https://shac.vn/biet-thu-3-tang-chu-l
https://shac.vn/biet-thu-hien-dai
https://shac.vn/biet-thu-phap
https://shac.vn/mau-biet-thu-2-tang
https://shac.vn/mau-biet-thu-3-tang-co-dien
https://shac.vn/mau-biet-thu-3-tang-tan-co-dien
https://shac.vn/mau-biet-thu-3-tang-mai-thai
https://shac.vn/mau-biet-thu-4-tang-5-tang-6-tang
https://shac.vn/mau-biet-thu-tan-co-dien-2-tang
https://shac.vn/thiet-ke-biet-thu
https://shac.vn/thiet-ke-biet-thu-100m2
https://shac.vn/thiet-ke-biet-thu-10x10
https://shac.vn/thiet-ke-biet-thu-co-be-boi
https://shac.vn/thiet-ke-biet-thu-co-dien
https://shac.vn/thiet-ke-biet-thu-kieu-nhat-ban
https://shac.vn/thiet-ke-biet-thu-mai-thai
https://shac.vn/thiet-ke-biet-thu-song-lap
https://shac.vn/thiet-ke-khach-san
https://shac.vn/tieu-chuan-khach-san-3-sao
https://shac.vn/tieu-chuan-thiet-ke-khach-san-1-sao
https://shac.vn/tieu-chuan-thiet-ke-khach-san-2-sao
https://shac.vn/tieu-chuan-thiet-ke-khach-san-5-sao
https://shac.vn/cap-nhat-chi-phi-xay-biet-thu-hien-dai-moi-nhat-2024
https://shac.vn/chon-cong-ty-thiet-ke-xay-dung-biet-thu-uy-tin-nhat-2024
https://shac.vn/kinh-nghiem-xay-nha-biet-thu-chi-tiet-nhat-tu-a-den-z
https://shac.vn/5-mau-biet-thu-mini-2-tang-dep-gia-re-gay-sot-2024
https://shac.vn/thiet-ke-biet-thu-tan-co-dien
https://shac.vn/biet-thu-lau-dai
https://shac.vn/mau-biet-thu-3-tang-hien-dai
https://shac.vn/thiet-ke-biet-thu-san-vuon
https://shac.vn/trong-phong-thuy-xem-tuoi-xay-nha-thi-gia-chu-la-chong-hay-vo
Ngày đăng 03/13/2019
Ngày cập nhật 04/11/2023
4.9/5 - (182 bình chọn)

TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM

TCXDVN 325 : 2004

Xuất bản lần 1

PHỤ GIA HOÁ HỌC CHO BÊ TÔNG

Chemical Admixtures for Concrete

HÀ NỘI – 2004

Lời nói đầu

TCXDVN 325 : 2004 “Phụ gia hoá học cho bê tông” quy định yêu cầu kỹ thuật cho 7 loại phụ gia dùng cho bê tông xi măng pooclăng.

TCXDVN 325 : 2004 được Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số … ngày…tháng….năm 2004

1      Phạm vi áp dụng

1.1 Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu kỹ thuật áp dụng cho 7 loại phụ gia hoá học dùng cho bê tông xi măng pooc lăng gồm:

–          Phụ gia hoá dẻo giảm nước, ký hiệu loại A;

–          Phụ gia chậm đông kết, ký hiệu loại B;

–          Phụ đóng rắn nhanh, ký hiệu loại C;

–          Phụ gia hoá dẻo – chậm đông kết, ký hiệu loại D;

–          Phụ gia hoá dẻo – đóng rắn nhanh, ký hiệu loại E;

–          Phụ gia siêu dẻo (giảm nước mức cao), ký hiệu loại F;

–          Phụ gia siêu dẻo – chậm đông kết, ký hiệu loại G.

1.2 Các loại phụ gia như: phụ gia cuốn khí, phụ gia kị nước, phụ gia trương nở, phụ gia bền sun phát… không thuộc phạm vi của tiêu chuẩn này.

2      Tài liệu viện dẫn

–          TCVN 5117- 90, Bao gói – Bao đựng bằng giấy – Thuật ngữ và kiểu.

–          TCVN 6405- 98, Bao bì – Ký hiệu bằng hình vẽ cho bao bì vận chuyển.

3      Thuật ngữ và định nghĩa

3.1     Phụ gia hoá học (Chemical Admixtures): là chất được đưa vào mẻ trộn trước hoặc trong quá trình trộn với một liều lượng nhất định (không lớn hơn 5 % khối lượng xi măng), nhằm mục đích thay đổi một số tính chất của hỗn hợp bê tông và bê tông sau khi đóng rắn.

3.2     Phụ gia hoá dẻo giảm nước (Water-reducing admixtures): là phụ gia làm tăng độ sụt của hỗn hợp bê tông khi giữ nguyên tỉ lệ Nước/Xi măng, hoặc cho phép giảm lượng nước trộn mà vẫn giữ nguyên được độ sụt của hỗn hợp bê tông, thu được bê tông có cường độ cơ học cao hơn.

3.3          Phụ gia chậm đông kết (Retarding admixtures): là phụ gia làm giảm tốc độ phản ứng ban đầu giữa xi măng và nước, do đó làm kéo dài thời gian đông kết của bê tông.

3.4          Phụ đóng rắn nhanh (Accelerating admixtures): là phụ gia làm tăng nhanh tốc độ phản ứng ban đầu giữa xi măng và nước, do đó rút ngắn thời gian đông kết của bê tông và làm tăng cường độ của bê tông ở tuổi ngắn ngày.

3.5     Phụ gia hoá dẻo – chậm đông kết (Water-reducing and retarding admixtures): là phụ gia kết hợp được các chức năng của phụ gia hoá dẻo (3.2) và phụ gia chậm đông kết (3.3).

3.6     Phụ gia hoá dẻo – đóng rắn nhanh (Water-reducing and acccelerating admixtures): là phụ gia kết hợp được các chức năng của phụ gia hoá dẻo (3.2) và phụ gia đóng rắn nhanh (3.4).

3.7     Phụ gia siêu dẻo (giảm nước mức cao) (Water-reducing, high range admixtures): là phụ gia cho phép giảm một lượng lớn nước trộn không nhỏ hơn 12 % mà vẫn giữ nguyên được độ sụt của hỗn hợp vữa bê tông, thu được bê tông có cường độ cao hơn.

3.8     Phụ gia siêu dẻo – chậm đông kết (Water-reducing, high range, and retarding admixtures): là phụ gia kết hợp được chức năng của phụ gia siêu dẻo (3.7) và phụ gia chậm đông kết (3.3).

3.9     Kiểm tra độ đồng nhất: công việc kiểm tra được thực hiện để đánh giá toàn bộ các tính chất vật lý và hoá học của các loại phụ gia trước khi đưa vào sử dụng.

3.10   Hỗn hợp bê tông đối chứng: là hỗn hợp bê tông chuẩn không có phụ gia dùng làm mẫu so sánh.

3.11   Hỗn hợp bê tông có phụ gia thử nghiệm: là hỗn hợp bê tông trong thành phần có chứa phụ gia với liều lượng tối ưu theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.

3.12   Mẫu đơn: là mẫu được lấy một lần đơn lẻ.

3.13   Mẫu hỗn hợp: là mẫu được tạo thành ít nhất từ 3 mẫu đơn lấy từ 1 lô.

3.14   Lô: là số lượng phụ gia được sản xuất trong cùng một điều kiện tại một nhà máy trong cùng một khoảng thời gian nhất định.

4 Yêu cầu kỹ thuật

4.1 Yêu cầu về tính năng cơ lý

Hỗn hợp bê tông sau khi trộn và bê tông sau khi đóng rắn có sử dụng một trong 7 loại phụ gia hoá học (trong mục 1) phải thỏa mãn các yêu cầu về hàm lượng nước trộn, thời gian đông kết, cường độ nén, cường độ uốn và độ co cứng cho trong bảng 1 của tiêu chuẩn này.

Bê tông sử dụng phụ gia hoá học có cường độ nén, cường độ uốn ở tuổi 6 tháng và 1 năm không được thấp hơn cường độ nén, cường độ uốn của chính nó ở tuổi 28 ngày và 90 ngày.

Hàm lượng bọt khí của bê tông sử dụng phụ gia hoá học không được vượt quá 3 %.

4.2 Yêu cầu về độ đồng nhất

Phụ gia hoá học có cùng một nguồn gốc phải có thành phần hoá học như của nhà sản xuất công bố và phải thoả mãn các yêu cầu về độ đồng nhất cho trong bảng 2 của tiêu chuẩn này.

4.3  Thí nghiệm lại có giới hạn

Người mua có quyền yêu cầu thí nghiệm lại (có giới hạn) để xác định sự phù hợp của loại phụ gia định mua với các yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn này.

Việc thí nghiệm lại để xác định các tính năng kỹ thuật của phụ gia đối với hỗn hợp vữa bê tông và bê tông bao gồm: xác định hàm lượng nước trộn yêu cầu, thời gian đông kết, cường độ chịu nén ở tuổi 3 ngày, 7 ngày và 28 ngày. Kết quả thí nghiệm lại đối với từng loại phụ gia phải đáp ứng các yêu cầu nêu trong bảng 1.

Việc thí nghiệm lại để xác định tính đồng nhất của các lô hàng định mua so với mẫu ban đầu của nhà sản xuất bao gồm: hàm lượng chất khô, tỷ trọng, hàm lượng ion clo, độ pH (tiến hành theo phụ lục B, C, D, E trong phần 2 của tiêu chuẩn này). Kết quả thí nghiệm lại đối với từng loại phụ gia phải đáp ứng các yêu cầu nêu trong bảng 2.

Bảng 2 – Yêu cầu về độ đồng nhất của phụ gia hoá học

Tên chỉ tiêu

Giá trị công bố của nhà sản xuất

Giá trị chấp nhận được

Phụ gia lỏng

Phụ gia không lỏng

1. Hàm lượng chất khô, %

Ck

Ck ± 5

Ck ± 4

2. Tỷ trọng, g/cm3

r

r ± 0,02

3. Hàm lượng ion clo, %

E

+ 0,05E hoặc E + 0,2

(Lấy giá trị nào nhỏ hơn)

4. Độ pH

P

P ± 1

5. Hàm lượng tro, %

TR

T± 1

6. Phổ hồng ngoại

Tương tự với mẫu chuẩn ban đầu của nhà sản xuất.

CHÚ THÍCH:

1)   Các chỉ số nêu trong bảng 2 đã bao gồm cả sai số cho phép trong quá trình làm thí nghiệm ở các phòng thí nghiệm khác nhau.

2)   Nếu người mua yêu cầu đánh giá độ đồng nhất của phụ gia bằng phân tích phổ hấp thụ của tia hồng ngoại, khi đó việc thí nghiệm phổ hồng ngoại đối với lô hàng tiến hành theo phụ lục G. Kết quả so sánh với mẫu chuẩn do nhà sản xuất đưa ra ban đầu phải cơ bản tương tự nhau.

3)   Khi phụ gia được dự định sử dụng trong bê tông cốt thép ứng suất trước, nhà sản xuất phải công bố bằng văn bản hàm lượng ion clo có trong phụ gia.

4)   Phụ gia được coi là không có hàm lượng ion clo đáng kể nếu hàm lượng ion clo trong phụ gia không lớn hơn 1,5 g/lít đối với phụ gia lỏng (khi liều lượng sử dụng không quá 2 lít/1m3 bê tông), hoặc 0,3 % đối với phụ gia bột.

5)   Các loại phụ gia hoá học đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn này không có nghĩa là chấp nhận cho sử dụng phụ gia đó trong bê tông cốt thép ứng suất trước.

6)   Độ pH của phụ gia có thể bị thay đổi theo thời gian, khi có sự khác biệt lớn về độ pH (vượt với qui định trong bảng 2), phụ gia vẫn có thể sử dụng được nhưng phải tiến hành các thí nghiệm kiểm tra toàn bộ tính năng của phụ gia đảm bảo các yêu cầu tương ứng nêu trong bảng 1 của tiêu chuẩn này.

Thuộc tính TCVN TCXDVN325:2004
Loại văn bản Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
Số / ký hiệu TCXDVN325:2004
Cơ quan ban hành Bộ xây dựng
Người ký Không xác định
Ngày ban hành
Ngày hiệu lực
Lĩnh vực Xây dựng
Tình trạng hiệu lực Không xác định
Tải xuống Để tải vui lòng truy cập website tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại: https://tcvn.gov.vn

Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SƠN HÀ (SHAC)
Trụ sở chính: Số 55, đường 22, KĐT Waterfront City, Lê Chân, Hải Phòng

  • Điện thoại: 0225 2222 555
  • Hotline: 0906 222 555
  • Email: sonha@shac.vn

Văn phòng đại diện

  • Tại Hà Nội: Số 4/172, Ngọc Hồi, Huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội
  • Tại Quảng Ninh: Số 289 P. Giếng Đáy, TP. Hạ Long, Tỉnh. Quảng Ninh
  • Tại Đà Nẵng: Số 51m đường Nguyễn Chí Thanh, P. Thạch Thang. Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
  • Tại Sài Gòn: Số 45 Đường 17 khu B, An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh
  • Xưởng nội thất: Số 45 Thống Trực, Nam Sơn. Kiến An, TP. Hải Phòng
Ngày đăng 03/13/2019
Ngày cập nhật 04/11/2023
389Lượt xem
YÊU CẦU TƯ VẤN

Yêu cầu tư vấn
*Vui lòng để lại thông tin, nhân viên tư vấn sẽ liên hệ lại với quý khách trong thời gian sớm nhất
Tra cứu phong thủy
Xem hướng Nhà
Xem tuổi xây nhà
DỰ TOÁN CHI PHÍ

Bạn có thể tự tính toán chi phí xây dựng bằng phần mềm Dự toán Online của SHAC. Để lên dự trù chi phí xây dựng, hãy truy cập link sau (miễn phí):

Dự toán Chi phí xây dựng

Related Documents

Yêu cầu tư vấn

YÊU CẦU TƯ VẤN Widget

Tìm theo số tầng

Tìm theo mặt tiền

Bài viết mới nhất

Yêu cầu tư vấn

YÊU CẦU TƯ VẤN Widget

Ảnh khác

.
.
0906.222.555