảm ơn sự tín nhiệm của Bác Hồ và các anh, nhưng công việc lớn quá sợ khả năng có hạn chế nên xin được chỉ làm một số việc về kinh tế nước nhà”. Tôi rất quý trọng sự trung thực của anh. Anh Sơn Hà là một người yêu nước. Có thể nói anh đã không từ bỏ bất cứ việc gì làm cho ích nước, lợi dân, phục vụ công cuộc kháng chiến. Như chế taoh vũ khí, chế vải dầu che mưa cho bộ đội tốt lắm, dầu lau súng…góp ý kiến cho những vấn đề kinh tế Chính phủ. Tôi nhớ, trong kháng chiến Quốc hội có tặng Đại đoàn Quân Tiên phong thanh kiếm “Mã đáo thành công”. Quốc hội đã uỷ nhiệm cho anh Nguyễn Sơn Hà trao tặng cho Đại đoàn 308 (tức Quân Tiên phong)…”…

Tháng 9-1994, giới sử học Hải Phòng phối hợp với Hội KHLS Việt Nam đã tổ chức hội thảo khoa học tưởng niệm tròn một trăm năm ngày sinh nhà doanh nghiệp yêu nước Nguyễn Sơn Hà. Ban Tổ chức hội thảo đã nhận được nhiều ý kiến xác nhận về công lao, về những cống hiến to lớn của doanh nhân Nguyễn Sơn Hà và gia đình đối với cách mạng của các đồng chí Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí thư; Hoàng Quốc Việt, Nguyên chủ tịch MTTQ Việt Nam; Lê Quang Đạo, Chủ tịch đoàn Chủ tịch Trung ương MTTQVN, Nguyên Bí thư Thành uỷ Hải Phòng; Hoàng Tùng, Nguyên Bí thư Trung ương Đảng, Nguyên Bí thư Hải Phòng, Nguyên Phó bí thư khu uỷ Liên khu III (1946-1948); Nguyễn Công Hoà, Nguyên bí thư Thành uỷ Hải Phòng (1936-1937), Nguyên Phó Chủ tịch Tổng công đoàn Việt Nam…Mọi người đều thống nhất cho rằng tuy không phải là hoạt động cách mạng chuyên nghiệp hay một người anh hùng xuất chúng, nhưng trong toàn bộ cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Sơn Hà không thiếu những tư chất của người làm cách mạng, những hành vi thấm đẫm tính chất anh hùng.

Nguồn: vanhoadoanhnhanhp.com

4.8/5 - (213 bình chọn)
747Lượt xem
YÊU CẦU TƯ VẤN

Nhận ưu đãi & tư vấn
🎁 GIẢM NGAY 50% phí thiết kế khi thi công trọn gói 🎁 MIỄN PHÍ kiểm tra giám sát các lần đổ móng, sàn, mái
🎁 MIỄN PHÍ khảo sát hiện trạng đất/nhà 🎁 HỖ TRỢ hồ sơ giấy xin cấp phép xây dựng
🎁 MIỄN PHÍ thiết kế cổng và tường rào 🎁 MIỄN PHÍ tư vấn thiết kế, tư vấn phong thủy

*Vui lòng để lại thông tin, nhân viên tư vấn sẽ liên hệ lại với quý khách trong thời gian sớm nhất

Tra cứu phong thủy
Xem hướng Nhà
Xem tuổi xây nhà
DỰ TOÁN CHI PHÍ

Bạn có thể tự tính toán chi phí xây dựng bằng phần mềm Dự toán Online của SHAC. Để lên dự trù chi phí xây dựng, hãy truy cập link sau (miễn phí):

Dự toán Chi phí xây dựng

Có liên quan

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Yêu cầu tư vấn

YÊU CẦU TƯ VẤN Widget

Tìm theo số tầng

Tìm theo mặt tiền

Bài viết mới nhất

Yêu cầu tư vấn

YÊU CẦU TƯ VẤN Widget

Ảnh khác

.
.
0906.222.555