TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM
TCXDVN 361:2006
CHỢ – TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ
Markets – Design Standard
1. Phạm vi áp dụng
1.1. Tiêu chuẩn này áp dụng để thiết kế xây dựng mới và cải tạo chợ trong các đô thị, bao gồm:
– Chợ kinh doanh tổng hợp.
– Chợ chuyên doanh.
– Chợ đầu mối.
– Chợ truyền thống văn hoá.
– Chợ dân sinh.
1.2. Tiêu chuẩn này chỉ đề cập đến loại chợ được tổ chức tại địa điểm theo quy hoạch, đáp ứng hoạt động mua bán hàng hoá và nhu cầu tiêu dùng của khu vực dân cư.
2. Tài liệu viện dẫn
–
Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ;
–
Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng
–
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam
–
TCXD 25 : 1991 – Đặt đường dẫn điện trong nhà ở & CTCC – Tiêu chuẩn thiết kế;
–
TCXD 27 : 1991 – Đặt thiết bị điện trong nhà ở & CTCC – Tiêu chuẩn thiết kế;
–
TCXD 29 : 1991 – Chiếu sáng tự nhiên trong công trình dân dụng – Tiêu chuẩn thiết kế;
TCVN 2748 : 1991 – Phân cấp công trình xây dựng – Nguyên tắc chung
TCVN 5687 : 1992 – Thông gió điều tiết không khí, sưởi ấm -Tiêu chuẩn thiết kế;
–
TCVN 5718 : 1993 – Mái và sàn BTCT trong công trình xây dựng- Yêu cầu kỹ thuật chống thấm nước.
–
TCVN 2622 : 1995 – Phòng cháy chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế;
–
TCVN 6161 : 1996 – Phòng cháy chữa cháy. Chợ và trung tâm thương mại – Yêu cầu thiết kế;
–
TCVN 5760 : 1993- Hệ thống chữa cháy-Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng
–
TCXDVN 264 : 2002 – “Nhà và công trình – Nguyên tắc cơ bản để xây dựng công trình đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng”.
–
TCXDVN 276 : 2003 – Công trình công cộng. Nguyên tắc cơ bản để thiết kế;
–
QTĐ 14 TCN18: 1984- Yêu cầu thiết kế điện động lực
3. Giải thích thuật ngữ
3.1. Chợ: Là một môi trường kiến trúc công cộng của một khu vực dân cư được chính quyền quy định, cho phép hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ thương nghiệp.
3.2. Chợ chuyên doanh: Là chợ kinh doanh chuyên biệt một hoặc một số ngành hàng có đặc thù và tính chất riêng (chợ hoa, chợ vải, chợ đồ điện tử, chợ đồ cũ…). Loại chợ này thường có vai trò là chợ đầu mối.
3.3. Chợ đầu mối: Là chợ có vai trò chủ yếu thu hút, tập trung lượng hàng hóa lớn từ các nguồn sản xuất, kinh doanh của khu vực kinh tế hoặc của ngành hàng để tiếp tục phân phối tới các chợ và các kênh lưu thông khác.
3.4. Chợ truyền thống văn hoá: Là loại chợ đã có lịch sử hoặc được xây dựng phát triển để kinh doanh các mặt hàng mang đặc trưng của địa phương đồng thời có các hoạt động văn hoá khác, có mục đích quảng bá các giá trị văn hoá truyền thống và thu hút du lịch.
3.5. Chợ dân sinh: Là chợ kinh doanh các mặt hàng chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của dân cư khu vực.
3.6. Phạm vi chợ: Là khu vực được quy hoạch dành cho hoạt động chợ bao gồm diện tích kinh doanh, dịch vụ (bãi để xe, kho hàng, khu ăn uống, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác), phụ trợ, sân vườn và đường nội bộ của chợ.
3.7. Điểm kinh doanh của chủ hàng: Là tên gọi chung cho cửa hàng, quầy hàng, sạp hàng, lô quầy, ki ốt của hộ kinh doanh được bố trí cố định trong phạm vi chợ theo thiết kế xây dựng chợ.
3.8. Điểm kinh doanh đơn vị quy chuẩn: Là một đơn vị diện tích quy ước được xác định là 3m2, gọi tắt là điểm kinh doanh (viết tắt là ĐKD).
3.9. Tổng diện tích các ĐKD : Là tổng diện tích số điểm kinh doanh đơn vị quy chuẩn (tương ứng với tiêu chí quy mô số ĐKD của chợ).
3.10. Hộ kinh doanh: Cá nhân hay đơn vị có đăng ký điểm kinh doanh tại chợ.
3.11. Ki ốt bán hàng: Tên gọi chung cho công trình kiến trúc nhỏ, còn gọi là quán bán hàng, là điểm kinh doanh của chủ hàng, độc lập với nhà chợ chính.
3.12. Diện tích giao thông mua hàng: Là diện tích đi lại, đứng xem, mua hàng của khách trong diện tích kinh doanh (diện tích này không bao gồm diện tích giao thông trong các cụm bán hàng của hộ kinh doanh).
3.13. Diện tích kinh doanh: Là diện tích hoạt động mua bán hàng, bao gồm cả diện tích kinh doanh trong nhà và diện tích kinh doanh ngoài trời.
3.14. Diện tích kinh doanh trong nhà: Là diện tích hoạt động mua bán hàng, bao gồm diện tích các điểm kinh doanh của chủ hàng và diện tích giao thông mua hàng của khách, dành cho đối tượng kinh doanh thường xuyên.
3.15. Diện tích kinh doanh ngoài trời: Là diện tích mua bán tự do, bố trí ngoài trời, trong sân chợ. Thường không phân chia cụ thể cho một chủ hàng nào, dành cho đối tượng kinh doanh không thường xuyên.
3.16. Cụm bán hàng: Là tập hợp các điểm kinh doanh của chủ hàng được giới hạn bởi các tuyến giao thông phụ.
3.17. Khu bán hàng: Là tập hợp các cụm bán hàng được giới hạn bởi các tuyến giao thông chính.
3.18. Không gian tín ngưỡng: Là khu vực công cộng trong phạm vi chợ, chủ yếu phục vụ các chủ kinh doanh thờ cúng, cầu may, theo tín ngưỡng tôn giáo.
3.19. Khu thu gom rác: Là khu vực chứa rác tập trung tạm thời của chợ trước khi vận chuyển đến các bãi tập kết hoặc xử lý.
3.20. Khu xử lý rác: Là khu thu gom rác có lắp thiết bị xử lý rác sơ bộ, để giữ vệ sinh chung và vận chuyển được được thuận tiện, nhanh chóng, hợp vệ sinh.
Thuộc tính TCVN TCXDVN361:2006 | |
---|---|
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Số / ký hiệu | TCXDVN361:2006 |
Cơ quan ban hành | Bộ xây dựng |
Người ký | Không xác định |
Ngày ban hành | |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Xây dựng |
Tình trạng hiệu lực | Không xác định |
Tải xuống | Để tải vui lòng truy cập website tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại: https://tcvn.gov.vn |
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SƠN HÀ (SHAC)
Trụ sở chính: Số 55, đường 22, KĐT Waterfront City, Lê Chân, Hải Phòng
Văn phòng đại diện
Ảnh khác