Việc có được phương án thiết kế biệt thự hoặc thiết kế nhà ống khoa học sẽ cho ra những bước thực hiện thi công chuẩn xác. Trong mỗi hạng mục thi công lại có những quy trình mà cả chủ đầu tư hay đơn vị thực hiện đều phải nắm rõ. Trong nội dung bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cùng bạn trao đổi về các phương Pháp thi công khoan nhồi cọc.
NỘI DUNG CHÍNH
Đây thực sự là những kinh nghiệm quý báu nếu bạn muốn sở hữu một mẫu biệt thự đẹp hay mẫu nhà phố đẹp bất kỳ và khác nhau về phong cách. Từ xây biệt thự hiện đại, biệt thự tân cổ điển hay xây dựng công trình quy mô hơn như biệt thự lâu đài hoặc biệt thự có hồ bơi, các kỹ thuật của mỗi phương Pháp thi công khoan cọc nhồi đều được đội ngũ xây dựng Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Sơn Hà (SHAC, Sơn Hà Architecture) nắm vững. Chúng tôi tự hào là đơn vị xây nhà trọn gói uy tín, vững kỹ thuật.
Thật vậy, việc nắm rõ được các kĩ thuật thi công trong xây dựng sẽ giúp bạn rất nhiều khi gia đình bạn có nhu cầu thi công các công trình xây dựng. Mời bạn cùng theo dõi bài viết.
>> Bạn nên xem: Vì sao nền nhà bị lún và cách khắc phục đúng nhất từ chuyên gia
Mở màn cho chuỗi thông tin này là phần giới thiệu hai phương pháp thi công khoan nhồi cọc phổ biến trong xây dựng nhà ở dân dụng. Đó là 2 phương pháp: Thi công khoan nhồi cọc có sử dụng ống vách; thi công khoan nhồi cọc không sử dụng ống vách.
Phương pháp thi công khoan nhồi cọc có sử dụng ống vách được sử dụng khi thi công những cọc nằm kề sát với công trình có sẵn hoặc do những điều kiện địa chất đặc biệt.
Về cơ bản. cọc khoan nhồi có dùng ống vách thép rất thuận lợi và vô cùng hữu ích cho việc thi công xây dựng vì không phải lo việc sập thành hố khoan. Công trình cũng ít bị bẩn vì không phải sử dụng dung dịch Bentonite, chất lượng cọc rất cao.
Nhược điểm của phương pháp này là máy thi công lớn, cồng kềnh, khi máy làm việc thì gây rung và tiếng ồn lớn và rất khó thi công đối với những cọc có độ dài trên 30m.
Khoan nhồi cọc không dùng ống vách là công nghệ khoan rất phổ biến. Sở dĩ phương pháp này phổ biến và được sử dụng nhiều hơn phương pháp thi công khoan nhồi cọc sử dụng ống vách bởi vì ưu điểm của phương pháp này là thi công nhanh, đảm bảo vệ sinh môi trường và ít ảnh hưởng đến các công trình xung quanh.
Phương pháp này thích hợp với loại đất sét mềm, nửa cứng nửa mềm, đất cát mịn, cát thô hoặc có lẫn sỏi cỡ hạt từ 20-100mm.
Có 2 phương pháp dùng cọc khoan nhồi không sử dụng ống vách:
Máy đào sử dụng guồng xoắn để phá đất, dung dịch Bentonite được bơm xuống hố để có thể giữ vách hố đào. Mùn khoan và dung dịch được máy bơm và máy nén khí đẩy từ hố khoan lên đưa vào bể lắng để lọc tách dung dịch Bentonite tái sử dụng. Công việc đặt cốt thép và để bê tông tiến hành bình thường.
Ưu điểm của phương pháp này có giá thiết bị rẻ, thi công đơn giản, giá thành hạ. Còn nhược điểm chính là tốc độ khoan chậm, chất lượng và độ tin cậy chưa cao.
Theo công nghệ khoan này, gầu khoan thường có dạng thùng xoay cắt đất và được thiết kế đưa ra ngoài. Cần gầu khoan có dạng Ăng-ten, thường là 3 đoạn truyền được chuyển động xoay từ máy đào xuống gầu nhờ hệ thống rãnh.
Vách hố khoan được giữ ổn định nhờ dung dịch Bentonite. Quá trình tạo lỗ được thực hiện trong dung dịch Bentonite. Trong quá trình thi công khoan nhồi cọc có thể thay các gầu khác nhau để phù hợp với nền đất đào và để khắc phục các dị tật trong long đất.
Phương pháp này có ưu điểm là thi công nhanh, việc kiểm tra chất lượng dễ dàng thuận tiện, đảm bảo vệ sinh môi trường và ít ảnh hưởng đến các công trình lân cận. Nhược điểm là phải sử dụng các thiết bị chuyên dụng giá đắt, giá thành cọc cao.
Phương pháp này đòi hỏi quy trình công nghệ rất chặt chẽ, cán bộ kỹ thuật và công nhân phải thành thạo, có ý thức tổ chức kỷ luật cao.
Do phương pháp này khoan nhanh hơn và chất lượng đảm bảo hơn các phương pháp khác, nên hiện nay các công trình lớn ở Việt Nam chủ yếu sử dụng phương pháp này bằng các thiết bị của Đức (Bauer), Italia (Soil-Mec) và của Nhật (Hitachi).
>> Có thể bạn quan tâm: Có nên sử dụng bê tông tươi để làm móng xây nhà?
Tiếp tục nội dung của bài viết, chúng tôi xin chia sẻ về quy trình thi công khoan nhồi cọc đường kính nhỏ để bạn dễ hình dung.
Ở bước này, thợ thi công sẽ căn cứ vào bản vẽ thiết kế để triển khai. Do đặc điểm hiện trường công trình rất bùn lầy (do phôi khoan và dung dịch sét) rất dễ làm đi mất dấu định vị của các cọc hoặc do thiết bị khoan có thể làm di chuyển lệch, phá đi dấu định vị. Chính vì vậy để có thể giữ đúng được các dấu đã định bị, bạn cần chọn hai trục trên bản vẽ vuông góc tạo thành hệ tọa độ khống chế, 4 mốc được gửi lên chỗ không bị ảnh hưởng của quá trình thi công.
Từ hệ trục này ta có thể xác định được vị trí tìm cộc, lại đo kiểm tra mỗi tim cọc trước khi tiến hành khoan. Lưu ý, những vị trí này không được sai số với định vị tim cọc quá 5cm; tim cọc được xác định bằng hai mốc A và B vuông góc với nhau, đều cách tim cọc một khoảng cách bằng nhau.
Ống chống tạm thời không ngắn hơn 2m được sử dụng để bảo vệ thành hố khoan ở phần đầu cọc, tránh mọi hiện tượng sập lở đất bề mặt và đồng thời giúp tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thi công, ống chống phải đặt thẳng đứng và được kiểm tra một cách kĩ lưỡng.
Thi công khoan nhồi cọc có đường kính nhỏ bạn cần kiểm tra độn thằng đứng theo dây dọi của tháp dẫn cần khoan trước khi bước vào giai đoạn khoan để có thể đảm bảo lỗ khoan không bị nghiêng lệch trong quá trình thực hiện.
Kiểm tra độ xiên lệch trên hiện trường tiện lợi và nhanh nhất bằng cách xem việc lắp ráp các ống đổ bê tông xuống đáy hố, khi lỗ khoan bị lệch nghiêng thì không thể đưa ống đổ xuống đáy hố được, tự thân ống bằng kim loại sẽ xuống theo dây dọi nhờ trọng lượng bản thân của ống gây ra.
Thi công khoan nhồi xây dựng, trong quá trình khoan tạo lỗ, dung dịch khoan sẽ đi tuần hoàn từ đấy giếng khoan rồi trồi lên hố nắng và mang theo một phần mùn khoan nhỏ lên cung. Nếu trong quá trình khoan gặp địa tầng thấm lớn, dung dịch khoan sẽ bị thấm nhanh, phải nhanh chóng điều chỉnh tỷ lệ trọng của dung dịch.
Trong quá trình khoan gặp địa tầng khác nhau cần điều chỉnh tỷ trọng dung dịch sét hoặc sử dụng bentonite nhằm đảm bảo khả năng giữ thành của dung dịch – Dung dịch sét được bơm xuống ở đầu mũi khoan tạo ra áp lực cân bằng dưới mũi khoan ,các phôi khoan được lưu giữ trên mũi khoan góp phần giữ ổn định vách hố khoan . Trong mọi trường hợp khi ngừng thi công do thời tiết hoặc nghỉ qua đêm cần kiểm tra chắc chắn hố khoan luôn đầy dung dịch và không bị thấm tiêu hao trong thời gian ngừng thi công .
Không chỉ có nhiệm vụ vận chuyển mùn khoan lên hố lắng, dung dịch còn có nhiệm vụ giữ cân bằng thủy tĩnh nhằm ổn định thành hố khoan tránh hiện tượng sạt lở.
Thi công cọc khoan nhồi đường kính nhỏ cần phải kiểm tra địa tầng để xác định được đặc điểm địa chất.
Cụ thể, trước tiên kỹ thuật viên thi công hoặc kỹ sư giám sát phải đọc kỹ hồ sơ khoan khảo sát địa chất đẻ nắm rõ địa tầng mô tả khi thi công. Kỹ thuật viên phải có kinh nghiệm để nhận biết các địa tầng thực tế có thể sai lệch nhiều hoặc gần đúng như cột địa tầng mô tả trong hồ sơ khảo sát ban đầu. Điều nay phải dựa vào tốc độ khoan, màu sắc dung dịch, thành phần mùn khoan, mức độ dung lắc của máy khoan, kết quả địa tầng của từng cọc được ghi rõ trong hồ sơ lý lịch cọc.
Bạn có thể sử dụng thước dây có quả dọi thả xuống hố khoan sau khi vệ sinh hố khoan xong hoặc đo chiều dài của từng cần khoan để có thể xác định được sộ sâu của hố khoan.
Tức là sử dụng mũi khoan có nắp thả xuống tận dưới đáy hố để kéo đất lên.
Trong quá trình thi công khoan nhồi cọc, ta cần phải căn cứ vào bản vẽ thiết kế để có thể kiểm tra cốt thép. Đường kính của cột thép, loại thép và đường kính của đai thép,thép dọc đều được kiểm tra bởi giám sat của hai bên trước khi đưa vào hố khoan.
Chiều dài phần sắt nối chồng giữa các cột thép >30d trong trường hợp nối buộc và 10d trong trường hợp hàn (với d là đường kính cốt thép dọc).
Kiểm tra con kê bảo vệ và định vị lồng thép đúng vị trí thiết kế.
Ống đổ phải được làm sạch bùn đất ,dầu mỡ trước khi hạ xuống vị trí đổ.
Lớp bảo vệ bê tông thường được quy định như sau:
Cọc D300 lớp bảo vệ từ 3cm đến 5cm.
Cọc D400, D500, D600, D800 lớp bảo vệ từ 5cm đến 9cm.
Sau khi hạ lồng sắt tiến hành lắp các ống đổ bê tông, cần làm sạch bùn đất, vữa bê tông còn dính trên vách, trong vách ngoài của ống sau khi đổ bê tông, trong lúc bảo quản hoặc di chuyển.
Trong quá trình thi công cọc khoan nhồi đây có lẽ là công tác quan trọng. Sau khi đã vét phôi khoan bằng mũi lúp pe vẫn còn một lượng mùn khoan còn đọng lại ở đáy hố hoặc trong những phôi khoan có kích thước lớn rơi trở lại hố khoan mà trong quá trình vét không đưa được lên khỏi hố khoan. Chính vì vậy, sau khi đã hạ lồng thép và ống đổ bê tông bạn cần phải vệ sinh đáy hố khoan.
Mác bê tông theo bản vẽ thiết kế ,thông thường sử dụng M250 đến M300. Bê tông được trộn bằng máy trộn nhỏ hoặc bê tông thương phẩm độ sụt 18+-2 .
Kiểm tra các dụng cụ đo cấp phối, xác định tỷ lệ trộn.
Kiểm tra độ sụt của mấy mẻ bê tông đầu tiên.
Đá cấp phối 1×2 phải đúng tiêu chuẩn, không lẫn tạp chất và các loại đá khác .
Cát vàng bảo đảm đúng chất lượng dùng cho bê tông, đảm bảo độ sạch không lẫn tạp chất
Sử dụng phụ gia siêu hóa dẻo SlKAR4, VinKems hoặc loại tương đương nhằm đạt độ sụt yêu cầu và tăng cường độ bê tông.
Lấy mẫu thử để kiểm tra mác bê tông khi cần thiết.
Kỹ thuật viên và giám sát có thể thông qua việc tính khối lượng bê tông từng mẻ trộn và theo đường kính danh định của cọc (trên thực tế đường kính cọc sẽ lớn hơn từ 10% đến 20% tùy theo địa tầng khoan) để có thể theo dõi cao độ của mức bê tông dâng trông hố khoan. Khi nâng ống đổ lên để nhồi bê tông, phải đảm bảo ống đổ luôn được ngập không nhỏ hơn 1,5m trong bê tông.
Khi bê tông dang lên miệng hố khoan, lớp bê tông trên cùng thường bị nhiễm bẩn do dung dịch sét sâm nhập trong quá trình vữa dâng. Chính vì vậy cần để toàn bộ lượng bê tông bị nhiễm bẩn này trào ra ngoài miệng hố (khoảng 1,0m) và bỏ đi cho tới khi bằng mắt thường xác định được lớp bê tông kế tiếp đạt yêu cầu thì ngừng đổ bê tông.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SƠN HÀ (SHAC)
Trụ sở chính: Số 55, đường 22, KĐT Waterfront City, Lê Chân, Hải Phòng
Văn phòng đại diện
Ảnh khác
Bình luận