TIÊU CHUẨN NGÀNH
22 TCN 171-87
QUY TRÌNH KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH VÀ THIẾT KẾ BIỆN PHÁP ỔN ĐỊNH NỀN ĐƯỜNG VÙNG CÓ HOẠT ĐỘNG TRƯỢT, SỤT LỞ
(Ban hành theo Quyết định số 2259-KHKT ngày 11 – 12 – 1987)
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Nội dung và phạm vi áp dụng tiêu chuẩn
Sau giai đoạn khảo sát tổng hợp để thiết kế kỹ thuật tuyến đường (đường sắt, đường ô tô) hoặc trong quá trình khai thác đường, nếu phát hiện thấy ở một khu vực nào đó có hiện tượng trượt, sụt lở có khả năng uy hiếp điều kiện khai thác của tuyến thì cơ quan thiết kế hoặc quản lý công trình nhất thiết phải có những biện pháp xây dựng các công trình phòng hộ đặc biệt để đảm bảo sự ổn định lâu dài của tuyến.
Tiêu chuẩn quy định những điều khoản về khảo sát địa chất công trình (ĐCCT) trong vùng có hoạt động trượt, sụt bở và về thiết kế những biện pháp ổn định có thể vận dụng được để làm cơ sở tiếp tục thiết kế và thi công các công trình cụ thể để ổn định nền đường sau này.
Trong tiêu chuẩn này không đề cập đến các nội dung công tác khảo sát ĐCCT thông thường và thiết kế cụ thể những công trình phòng hộ ở những trọng điểm cần đảm bảo ổn định đã được nêu trong các tiêu chuẩn khảo sát, thiết kế hiện hành của Nhà nước và ngành GTVT.
Tiêu chuẩn này có hiệu lực đối với ngành đường sắt, đường ô tô và cả với ngành đường sông trong những trường hợp tương tự.
1.2. Những vấn đề cần kiểm tra sơ bộ trước khi tiến hành công tác cụ thể.
Trước khi khảo sát ĐCCT và thiết kế biện pháp ổn định nền đường trong vùng có hoạt động trượt, sụt lở, cần tìm kiếm những điểm sau đây:
– Các đặc điểm về công trình ở khu vực có hoạt động trượt sụt lở (nền đào, nền đắp, cống, đầu cầu, cửa hầm…).
– Các tác nhân có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động trượt sụt lở (như ảnh hưởng của nước mặt, nước ngầm trong khu vực chấn động do thi công bằng máy, bằng mìn).
– Quá trình diễn biến phát triển trượt sụt và những tác nhân ĐCCT động lực.
– Vấn đề môi sinh trong khu vực.
– Tiến độ thiết kế thi công các công trình.
1.3. Yêu cầu kỹ thuật cần đạt trong khảo sát ĐCCT.
Công tác khảo sát ĐCCT cần giải quyết được một số yêu cầu kỹ thuật sau đây:
– Xác định phạm vi khu vực sụt, trượt có ảnh hưởng tới công trình cần bảo vệ thể hiện trên bình đồ tỷ lệ 1/500.
– Xác định chi tiết mặt trượt nhờ những thiết bị khoan đào, địa vật lý, trắc địa.
– Xác định tính chất cơ lý của đất, đá trong và ngoài thân trượt, chế độ hoạt động của nước ngầm và tính chất của nó.
– Xác định các điểm lộ nước dưới đất, lưu lượng chảy theo mùa, nguồn cung cấp nước.
– Thu thập các số liệu về sự di chuyển của khối trượt.
– Phân tích và thu thập những tư liệu cần thiết như: Điều kiện khí hậu, thủy văn và các tác nhân khác (canh tác, thủy lợi, đào đắp đất, chất dỡ tải v.v…) có ảnh hưởng tới khối trượt.
– Xác định rõ nguyên nhân chính gây trượt, sụt lở.
Thuộc tính TCVN 22TCN171:1987 | |
---|---|
Loại văn bản | Tiêu chuẩn ngành |
Số / ký hiệu | 22TCN171:1987 |
Cơ quan ban hành | Bộ Giao Thông |
Người ký | Không xác định |
Ngày ban hành | 11/12/1987 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Xây dựng - Giao thông |
Tình trạng hiệu lực | Không xác định |
Tải xuống | Để tải vui lòng truy cập website tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại: https://tcvn.gov.vn |
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SƠN HÀ (SHAC)
Trụ sở chính: Số 55, đường 22, KĐT Waterfront City, Lê Chân, Hải Phòng
Văn phòng đại diện
Other Images