TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 4117 : 1985
ĐƯỜNG SẮT KHỔ 143 5MM – TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ
Railway gauge 1435mm – Design standard
1. Quy định chung
1.1. Tiêu chuẩn này áp dụng đến thiết kế mới, thiết kế mở rộng và cải tạo đường sắt khổ 1435 mm.
Đối với một tuyến đường sắt cá biệt, khi cần vận dụng các quy định chưa có trong tiêu chuẩn này phải được các cấp có thẩm quyền quyết định.
Chú thích:
1. Tuyến đường sắt khổ 1435 mm chuyên đến phục vụ cho xí nghiệp công nghiệp, nếu xét về khối lượng vận chuyển và ý nghĩa kinh tế kĩ thuật tương đương với đường sắt công cộng thì phải thiết kế theo tiêu chuẩn này.
2. Khi tuyến đường sắt đi qua khu vực động đất ngoài tiên chuẩn này còn phải tuân theo các quy định trong tiêu chuẩn thiết kế nhà và công trình ở vùng có động đất.
1.2. Cấp đường sắt phải được xác định theo ý nghĩa chức năng sử dụng trong toàn bộ hệ thống đường sắt và khối lượng vận tải hành khách, hàng hoá điều tra được.
Đường sắt khổ 1435 mm chia làm 3 cấp:
Đường sắt cấp I ứng với một trong những điều kiện dưới đây:
a) Đường trục chính có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hệ thống đường sắt về chính trị, kinh tế, quốc phòng hoặc nối thông với nước ngoài.
b) Cường độ vận tải hàng hướng nặng ở năm khai thác thứ 5, mỗi năm ít nhất 5 triệu tấn km/km.
c) Cường độ vận tải hàng hướng nặng ở năm khai thác thứ 5 tương đối nhỏ nhưng ở năm khai thác thứ 10, mỗi năm ít nhất là 7 triệu tấn km/km.
d) Số đôi tàu khách mỗi ngày đêm ở năm khai thác thứ 5 từ 7 đôi trở lên (kể cả tàu đường dài và tàu khu đoạn).
Đường sắt cấp II là đường sắt công cộng không thuộc cấp I và cấp III.
Đường sắt cắp III là đường sắt sử dụng ở địa phương và các đường sắt công cộng khác có lượng vận tải tương đối nhỏ, cường độ vận tải hàng của hướng xe nặng tương lai mỗi năm dưới 3 triệu tấn km/km. Nếu lượng vận tải năm thứ 10 tuy không vượt quá 3 triệu tấn km/km, nhưng trong tương lai có khả năng vượt quá, 3 triệu tấn km/km thì thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp II.
Năm khai thác tính từ khi tuyến đường chính thức giao cho cơ quan chủ quan. Cấp I đường phải được xác định trên cơ sở luận chứng kinh tế kĩ thuật.
1.3. Việc phân chia thời kì trang bị kĩ thuật và tính toán kinh tế kĩ thuật của đường sắt xây dựng mới và mở rộng theo khổ 1435 mm đều phải căn cứ vào các thời kì tính toán và khối lượng vận tải tương ứng.
Thời kì tính toán quy định là năm khai thác thứ 3, thứ 5, thứ 10 và tương lai.
1.4. Các thông số cơ bản (độ dốc chủ đạo, chiều dài; sử dụng của đường đón tiễn, loại sức kéo, số đường chính, sơ đồ bố trí điểm phân giới đoạn quản lí sức kéo cấp điện cho tuyến điện khí hóa và bố trí đoạn đầu máy) là những yếu tố quyết định năng lực thông qua, năng lực vận tải của tuyến đường. Công suất của các hạng mục công trình thiết bị, cũng như hướng tuyến cơ bản của đường phải xác định theo kết quả tính toán kinh tế kĩ thuật ứng với thời kì tương lai, có xét đến tiết kiệm chi phí thời kì đầu và bảo đảm từng bước tiếp theo tăng cường tuyến đường ứng với nhịp tăng cường vận tải.
1.5. Thiết kế đường sắt phải theo hướng ít chiếm ruộng đất và kết hợp tốt với các quy hoạch khác (như công nghiệp, thuỷ lợi, giao thông thuỷ bộ, đô thị v.v…) của trung – ương và địa phương.
Khi so sánh phương án thiết kế đường sắt xây dựng mới hoặc cải tạo đường hiện có, xây dựng đường thứ hai, cải tạo các công trình thiết bị của đường sắt phải xét đến ý nghĩa sử dụng, nhu cầu vận tải và điều kiện địa hình, địa chất, thư văn, kết hợp với tính toán kinh tế, kĩ thuật, bao gồm hiệu quả vốn đầu tư điều kiện thi công.
1.6. Thiết kế đường sắt và các công trình thiết bị trên đường sắt phải chú ý vận dụng thuật mới, phương pháp thi công tiên tiến và phương pháp quản lí khai thác tiên tiến.
Thiết kế đường sắt phải xét toàn bộ các yêu cầu:
Năng lực thông qua, năng lực vận tải và năng lực cao hơn yêu cầu trên khu gian, ở ga và đầu mối, cho từng thời kì tính toán của toàn tuyến và của từng đoạn.
Khi thiết kế phải tận dụng thiết bị và các công trình hiện có, bố trí một cách hợp lí trang bị kĩ thuật trước mắt và lâu dài.
1.7. Năng lực thông qua theo yêu cầu phải tính theo khối lượng vận tải, có xét tới chất biến động của lượng vận tải tháng lớn nhất và lượng dự trữ của nó.
Năng lực thông qua phải thỏa mãn được yêu cầu của tổng số đôi tầu tính theo ồ chạy tầu song song của số đôi tàu khách, tầu hàng. Các tầu khác nhau tính riêng theo từng hệ số tính đổi tương ứng, sau đó tăng thêm 20% lượng dự trữ cho tuyến đường đơn và 15% cho tuyến đường đôi.
1.8. Việc thiết kế năng lực và loại hình các công trình thiết bị phải theo quy định dưới đây:
a) Các thông số cơ bản liệt kê dưới đây của đường sắt xây dựng mới, xây dựng đường thứ hai hoặc mở rộng phải xét tới sự phát triển tương lai của đường kết hợp với tính toán kinh tế kĩ thuật và phải phù hợp với trang bị kĩ thuật mạng lưới đường sắt hiện có:
– Hướng chính của đường;
– Loại đầu máy;
– Đường quay vòng đầu máy;
– Bán kính đường cong nhỏ nhất;
– Tín hiệu, tập trung và đóng đường.
b) Các hạng mục công trình liệt kê dưới đây phải thiết kế dựa vào cấp đường sắt và các yếu tố khác quy định trong tiêu chuẩn này:
– Chiều rộng và độ cao vai đường;
– Tải trọng tính toán của cầu cổng và tĩnh không dưới cầu, tần suất lưu lượng nước lũ tính toán nối giữa hai đường cong, mặt bằng và chiều dài đoạn dốc;
– Nếu tới năm khai thác thứ ba dùng các thiết bị đóng đường tự động, điều độ tập trung và diện khí tập trung chiều dài dùng được của đường đón tiễn tàu phải làm theo tiêu chuẩn lâu dài đã chọn.
c) Các hạng mục công trình liệt kê dưới đây phải được xác định theo tính chất và khối lượng vận tải của năm khai thác thứ 10:
– Quy mô của trạm biến thế điện kéo và cách bố trí trên đường sắt điện khí hoá;
– Loại, kiểu cột đỡ mạng lưới dây điện tiếp xúc;
– Quy mô của khu vực đoạn đầu máy, đoạn toa xe và khu vực ga chính, thiết bị kĩ thuật tàu khách;
– Khối tích nhà ga khách;
– Diện tích đài tín hiệu tập trung;
– Diện tích nhà máy thông tin;
– Kiểu cột điện của đường dây điện thông tin;
– Dây cáp điện thông tin bên ngoài thành phố dây cáp điện trung kế, dây cáp diện dẫn vào ga;
– Thiết bị thí nghiệm thông tin;
– Máy nạp điện và bảng phân phối điện;
d) Các hạng mục công trình liệt kê dưới đây phải được xác định theo tính chất và khối lượng vận tải năm khai thác thứ 5.
– Loại hình và số lượng kiền trúc phần trên của đường;
– Chiều rộng nền ga;
– Năng lực của thiết bị dốc gù;
– Thiết bị khóa liên động trong ga;
– Số vị trí sửa chữa đầu máy trong gian sửa chữa của đoạn đầu máy;
– Diện tích gian sửa chữa toa xe;
– Diện tích xưởng sửa chữa;
– Năng lực thiết bị chỉnh bị;
– Đường ống dẫn nước của đoạn đầu máy, đoạn toa xe và trạm ra xe;
– Quy mô các nhà làm việc kĩ thuật, nhà văn phòng và nhà sản xuất.
– Dây cáp điện thông tin của khu vực.
Trong trường hợp cá biệt, nếu được các cấp có thẩm quyền quyết định thì chiều dài dùng được của đường đón tiễn thời kì đầu có thể xác định theo yêu cầu của năm khai thác thứ 3.
e) Các hạng mục công trình liệt kê dưới đây phải được xác định theo tính chất và khối lượng vận tải của năm khai thác 3;
– Số lượng ga tránh và trạm tín hiệu (ở thời kì đầu);
– Số đường trong ga;
– Thiết bị tín hiệu trong khu gian;
– Thiết bị của xưởng sửa chữa;
– Chiều dài ke ga của khách;
– Diện tích nhà kho hàng hoá và chiều dài ke hàng hoá;
– Số lượng dây thông tin;
– Dung lượng lắp đặt thiết bị của trạm điện thoại, trạm điện háo và phòng máy thông tin;
– Công trình kiến trúc nhà ở và sinh hoạt văn hóa (khi số lượng cán hộ nhân viên ở ga lớn có thể chia thành nhiều năm xây dựng theo nhu cầu).
1.9. Khi thiết kế thiết bị và công trình của đường sắt phải theo khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc quy định trong quản lí kĩ thuật đường sắt.
Ngoài ra đối với các tuyến đường sắt thiết kế chạy điện hoặc sẽ điện khí hóa còn phải theo khổ giới hạn bổ sung cho tuyến chạy điện (phụ lục l kèm theo tiêu chuẩn này).
Khi mở rộng đường sắt, nếu thiết bị và công trình không phù hợp với khổ giới hạn quy định thì cho phép theo các qui định riêng của Bộ Giao thông vận tải.
1.10. Việc thiết kế các thiết bị và kết cấu phải bảo đảm các yêu cầu dưới đây:
– Sử dụng an toàn trong thời gian dài không làm gián đoạn chạy tàu.
– Phù hợp với độ ổn định, độ cứng và độ bền trong các quy trình thiết kế chuyên ngành.
– Tiết kiệm một cách hợp lí việc dùng gỗ, xi măng và sắt thép, ưu tiên dùng vật liệu tại chỗ và dùng vật liệu thay thế một cách thích đáng;
– Xét tới phương pháp thi công cơ giới, công xưởng hoá, phương pháp thi công độ nhanh, dùng kết cấu lắp ghép và các kết cấu đến sẵn cả khối (ở xưởng) bằng bê tông cốt thép;
– Loại hình các công trình, thiết bị chọn dùng phải phù hợp với yêu cầu kĩ thuật và mĩ thuật;
– Việc thiết kế các thiết bị và công trình kiến trúc đường sắt phải vận dụng thiết kế điển hình;
Phải tận dụng các loại thiết bị máy móc sản xuất trong nước.
Thuộc tính TCVN TCVN4117:1985 | |
---|---|
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Số / ký hiệu | TCVN4117:1985 |
Cơ quan ban hành | Không xác định |
Người ký | Không xác định |
Ngày ban hành | |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Giao thông |
Tình trạng hiệu lực | Không xác định |
Tải xuống | Để tải vui lòng truy cập website tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại: https://tcvn.gov.vn |
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SƠN HÀ (SHAC)
Trụ sở chính: Số 55, đường 22, KĐT Waterfront City, Lê Chân, Hải Phòng
Văn phòng đại diện
Ảnh khác