TCVN 5334:1991
THIẾT BỊ ĐIỆN KHO DẦU VÀ SẢN PHẨM DẦU QUY PHẠM
KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG THIẾT KẾ VÀ LẮP ĐẶT
Tiêu chuẩn này áp dụng để thiết kế, lắp đặt các thiết bị điện lực, điện chiếu sáng, đo lường kiểm tra và tự động hóa cho các kho dầu và sản phẩm dầu xây dựng mới hay cải tạo, mở rộng hệ thống điện trong các kho dầu và sản phẩm dầu hiện có (gọi tắt là kho xăng dầu).
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Tại các kho xăng dầu loại I và loại II phải có hai nguồn cung cấp điện: nguồn lưới điện Quốc gia loại 1 và nguồn cấp điện dự phòng.
1.2. Mạng cung cấp điện trong phạm vi kho phải đảm bảo riêng cho từng hạng mục công trình để khi cắt điện sự cố hay sửa chữa một hạng mục công trình, không ảnh hưởng đến các hạng mục công trình khác.
1.3. Mạng lưới cung cấp điện của kho xăng dầu gồm 2 phần: phần ngoài kho và phần trong kho.
1.3.1. Phần ngoài kho gồm đường dây cao cấp 35KV, 110KV; các trạm biến áp 35KV, 110KV hoặc 220/6KV; 10KV và các thiết bị phân phối điện bảo vệ.
1.3.2. Phần trong kho gồm đường dây điện áp 6KV, 10KV (cáp hoặc dây trần), các trạm biến áp nội bộ 6/0, 4KV; 10/0, 4KV các thiết bị phối điện động lực, chiếu sáng, tủ điều khiển…
1.3.3. Ranh giới giữa phần điện do kho quan rlý và phần điện quốc gia phải được cơ quan quản lý điện địa phương chấp nhận bằng văn bản.
1.4. Đấu nối hệ thống điện của kho với hệ thống điện quốc gia phải tuân theo các quy phạm hiện hành của Bộ Năng lượng.
1.5. Các máy móc, thiết bị, động cơ điện, khí cụ điện, đường dây diện thiết bị tự động hóa và thông tin liên lạc sử dụng trong kho phải tương ứng với cấp phòng nổ, phù hợp với yêu cầu về an toàn phòng nổ và tuân theo các quy định trong tiêu chuẩn này.
1.6. Khi tiến hành lắp ráp và sửa chữa điện trong những khu vực có nguy hiểm nổ và cháy phải có phương án cụ thể được giám đốc kho và cơ quan phòng cháy địa phương phê duyệt.
1.7. Trước khi bảo dưỡng, sửa chữa các trang thiết bị điện, phải tiến hành các biện pháp an toàn sau:
– Ngắt điện hoàn toàn cho thiết bị.
– Tiến hành các biện pháp đề phòng có điện trở lại (tháo cầu chì, nối ngắn mạch 3 pha xuống đất)
– Đặt biển báo nguy hiểm, rào che chắn để đảm bảo an toàn trong khu vực sửa chữa.
1.8. Hạn chế sử dụng các thiết bị điện di động trong kho. Trường hợp bắt buộc sử dụng, phải lựa chọn thiết bị phù hợp với yêu cầu về cấp phòng nổ tại vị trí làm việc.
1.9. Ngoài phạm vi có nguy hiểm cháy nổ cho phép sử dụng các thiết bị điện thông thường nhưng phải tuân theo các khoảng cách an toàn trong các quy định hiện hành.
1.10. Kết cấu, công dụng, phương pháp lắp đặ, cấp cách điện của vật liệu và thiết bị điện phải phù hợp với điện áp danh định của lưới điện.
1.11. Thiết bị điện và các kết cấu liên quan phải được bảo vệ chống ăn mòn bằng lớp mạ, sơn… chịu được tác động của môi trường.
1.12. Khi thiết kế và chọn phương án thi công, lắp đặt công trình điện trong kho phải dựa trên cơ sở bảo đảm an toàn phòng chống cháy nổ, bảo đảm các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, ứng dụng kỹ thuật mới nhằm nâng cao độ an toàn và tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu.
1.13. Sau khi lắp đặt xong từng hạng mục công trình điện trong kho, phải kiểm tra thử nghiệm và nghiệm thu từng phần trước khi bàn giao cho bên sử dụng.
Thuộc tính TCVN TCVN5334:1991 | |
---|---|
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Số / ký hiệu | TCVN5334:1991 |
Cơ quan ban hành | Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước |
Người ký | Không xác định |
Ngày ban hành | 18/05/1991 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Điện - điện tử |
Tình trạng hiệu lực | Không xác định |
Tải xuống | Để tải vui lòng truy cập website tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại: https://tcvn.gov.vn |
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SƠN HÀ (SHAC)
Trụ sở chính: Số 55, đường 22, KĐT Waterfront City, Lê Chân, Hải Phòng
Văn phòng đại diện
Ảnh khác