TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 4517 : 1988
HỆ THỐNG BẢO DƯỠNG KĨ THUẬT VÀ SỬA CHỮA MÁY XÂY DỰNG – QUY PHẠM NHẬN VÀ GIAO MÁY XÂY DỰNG TRONG SỬA CHỮA LỚN- YÊU CẦU CHUNG
Technical maintenance and repair system of building machinery – Rules of passing machines and their companent for general overhaul and its returning – General requirements
1. Quy định chung
1.1. Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu chung, trình tự nhận và giao máy xây dựng và tổng thành của chúng trong sửa chữa lớn. Tiêu chuẩn này áp dụng thống nhất trong toàn ngành xây dựng.
Đối với các loại ôtô dùng trong ngành xây dựng việc nhận và giao trong sửa chữa lớn phải tuân theo “Điều lệ nhận phương tiện và tổng thành ôtô vào sửa chữa lớn” do Bộ Giao thông vận tải ban hành.
1.2. Khi đưa máy vào sửa chữa lớn, bên có máy và bên nhận sửa chữa máy phải tuân theo tiêu chuẩn này và TCVN 4201 : 1986, đồng thời phải kí kết hợp đồng kinh tế theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
1.3. Khi thay thế các chi tiết lắp lẫn trong máy, bên nhận sửa chữa phải bảo đảm sửa chữa, thay thế đúng với yêu cầu kĩ thuật của từng máy.
Trường hợp các chi tiết cơ bản bị hỏng không còn khả năng sửa chữa, bên nhận sửa chữa muốn thay đổi phải được sự thoả thuận của bên có máy.
2. Điều kiện nhận máy vào sửa chữa lớn
2.1. Các máy đưa vào sửa chữa lớn theo kế hoạch đã duyệt cần tuân theo các quy định trong TCVN 4201 : 1986
2.2. Các máy chưa đến định kỳ sửa chữa lớn nhưng máy không còn khả năng làm việc, khi nhận vào sửa chữa lớn, bên có máy và bên nhận sửa chữa phải cùng nhau lập biên bản xác nhận tình trạng kĩ thuật của máy (phụ lục 1).
2.3. Đối với các máy bị hư hỏng đột xuất, khi vào sửa chữa lớn phải có biên bản hỏng máy (phụ lục 2).
Việc nhận sửa chữa máy hư hỏng do sự cố gây ra phải căn cứ vào tình trạng thực tế và khả năng của cơ sở sửa chữa máy mà quyết định tiếp nhận máy vào sửa chữa lớn.
2.4. Bên có máy phải làm sạch bên ngoài máy và tổng thành khi đưa vào sửa chữa lớn.
2.5. Các máy vào sửa chữa lớn phải còn đầy đủ các bộ phận lắp ráp trong dạng đồng bộ.
Đối với máy bánh hơi và ôtô phải tự chạy đến xưởng.
2.6. Máy đưa vào sửa chữa lớn cho phép thiếu 10% số lượng chi tiết bắt chặt so với tổng số chi tiết đã quy định trong kết cấu máy và được phép thiếu một số chi tiết nhỏ của máy.
Chú thích: Chi tiết bắt chặt bao gồm: Bulông, ốc vít, gu-rông…
Chi tiết nhỏ bao gồm: nắp két nước, nắp thùng nhiên liệu, móc kéo ca bô, tay nắm cần số…
2.7. Các tài liệu kĩ thuật sử dụng của máy phải được đưa đồng thời cùng với máy khi vào sửa chữa lớn.
2.8. Các cơ sở sữa chữa có quyền không nhận máy vào sữa chữa nếu bên có máy không tuân theo các điều 2.3, điều 2.5 và điều 2.7 quy định trong tiêu chuẩn này.
2.9. Đối với các máy có chi tiết cơ bản bị hư hỏng ngoài quy định trong tài liệu của nhà chế tạo hoặc máy bị hư hỏng do sự cố gây ra thì việc nhận máy vào sửa chữa lớn phải được sự thoả thuận giữa bên nhận sửa chữa và bên có máy.
3. Trình tự nhận máy và tổng thành vào sửa chữa lớn.
3.1. Khi đưa máy vào sửa chữa lớn, bên có máy phải bàn giao các tài liệu sau: Lí lịch máy và các tài liệu kĩ thuật sử dụng của máy;
– Biên bản xác định tình trạng kĩ thuật trước khi ngừng máy để đưa vào sửa chữa lớn;
– Nếu máy bị sự cố thì phải có biên bản hỏng máy;
3.2. Khi nhận máy vào sửa chữa lớn, bên nhận sửa chữa phải tiến hành:
– Kiểm tra và xem xét bên ngoài máy;
Thuộc tính TCVN TCVN4517:1988 | |
---|---|
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Số / ký hiệu | TCVN4517:1988 |
Cơ quan ban hành | Không xác định |
Người ký | Không xác định |
Ngày ban hành | |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Xây dựng |
Tình trạng hiệu lực | Không xác định |
Tải xuống | Để tải vui lòng truy cập website tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại: https://tcvn.gov.vn |
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SƠN HÀ (SHAC)
Trụ sở chính: Số 55, đường 22, KĐT Waterfront City, Lê Chân, Hải Phòng
Văn phòng đại diện
Other Images