Ngày đăng 03/13/2019
Ngày cập nhật 03/13/2019
4.5/5 - (192 bình chọn)

TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM

TCXDVN 319:2004

LẮP ĐẶT HỆ THỐNG NỐI ĐẤT THIẾT BỊ CHO CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP-
YÊU CẦU CHUNG
Installation of Equipment Earthing System for Industrial Projects-
General requirements

1-Phạm vi áp dụng:

1.1-Tiêu chuản này qui định các yêu cầu chung về lựa chọn và lắp đặt hệ thống nối đất của các thiết bị điện làm việc với điện áp xoay chiều lớn hơn 42V và điện áp một chiều lớn hơn 110V trong hàng rào một công trình sản xuất công nghiệp. Hệ thống nối đất thiết bị qui định theo tiêu chuẩn này thuộc cả hai hình thái nối đất, nối đất bảo vệ và nối đất chức năng, trong đó nối đất bảo vệ là chủ yếu.

1.2- Tiêu chuẩn này không áp dụng cho việc lắp đặt hệ thống nối đất của nhà máy điện, đường dây tải điện trên không, trạm biến áp trung gian thuộc các dự án phát, dẫn và phân phối điện năng và một số công trình có công nghệ đặc biệt như các công trình ngầm, bến cảng, sân bay, chế biến dầu mỏ, hầm lò, v.v…

1.3-Khi lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị, ngoài việc áp dụng tiêu chuẩn này còn phải thoả mãn các yêu cầu qui định trong các hồ sơ kỹ thuật có liên quan.

2-Tài liệu viện dẫn:

Tiêu chuẩn của Uỷ ban kỹ thuật điện quốc tế về thiết bị điện hạ áp IEC 439-1 1992

Tiêu chuẩn của Uỷ ban kỹ thuật điện quốc tế về lắp đặt điện IEC 364-4 1993

Tiêu chuẩn của Uỷ ban kỹ thuật điện quốc tế về lắp đặt điện IEC 364-5 1994

Qui phạm của Hội kỹ sư điện Anh về lắp đặt dây điện IEE 1981

Tiêu chuẩn Úc về lắp đặt điện AS 3000 1991

3-Những quy định chung

3.1-Các bộ phận có tính dẫn điện không mang điện trên toàn công trình được liệt kê dưới đây phải được bảo vệ chống mối nguy hiểm do chạm điện gián tiếp bằng biện pháp nối đất thiết bị kết hợp với tự động cắt nguồn cung cấp bằng thiết bị bảo vệ:

–                      bộ phận có tính dẫn điện để hở của thiết bị điện như máy biến áp, máy điện và khí cụ điện, v.v…

–                      bộ phận có tính dẫn điện để hở của thiết bị và phụ kiện chiếu sáng;

–                      bộ phận truyền động có tính dẫn điện của máy điện và khí cụ điện;

–                      khung kim loại của tủ, bảng điện và bàn điều khiển;

–                      vỏ kim loại của các máy điện di động và cầm tay;

–                      vỏ kim loại và các lớp bọc kim loại của cáp;

–                      phương tiện bao che và phụ kiện kim loại phục vụ lắp đặt dây và cáp điện nhưng không trực tiếp mang dòng điện như ống luồn dây, khay, thang, máng cáp; hộp nối kim loại, dây thép treo cáp điện, cột kim loại, v.v…

–                      vỏ kim loại, tiếp điểm nối đất của ổ cắm và của ổ cắm có dây nối dài.

3.2-Không cần nối đất bảo vệ cho các thiết bị đã có các hình thái bảo vệ sau:

–                      thiết bị có cách điện kép hoặc cấp cách điện tương đương;

–                      thiết bị được cấp điện thông qua một biến áp cách ly dùng riêng cho nó có cuộn dây phía tiêu thụ điện cách ly về điện với nguồn điện;

–                      thiết bị làm việc với điện áp cực thấp.

3.3-Nơi nào không thể lắp đặt dây và cáp điện xa hẳn các kết cấu kim loại phục vụ mục đích khác thì các kết cấu đó cũng phải nối đất. Các kết cấu kim loại phải nối đất gồm:

a) ống kim loại đi nổi, thùng, bể, chậu, vòi, ống thải nước bẩn, ống góp nước mưa và các hạng mục tương tự;

b) khung sườn của các cần cẩu, thang máy, băng tải, thiết bị bốc dỡ, gạt, đánh đống và các hạng mục tương tự khác trên đó có lắp thiết bị điện.

c) đường ray và kết cấu thép khác tiếp cận được.

Mạch nối đất của các kết cấu kim loại ngoài trời phải có tổng trở nhỏ đối với dòng cao tần tạo bởi phóng điện khí quyển.

3.4-Phải nối đất cuộn thư cấp của các máy biến áp đo lường.

3.5-Trên quan điểm nối đất, một tập hợp bao gồm một nguồn cấp điện hạ áp như máy phát điện hoặc máy biến áp, toàn bộ dây và cáp điện cùng các thiết bị sử dụng điện năng của nguồn cấp điện đó phải được coi là một hệ thống điện có một trong các kiểu nối đất TN, TT và IT. Trong các hệ thống này, bộ phận cấp điện như máy phát điên, máy biến áp được coi là nguồn điện năng tách rời khỏi các thiết bị còn lại của hệ thống và phần còn lại đó được coi là mạng điện.

3.6-Mỗi nguồn cấp điện hoặc mỗi mạng điện phải có một thanh cái hoặc đầu cực nối đất chính để có thể nối vào đó:

–                      điện cực đất hoặc phương tiện nối đất nối với điểm nối đất của nguồn;

–                      dây nối đất bảo vệ mạch;

–                      dây nối đẳng thế chính;

–                      dây nối đất chức năng (nếu có yêu cầu);

–                      trục nối đất;

–                      dây nối đất chính

như minh hoạ trên hình 1.

3.7-Phải bố trí thanh cái hoặc đầu cực nối đất chính ở chỗ dễ tiếp cận để có thể tháo rời các mối nối khi cần đo điện trở nối đất của hệ thống nối đất. Mối nối ở thanh cái hoặc đầu cực nối đất chính phải vững chắc về cơ và đảm bảo duy trì được tính liên tục về điện và chỉ có thể tháo rời bằng dụng cụ.

3.8-Trừ trường hợp đặc biệt, mỗi hệ thống điện hạ áp gồm nguồn cấp điện là máy phát điện hạ áp hoặc cuộn hạ áp của máy biến áp và mạng điện của nó trong công trình công nghiệp phải nối đất kiểu TN.

3.9-Trong hệ thống TN, nên sử dụng thiết bị bảo vệ quá dòng như máy cắt hoặc cầu chì để tự động cắt nguồn khi có sự cố chạm đất và phải tuân thủ các qui định sau:

–                      trong hệ thống TN, chiều dài của cáp xuất phát từ sau máy cắt hoặc cầu chì không được vượt quá chiều dài tối đa tính toán trên cơ sở hạn chế tổng trở của mạch vòng chạm đất nhằm đảm bảo cho thiết bị bảo vệ có liên quan tác động tin cậy;

–                      trong sơ đồ TN-S, dây trung tính chỉ được nối đất tại trạm biến áp. Các điện cực đất bổ sung ở vị trí khác, nếu cần, chỉ được nối vào dây PE;

–                      trong sơ đồ TN-C, khi dây trung tính cần nối đất lặp lại để giảm điện áp chạm, phải bố trí các điện cực đất bổ sung cách khoảng dọc theo dây PEN trong đó điện cực đất bổ sung cuối phải đặt tại phân xưởng cạnh tủ cấp điện chính. Không được cắt hở mạch dây PEN bằng thiết bị cắt bảo vệ và phải nối dây PEN xuất phát từ thanh cái PEN của tủ phân phối với vỏ kim loại của thiết bị dùng điện trước khi nối dây PEN với cực trung tính của thiết bị đó.

3.10-Chỉ cho phép áp dụng kiểu nối đất TT cho mạng điện hạ áp có công suất nhỏ nếu việc thực hiện nối đất kiểu TN gặp khó khăn như khi cáp điện xuất phát từ sau máy cắt hoặc cầu chì đến phụ tải quá dài, không đảm bảo cho thiết bị bảo vệ có liên quan tác động tin cậy hoặc đòi hỏi tốn kém không hợp lý.

Phải lựa chọn các điện trở nối đất của nguồn điện và mạng điện trên cơ sở đảm bảo độ nhạy của bảo vệ chạm đất và nên sử dụng thiết bị dòng điện dư làm thiết bị cắt bảo vệ.

3.11-Hệ thống hạ áp nối đất kiểu IT chỉ áp dụng khi có những yêu cầu đặc biệt về an toàn cấp điện. Điện trở nối đất của mạng điện trong hệ thống IT phải phù hợp với thiết bị kiểm tra cách điện đối với đất của mạng điện đó, nhằm phát hiện nhanh điểm chạm đất thứ nhất và phải đảm bảo cho thiết bị bảo vệ tự động cắt nhanh nguồn điện ra khỏi mạng điện khi điểm chạm đất thứ hai xuất hiện mà điểm chạm đất thứ nhất chưa được loại trừ.

Phải đặt bảo vệ chống quá điện áp ở tần số công nghiệp cho mạng điện. Nếu nguồn điện là máy biến áp có điện áp phía sơ cấp lớn hơn 1000V thì phải đặt bảo vệ chọc thủng cách điện cho cuộn hạ áp của máy biến áp.

3.12-Khi trạm biến áp cấp điện hạ áp cho một công trình công nghiệp trực tiếp nối với lưói cao áp bên ngoài công trình, nếu việc thực hiện một hệ thống nối đất chung cho thiết bị điện cao áp và thiết bị điện hạ áp của trạm gặp khó khăn và đòi hỏi tốn kém không hợp lý thì nên áp dụng hai hệ thống nối đất riêng biệt: một cho thiết bị điện cao áp và một cho thiết bị điện hạ áp.

3.13-Khi công trình công nghiệp có trạm biến áp trung gian hoặc trạm cắt đầu vào để phân phối điện năng có điện áp dây nằm trong khoảng từ 3kV đến 24kV cho các trạm biến áp hạ áp của các phân xưởng hoặc khu văn phòng thì mỗi trạm biến áp như thế phải có một hệ thống nối đất chung cho các thiết bị điện cao và hạ áp và phải áp dụng sơ đồ TN phía hạ áp.

3.14-Trong công trình công nghiệp, điểm trung tính của máy phát, vỏ máy phát, vỏ các thiết bị điện và các kết cấu kim loại của trạm phát điện dự phòng đều phải nối với điện cực đất thông qua một đầu cực hoặc thanh cái nối đất chính và phải nối đầu cực hoặc thanh cái nối đất chính này với thanh cái bảo vệ trong tủ cấp điện cho phụ tải sự cố bằng dây bảo vệ đi cùng với cáp cấp nguồn từ máy phát, đồng thời nối thanh cái bảo vệ trong tủ cấp điện cho phụ tải sự cố với thanh cái đất trong tủ đóng cắt điện tổng của trạm biến áp thường trực có liên quan. Nếu máy phát dự phòng ở gần nguồn thường trực, điểm trung tính của nó được phép nối với điện cực đất của nguồn này và không cần có điện cực đất ở khu vực máy phát.

3.15-Việc lựa chọn các điện trở nối đất của nguồn và mạng điện trong một hệ thống điện hạ áp trước hết phải dựa trên cơ sở tính toán dòng ngắn mạch chạm đất lớn nhất trong hệ thống điện hạ áp đó kết hợp với một số giải pháp về cấu hình nối đất và nối đẳng thế nhằm thoả mãn các yêu cầu về điện áp chạm trong điều 3.16.

3.16-Độ lớn và thời gian duy trì của điện áp chạm trong hệ thống điện hạ áp không được vượt quá các giá trị cho trong bảng 1 với điều kiện điện áp chạm cho phép là 42V đối với dòng xoay chiều tần số công nghiệp và là 110V đối với dòng một chiều.

Bảng 1 – Thời gian duy trì lớn nhất cho phép của điện áp chạm trong hệ thống điện hạ áp phụ thuộc độ lớn của nó với điều kiện điện áp chạm cho phép là 42V đối với dòng xoay chiều tần số công nghiệp và là 110V đối với dòng một chiều.

Trị số hiệu dụng của điện áp chạm

V

Thời gian duy trì lớn nhất cho phép của điện áp chạm

s

đối với dòng xoay chiều tần số công nghiệp

đối với dòng một chiều
 £ 42

50

65

75

90

110

150

220

280

350

500

5,00

4,00

3,00

0,60

0,45

0,34

0,27

0,17

0,12

0,08

0,04

5,00

5,00

5,00

5,00

5,00

5,00

1,00

0,40

0,30

0,20

0,10

3.17-Khi lựa chọn và lắp đặt hệ thống nối đất của một trạm biến áp làm việc với điện áp cao phía sơ cấp, ngoài việc đáp ứng các yêu cầu của điều 3.15, còn phải tuân thủ các qui định trong phần 8 của bản tiêu chuẩn này.

3.18-Phải lựa chọn và lắp đặt hệ thống nối đất của mạng điện sao cho:

a)                     giá trị điện trở từ thanh cái hoặc đầu cực nối đất chính của mạng điện đến điểm nối đất của nguồn điện đối với các hệ thống TN, hoặc đến điện cực đất của mạng điện đối với các hệ thống TT và IT, phải phù hợp với các yêu cầu bảo vệ và chức năng của mạng điện và phải có triển vọng giữ được hiệu quả lâu dài;

b)                    dòng ngắn mạch chạm đất và dòng điện có thể rò ra đất phải được dẫn đi mà không gây nguy hiểm gì, đặc biệt là do các hiệu ứng căng thẳng về nhiệt, cơ nhiệt và cơ điện;

c)                     trang bị nối đất phải đủ bền chắc hoặc có thêm phương tiện bảo vệ cơ học để có thể thích nghi với các điều kiện ảnh hưởng từ bên ngoài.

3.19-Khi lắp đặt hệ thống nối đất, phải hết sức thận trọng nhằm tránh nguy cơ tạo ra hiện tượng điện phân làm hỏng các bộ phận kim loại khác.

3.20-Nếu ở một khu vực sản xuất nào đó, một số mạng điện khác nhau phải sử dụng các hệ thống nối đất riêng rẽ thì bất cứ dây bảo vệ nào chạy qua giữa hai mạng điện khác nhau như vậy cũng phải đủ sức mang dòng điện ngắn mạch chạm đất lớn nhất có khả năng chạy qua nó hoặc chỉ được phép nối đất trong phạm vi mạng điện có liên quan với nó và phải được cách điện đối với hệ thống nối đất của các mạng điện khác. Trong trường hợp thứ hai, nếu dây bảo vệ là thành phần của một sợi cáp thì dây bảo vệ đó chỉ được nối đất trong phạm vi mạng điện có chứa thiết bị cắt bảo vệ có liên quan với nó.

3.21-Có thể chia hệ thống nối đất của một mạng điện thành nhiều hệ thống nối đất con và trong trường hợp này, mỗi hệ thống nối đất con như thế cũng phải được lắp đặt phù hợp với các yêu cầu của bản tiêu chuẩn này.

3.22-Hệ thống nối đất có thể sử dụng kết hợp hoặc riêng rẽ cho hai mục đích bảo vệ và chức năng tuỳ thuộc các yêu cầu của mạng điện. Nơi nào hệ thống nối đất sử dụng kết hợp cho cả hai mục đích bảo vệ và chức năng, thì ở đó phải ưu tiên cho các yêu cầu về nối đất bảo vệ.

Thuộc tính TCVN TCXDVN319:2004
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam
Số / ký hiệu TCXDVN319:2004
Cơ quan ban hành Bộ xây dựng
Người ký Không xác định
Ngày ban hành 20/08/2004
Ngày hiệu lực
Lĩnh vực Xây dựng
Tình trạng hiệu lực Không xác định
Tải xuống Để tải vui lòng truy cập website tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại: https://tcvn.gov.vn

Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SƠN HÀ (SHAC)
Trụ sở chính: Số 55, đường 22, KĐT Waterfront City, Lê Chân, Hải Phòng

  • Điện thoại: 0225 2222 555
  • Hotline: 0906 222 555
  • Email: sonha@shac.vn

Văn phòng đại diện

  • Tại Hà Nội: Số 4/172, Ngọc Hồi, Huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội
  • Tại Quảng Ninh: Số 289 P. Giếng Đáy, TP. Hạ Long, Tỉnh. Quảng Ninh
  • Tại Đà Nẵng: Số 51m đường Nguyễn Chí Thanh, P. Thạch Thang. Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
  • Tại Sài Gòn: Số 45 Đường 17 khu B, An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh
  • Xưởng nội thất: Số 45 Thống Trực, Nam Sơn. Kiến An, TP. Hải Phòng
Ngày đăng 03/13/2019
Ngày cập nhật 03/13/2019
546Lượt xem
YÊU CẦU TƯ VẤN

Yêu cầu tư vấn
*Vui lòng để lại thông tin, nhân viên tư vấn sẽ liên hệ lại với quý khách trong thời gian sớm nhất
Tra cứu phong thủy
Xem hướng Nhà
Xem tuổi xây nhà
DỰ TOÁN CHI PHÍ

Bạn có thể tự tính toán chi phí xây dựng bằng phần mềm Dự toán Online của SHAC. Để lên dự trù chi phí xây dựng, hãy truy cập link sau (miễn phí):

Dự toán Chi phí xây dựng

Related Documents

Yêu cầu tư vấn

YÊU CẦU TƯ VẤN Widget

Tìm theo số tầng

Tìm theo mặt tiền

Bài viết mới nhất

Yêu cầu tư vấn

YÊU CẦU TƯ VẤN Widget

Ảnh khác

.
.
0906.222.555