Trong thiết kế thi công nhà tắm và vệ sinh, dù có thể không đầu tư sử dụng thiết bị tốt nhất nhưng chống thấm lại là một trong những ưu tiên hàng đầu (bất kể đó là nhà ống, biệt thự hay các công trình quy mô hơn). Việc chống thấm nhà vệ sinh cần đảm bảo thực hiện tốt theo quy trình mới đạt hiệu quả.
NỘI DUNG CHÍNH
Trong bài viết hôm nay, chúng tôi xin tổng hợp và giới thiệu đến bạn quy trình chống thấm sàn nhà vệ sinh và phòng tắm chuẩn kỹ thuật nhất. Mời bạn cùng tham khảo.
Sau đây là 2 lý do cơ bản cho thấy tầm quan trọng của việc chống thầm sàn nhà tắm và vệ sinh:
Từ kinh nghiệm thi công thực tế các công trình, chúng tôi đúc kết được rằng hiện tượng thấm nhà tắm và vệ sinh do nguyên nhân cơ bản sau đây:
– Với đặc điểm là tiếp xúc với nước liên tục và thường xuyên và nước thẩm thấu qua các lớp mạch chát, sàn bê tông, các vết nứt sàn do kết cấu nhà bị lún từ những dịch chuyển, thép sàn vệ sinh không đan đúng tiêu chuẩn, chất lượng bê tông kém,…
– Công trình chưa xử lý chống thấm nhà vệ sinh trước đó hoặc chống thấm phòng tắm những biện pháp không phù hợp, không triệt để, thi công với kỹ thuật chống thấm nhà vệ sinh không đảm bảo.
– Kỹ thuật thi công chống thấm nhà tắm ở các vị trí kết nối mạch và mặt sàn không đảm bảo tiêu chuẩn. Có 4 vị trí thường xuyên bị thấm ở nhà vệ sinh là:
Có thể bạn quan tâm: Thiết kế thi công biệt thự nhà phố và vai trò của việc chống thấm
Để có thể giải pháp chống thấm nhà tắm và vệ sinh hiệu quả phải cần đến các các loại vật liệu chống thấm nhà vệ sinh tốt phù hợp với biện pháp thi công xử lý chống thấm khác nhau. Mời bạn cùng chúng tôi điểm qua một số vật liệu chống thấm nhà vệ sinh và phòng tắm được sử dụng phổ biến nhất hiện nay:
Màng hay còn gọi là tấm lót chống thấm nhà vệ sinh được sử dụng trong nhiều hạng mục thi công chống thấm bởi hiệu quả cao.
Hiện nay có 02 loại tấm chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò chất lượng tốt bao gồm:
– Màng chống thấm nhà vệ sinh Bitum: Là vật liệu màng chống thấm bitum sử dụng phương pháp khò nhiệt và cho hiệu quả cao khi thi công các công trình cần có chống thấm tốt và ứng dụng được với nhiều loại công trình từ chống thấm sàn nhà vệ sinh, tường, cổ ống, hộp kỹ thuật.
– Vật liệu chống thấm nhà vệ sinh bằng sika: Sika là thương hiệu vật liệu chống thấm của tập đoàn Sika AG, Thụy Sĩ với nhiều các sản phẩm cho khả năng chống thấm dột cao như: Sika chống thấm sàn vệ sinh, sàn mái trần, bể nước… với nhiều chủng loại từ phụ gia, vữa, màng, keo, miếng dán chống thấm nhà vệ sinh.
Ngoài các sản phẩm màng, tấm lót thì để chống thấm nhà vệ sinh thì còn có thể sử dụng vữa chống thấm.
Trên thị trường hiện nay có các loại vữa được sử dụng phổ biến như:
Sơn chống thấm nhà vệ sinh được làm từ hợp chất chống thấm pha xi măng, phụ gia chống thấm, dung dịch chống thấm tinh thể thẩm thấu, chất chống thấm tạo màng, hợp chất chống thấm 2 thành phần, vữa chống thấm, màng chống thấm, keo chống thấm… và có nhiều loại với quy trình khác nhau.
Sử dụng lưới thủy tinh chống thấm cho nhà vệ sinh là cách để tăng khả năng chịu lực, tính năng chống nứt tường, sàn, loại bỏ các nguyên nhân về kết cấu gây ra hiện tượng nhà vệ sinh bị thấm dột.
Theo các chuyên gia, đa phần sử dụng lưới chống thấm nhà vệ sinh cho các công trình xây mới hiệu quả hơn so với công trình sửa chữa chống thấm nhà vệ sinh cũ.
Lưới chống thấm nhà vệ sinh được dùng kết hợp với chất chống thấm dạng lỏng ở các vị trí, cấu trúc xây dựng có giao động, dịch chuyển thường xuyên và gia cố thâm cho lớp chống thấm mỏng ở những vị trí xung yếu (chân tường, góc tường có đặc trưng dễ nứt, lún khi giao động nhẹ).
Bạn nên xem: Quy trình thi công chống thấm cho xây dựng khách sạn, biệt thự nhà đẹp
Để có thể xử lý chống thấm nhà vệ sinh một cách triệt để thì cần phải có quy trình chống thấm nhà vệ sinh đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, toàn diện khu vực nhà tắm, toilet. Dưới đây là một số hướng dẫn quy trình chống thấm nhà vệ sinh cơ bản, mang lại kết quả triệt để nhất. Mời bạn cùng tham khảo và ứng dụng cho công trình vệ sinh tương thích.
Việc kiểm tra cần thực hiện tại các vị trí cơ bản, thường gây ra hiện tượng nhà vệ sinh bị thấm dột bao gồm:
Sau khi kiểm tra sẽ xác định được tình trạng cần sửa chữa để có biện pháp chống thấm dột nhà vệ sinh thích hợp, hiệu quả.
Để chuẩn bị bề mặt thi công chống thấm phòng vệ sinh, nhà tắm cần làm các công việc:
Việc thực hiện nghiệm thu có thể tiến hành sau 24h hoàn thành thi công chống thấm để các lớp chống thấm khô. Nếu đạt thì láng thêm lớp vữa bảo vệ chống thấm và lát gạch nền nhà vệ sinh.
Chúng tôi hi vọng những chia sẻ từ bài viết sẽ giúp bạn đọc lựa chọn được các vật liệu chống thấm tốt với giải pháp thi công phù hợp với quy trình bài bản. Trong các bài viết sau chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật các thông tin liên quan. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Quý vị cũng có thể xem thêm về bộ sưu tập thiết kế nhà đẹp của SHAC tại đây:
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SƠN HÀ (SHAC)
Trụ sở chính: Số 318 – 319 HK3 đường Bùi Viện, Lê Chân, Hải Phòng
Văn phòng đại diện
Ảnh khác
Bình luận