Một thực tế là các loại trần giả đang là xu hướng trang trí nội thất hiện đại và phổ biến hiện nay. Lí giải cho điều này, các khách hàng của chúng tôi cho biết so với những loại trần bê tông nguyên thủy thì các loại trần giả như trần nhựa, trần nhôm, trần thạch cao,… mang tính thẩm mỹ cao hơn, đa dạng về phong cách, thuận lợi trong thi công và cùng thể hiện được gu thẩm mỹ. Trong đó, đáng kể đến là trần nhựa. Các loại trần nhựa được các chru đầu tư lựa chọn nhiều hơn cả bởi loại trần này đẹp, dễ thi công, đa dạng mẫu mã, chủng loại mà giá cả lại phải chăng, phù hợp với nhiều công trình, không gian khác nhau.
Nội dung bài viết hôm nay chúng tôi xin dành để chia sẻ đến bạn đọc các loại trần nhựa nhà đẹp và cách thi công trần nhựa đúng kỹ thuật nhất.
NỘI DUNG CHÍNH
Mở màn cho chuỗi thông tin tham khảo hữu ích này là những thông tin về các loại trần nhựa được sử dụng phổ biến hiện nay.
So với những loại trần giả khác thì trần nhựa có những ưu điểm nổi bật như:
– Trần nhựa giá rẻ. So với những loại trần giả khác thì trần nhựa có giá thành vật liệu, giá thiết kế, thi công lắp đặt rẻ hơn rất nhiều.
Hiện nay trên thị trường trần nhựa có rất nhiều chủng loại, mẫu mã khác nhau nhưng về cơ bản, chúng được chia thành hai nhóm: trần nhựa thông thường (hay còn gọi là trần nhựa không xốp) và trần nhựa chống nóng (hay còn gọi là trần nhựa cách nhiệt).
– Trần nhựa thông thường được sản xuất theo công nghệ sản xuất trần nhựa hiện đại của Đài Loan. Loại trần này vẫn có khả năng chịu nước, chịu nhiệt tốt, không bị cong vênh, mối mọt, mục nát, có tuổi thọ cao, giá thành rẻ… nhưng không có khả năng chống nóng, cách nhiệt, cách âm.
– Trần nhựa cách nhiệt, đó là loại trần nhựa cao cấp, loại trần này có một lớp xốp cách nhiệt ở phía trên và được chia thành 2 loại là trần nhựa có xốp 5cm và trần nhựa có xốp 8cm, khả năng chống nóng, cách nhiệt và giá thành tăng lên theo độ dày của xốp. Với lớp xốp cao cấp ở phía trên trần nhựa cách nhiệt có khả năng chống nóng và cách âm rất tốt, cho bạn không gian mát mẻ vào mùa hè.
Để chọn được những sản phẩm trần nhựa tốt nhất và phù hợp với công trình thì chúng tôi khuyên quý vị là nên xem xét kỹ nhu cầu sử dụng của mình.
Cụ thể, nếu gia đình bạn ở những vùng quê mát mẻ, hay bạn lựa chọn trần nhựa cho tầng 1 của ngôi nhà, cho các phòng có điều hòa như văn phòng, khách sạn, nhà hàng,… thì tốt nhất bạn nên chọn những tấm trần nhựa thông thường, trần nhựa không xốp để tiết kiệm chi phí.
Còn nếu gia đình bạn ở thành phố đông đúc, ngột ngạt hay bạn chọn trần nhựa cho tầng thượng, phòng ngủ, nhà mái ngói, nhà lợp Fibrô để chống nóng vào mùa hè bạn nên sử dụng trần nhựa có xốp.
Một cách chung nhất, việc thi công lắp đặt trần nhựa được thực hiện bài bản qua 3 bước cơ bản sau.
Trước khi tiến hành lắp ghép trần nhựa bạn cần xác định chính xác vị trí muốn đặt trần sao cho phù hợp với chiều cao không gian và để trần nhựa có thể phát huy hết công dụng của mình đó là trang trí, cách âm, cách nhiệt…
Nếu là mái tôn hay mái Fibro ximăng thì khoảng cách giữa đỉnh mái và trần nhựa tối thiểu là 1,5m, bởi vào mùa hè những loại mái này hấp thụ nhiệt rất tốt và khoảng cách giữa mái và trần nhựa càng lớn sẽ càng giúp nhà bạn bớt bị hấp nóng, thoáng mát hơn.
Còn nếu là mái bê tông thì khoảng cách tối thiểu là 0.5m.
Cũng có thể sử dụng ống nivo hoặc tia laser để xác định chiều cao của trần cho chính xác nhất.
Sau khi đã xác định chính xác vị trí tường, chúng ta tiến hành lắp khung phào xung quanh, bạn cố định phào nẹp vào 4 bức tường bằng đinh vít.
Tiếp theo là bước treo khung trần, đối với mái ngói mái tôn hay mái Fibro ximăng bạn có thể treo khung trần lên các xà gồ mái bằng loại dây thép chuyên dụng, còn đối với mái bê tông bạn cần dùng khoan và treo Fat 2 lỗ lên mặt trần.
Lưu ý khi lắp ghép các xương, bạn nên nhớ khoảng cách giữa các xương tối thiểu là 80cm và tối đa là 100cm tùy vào từng công trình cụ thể.
Sau khi đã lắp khung xương chắc chắn là tiến hành ghép trần nhựa chắc chắn vào khung xương. Để ghép những tấm trần nhựa vào khung xương, trước hết cần đo chiều rộng của mặt bằng sau đó dùng dao chuyên dụng cắt tấm trần nhựa theo kích thước đó. Nhưng cần lưu ý, bạn nên trừ sai số khoảng 5mm.
Sau đó dùng dây thép hoặc đinh vít cố định tấm trần nhựa vào khung xương sao cho chắc chắn nhất. Lưu ý khi ghép các tấm trần nhựa bạn nên chú ý, lắp các tấm trần sao cho các hèm khóa ăn khớp với nhau để tạo độ chắc chắn và an toàn của trần.
Cùng với thông tin về các loại trần và cách thi công trần nhựa đúng kỹ thuật, chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật các thông tin liên quan về tư vấn xây dựng trong các bài viết sau. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết và ủng ộ www.shac.vn
Quý vị cũng có thể xem thêm về bộ sưu tập thiết kế nhà đẹp của SHAC tại đây:
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SƠN HÀ (SHAC)
Trụ sở chính: Số 55, đường 22, KĐT Waterfront City, Lê Chân, Hải Phòng
Văn phòng đại diện
Ảnh khác
Bình luận