Tiếp tục các nội dung về ngũ hành và quan hệ tương sinh tương khắc, trong bài viết hôm nay của chuyên mục thiết kế biệt thự, chúng tôi mời bạn cùng tìm hiểu Thủy sinh Kim là gì để từ đó có cách vận dụng phù hợp vào xây dựng nhà cửa, giúp gia chủ gặp suôn sẻ trong thi công và có được nhiều tài lộc, an khang.
NỘI DUNG CHÍNH
Dịu dàng, chân thành và đầy sâu sắc là nét tính cách được thể hiện rõ nhất ở những người mệnh Thủy. Họ thường đặt ra cho mình nhiều mục tiêu trong cuộc sống và luôn cố gắng phấn đấu để biến ước mơ thành hiện thực. Mặc dù mang trong mình sức mạnh khủng khiếp của nước nhưng những người mệnh Thủy vẫn có một sức hấp dẫn tuyệt vời.
Những người mệnh Thủy có kỹ năng giao tiếp, ứng xử khéo léo, giỏi thuyết phục người khác. Họ khá nhạy cảm, tinh tế và sâu sắc, luôn sẵn sàng lắng nghe, giúp đỡ người khác.
Hành Thủy chủ về đức trí, thủy là “nhuần hạ” trong đó “nhuần” nghĩa là thấm ướt còn “hạ” là xuống dưới. Bởi vậy đặc tính của những người mệnh thủy là thông minh, linh hoạt, sống giàu tình cảm, tâm hướng thiện.
Sau đây là năm sinh của những người mệnh Thủy:
Màu sắc là một trong những yếu tố có vai trò quan trọng trong việc cân bằng quy luật âm dương, ngũ hành. Dương là sắc sáng chuyển động phản ánh sáng màu còn âm là sắc tối yên tĩnh hấp thụ màu. Nếu biết sử dụng màu sắc hợp với bản mệnh, nó sẽ có tác dụng tăng cường các yếu tố thuận lợi và hạn chế những bất lợi ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.
Màu đen: Sắc đen thể hiện cho sự mạnh mẽ, quyết liệt cũng giống như tính cách của người mệnh Thủy. Dựa vào đặc tính, quy luật âm dương ngũ hành, ta dễ dàng nhận thấy màu đen là màu hợp nhất với người mệnh thủy.
Màu trắng: Kim sinh Thủy mà màu sắc đại diện cho Kim là màu trắng, bởi vậy người mệnh Thủy rất hợp với những vận dụng, phụ kiện có màu trắng.
Có thể bạn quan tâm:
Hành Kim chỉ về mùa Thu và sức mạnh. Đại diện cho thể rắn và khả năng chứa đựng. Mặt khác, Kim còn là vật dẫn. Khi tích cực, Kim là sự truyền đạt thông tin, ý tưởng sắc sảo và sự công minh. Khi tiêu cực, Kim có thể là sự hủy hoại, là hiểm họa và phiền muộn. Kim có thể là một món hàng xinh xắn và quý giá mà cũng có thể là đao kiếm. Màu sắc đặc trưng của Kim là vàng đồng hoặc trắng bạc. Kim còn là biểu tượng chân khí, hư âm, chi môn, và sắc thái. Thuộc tính Kim thường mang giá trị tìm ẩn, nội lực vững chắc, gia cố bền bỉ.
Người mệnh Kim có tính độc đoán và cương quyết. Họ dốc lòng dốc sức theo đuổi cao vọng. Là những nhà tổ chức giỏi, họ độc lập và vui sướng với thành quả riêng của họ. Vì tin vào khả năng bản thân nên họ kém linh động mặc dù họ thăng tiến là nhờ vào sự thay đổi. Đây là kiểu người nghiêm túc và không dễ nhận sự giúp đỡ.
Mệnh Kim bao gồm những người có năm sinh dưới đây:
Theo quan niệm phong thủy việc lựa chọn màu sắc phù hợp với bản mệnh rất quan trọng bởi nó mang đến cho người mệnh Kim nhiều may mắn, thuận lợi, làm việc gì cũng được như ý muốn, khi khó khăn sẽ gặp được quý nhân phù trợ. Không những vậy mà sức khỏe của bạn cũng tốt hơn, ít khi gặp phải đau ốm, bệnh tật. Đây là điều quan trọng để gia chủ có lựa chọn màu sắ phù hợp trong trang trí xây dựng nhà cửa từ ngoại thất đến nội thất.
Màu đỏ, hồng. Đây là hai màu đại diện cho mệnh Hỏa vì thế nó tương khắc với những người mệnh Kim. Do đó, bạn cần thận trọng khi sử dụng những vật phẩm mang màu sắc này.
Xem thêm:
Trong 5 ngũ hành (Kim, Thổ, Mộc, Thủy, Hỏa) có mối quan hệ tương sinh, có mối quan hệ phản sinh, có mỗi quan hệ tương khắc, và phản khắc. Tất cả chúng đều có mối quan hệ biện chứng lẫn nhau, không thể tách rời, cũng không thể phủ nhận một yếu tố nào cả, chúng tồn tại dựa trên sự tương tác lẫn nhau, trong đó có cái chung cái riêng.
Trong ngũ hành bao gồm 5 trạng thái: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ trong trời đất.
Theo quan niệm của người xưa, vạn vật được sinh ra và chuyển hóa dựa vào quy luật âm dương ngũ hành của tạo hóa. 5 trạng thái này đại diện cho 5 hiện tượng phổ biến trong tự nhiên.
Giữa chúng tồn tại các mối quan hệ tương tác, biện chứng ảnh hưởng trực tiếp lẫn nhau, không thể tách rời mà chúng tôi sẽ giới thiệu trong phần tiếp theo của bài viết.
Theo thuyết ngũ hành, người ta chia thành 4 loại quan hệ. Để giải thích cho quy luật này, chúng ta sẽ dựa vào thế giới tự nhiên để lý giải cho nó.
Các vật thể muốn tồn tại và phát triển cần có sự bổ trợ, nuôi dưỡng từ những vật thể khác.Vì thế, mối quan hệ quan hệ tương sinh thể hiện quá trình tăng trưởng và phát triển của mọi sự vật.
Thủy sinh Mộc là do Thủy là nguồn sống, nơi xuất phát của thực vật, từ đơn bào đến đa bào rồi, sinh trưởng phát triển thành cây.
Còn Mộc là gỗ mang tính ôn, ấm áp, là mầm mống để sinh ra Hỏa, tức là Mộc sinh Hỏa. Hỏa lại thiêu đốt mộc, cháy hết thành tro sinh ra Thổ, do đó được gọi là Hỏa sinh Thổ.
Thổ là đất, nó mang nhiều khoáng chất và kim loại, tức là Thổ sinh Kim. Trong khi kim còn non, chảy ngầm trong núi, và khi khí kim nóng quá cũng hóa thành dòng, nên người ta mới nói Kim sinh Thủy là vì lý do này.
Khi các vật thể bị sát phạt, khắc chế lẫn nhau sẽ đi đến chỗ suy yếu và thoái hóa. Do vậy, mối quan hệ tương khắc sẽ thể hiện quá trình suy vong và hủy diệt của sự vật.
Cũng vì thế mà ngũ hành tương khắc trái ngược hẳn với ngũ hành tương sinh: Kim khắc Mộc, được ví như dao chặt được gỗ vậy. Còn Mộc thì khắc Thổ, cũng như cây sinh trưởng lấy hết dinh dưỡng của đất khiến cho đất trở nên cằn cỗi.
Thổ lại khắc Thủy, ví như đê chắn được nước, đất bao bọc vây lấy nước tạo thành hồ vậy. Trong khi đó, Thủy lại khắc Hỏa, nên lửa bị nước dập tắt. Còn Hỏa khắc Kim, kim loại sẽ bị lửa nung đốt và tan chảy ra.
Theo quy luật phát triển của vạn vật thì vai trò quan trọng của mối quan hệ tương sinh là lợi nhưng nếu sinh quá nhiều đôi khi lại trở thành tai hại. Cái gì nhiều quá cũng không phải là tốt. Và trong ngũ hành cũng vậy, nó được thể hiện như sau:
Đây được xem là nguồn gốc cho mối quan hệ phản sinh trong Ngũ hành.
Ngũ hành phản khắc là khi một hành bị khắc, nhưng do lực ảnh hưởng của nó quá mạnh, khiến cho hành khắc không thể khắc được trái lại còn còn bị thương tổn, gây nên sự phản khắc. Nó hoàn toàn trái ngược với quy luật phản sinh. Trong tự nhiên nó được thể hiện như sau:
Từ những thông tin được cung cấp ở trên bạn sẽ hiểu được mối quan hệ mất thiết của các yếu tố hình thành trong ngũ hành và hiểu được tại sao Thủy sinh Kim. Chúc bạn có được lựa chọn phương án thiết kế, trang trí màu sắc và lựa chọn vật dụng hợp phong thủy cho ngôi nhà mơ ước của gia đình mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Quý vị cũng có thể xem thêm về bộ sưu tập thiết kế nhà đẹp của SHAC tại đây:
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SƠN HÀ (SHAC)
Trụ sở chính: Số 55, đường 22, KĐT Waterfront City, Lê Chân, Hải Phòng
Văn phòng đại diện
Ảnh khác
Bình luận