Ngày đăng 07/29/2018
Ngày cập nhật 04/26/2021
4.7/5 - (154 bình chọn)

Rõ ràng không phải ai cũng sở hữu được một ngôi nhà nằm ở hướng mát. Do đó nhu cầu tìm hiểu về cách chống nóng nhà thông dụng nhất là rất phổ biến.

Chúng tôi xin chia sẻ rằng chống nóng cho ngôi nhà (cách chống nóng trong nhà và tường nhà) là việc hết sức cần thiết, không chỉ bảo vệ cho phần mái nhà không bị tác động trực tiếp của các yếu tố khí hậu như nắng, gió, mưa, khô ẩm nóng lạnh bất thường. Không những thế việc này còn giúp tạo ra bầu không khí mát mẻ cho các tầng ở dưới.

Cách chống nóng trong nhà và tường nhà thông dụng nhất
Cách chống nóng trong nhà và tường nhà thông dụng nhất

Kinh nghiệm xây nhà trọn gói và thiết kế nhà đẹp đã giúp chúng tôi đúc kết được những cách thông dụng nhất chống nóng cho mái, mái bê tông, trần si măng, mái bằng sân thượn,… mà chúng tôi xin được giới thiệu đến bạn trong bài viết hôm nay. Mời bạn cùng tham khảo.

>> Có thể bạn quan tâm: Nhà hướng nào mát nhất và nhà hướng nào nóng nhất?

CHỐNG NÓNG CHO NHÀ HIỆU QUẢ VỚI 13 CÁCH DỄ THỰC HIỆN

Những cách này đã được áp dụng và đánh giá là giải Pháp đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả. Nếu bạn không may sở hữu ngôi biệt thự đẹp hoặc mẫu nhà phố đẹp với hướng nhà không được như mong muốn thì hãy áp dụng ngay để gia đình mình có được những biệt thự tân cổ điển hay biệt thự hiện đại hoặc các mẫu biệt thự đẹp nói chung mỹ mãn.

Sử dụng gạch chống nóng cũng là cách phổ biến chống nóng biệt thự nhà đẹp
Sử dụng gạch chống nóng cũng là cách phổ biến chống nóng biệt thự nhà đẹp

1, Luôn kéo rèm cửa cho ngôi nhà

Theo một nghiên cứu khoa học thì 30% lượng nhiệt không mong muốn đến từ cửa sổ. Do đó, biện pháp đơn giản nhất mà ai cũng có thể thực hiện đó là luôn kéo rèm cửa và bạn cũng nên lựa chọn những loại rèm cửa sáng màu để ngăn ánh sáng vào phòng, ngăn hiện tượng giữ nhiệt.

Với biện pháp đơn giản này chúng tôi chắc chắn rằng bạn còn có thể giúp làm giảm 7% chi phí trên hóa đơn tiền điện và giúp nhiệt độ căn phòng luôn ở mức thấp.

2, Chống nóng cho mái nhà và tường nhà hiệu quả

Mái nhà chính là nơi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và làm cho ngôi nhà nóng lên rất nhiều. Nếu chúng ta xử lý tốt khu vực này sẽ giúp ngôi nhà mát hơn rất nhiều. Hiện tại, trên thị trường có khá nhiều vật liệu chống nóng mà chúng ta có thể áp dụng như mái ngói, gạch, tấm lợp,… Khi lắp đặt chú ý giữa mái và trần nên có khoảng cách để giảm bớt độ nóng.

Tường nhà cũng là vị trí chịu nhiều tác động của ánh nắng, nếu có thể nên sử dụng loại gạch block để xây tường vì nó có khả năng cách nhiệt tốt. Để tăng thêm hiệu quả, bạn sẽ xây 2 lớp gạch nhằm giúp ngôi nhà vững chắc hơn, đồng thời chống nóng tốt nhất. Không chỉ vậy, mọi người nên sử dụng sơn cách nhiệt cho bức tường, trồng thêm dây leo sẽ mang lại hiệu quả chống nóng tuyệt đối.

3, Trồng cây lấy bóng mát cho ngôi nhà

Cây xanh đóng vai trò như những chiếc điều hòa tự nhiên giúp điều hòa không khí và làm không gian sống của chúng ta được tươi mát.

Trồng cây lấy bóng mát là cách chống nóng hiệu quả cho nhà và tường
Trồng cây lấy bóng mát là cách chống nóng hiệu quả cho nhà và tường

Khi có sự xuất hiện của cây xanh sẽ tạo nên bóng râm, độ phủ của cây sẽ cản bớt nguồn nhiệt từ bên ngoài vào ngôi nhà. Tuy nhiên, không phải bất cứ ngôi nhà nào cũng có thể áp dụng giải pháp này do hạn chế về diện tích nhất là nhà phố nhỏ và hẹp. Chúng ta có thể mang cây xanh vào nhà bằng việc treo các chậu hoa ở hành lang, trên lan can kính, trồng dây leo, làm giàn hoa,… để mang đến không khí trong lành và mát mẻ cho ngôi nhà.

>> Bạn nên xem: Chuyên gia giải đáp: Nhà hướng Tây có nóng không?

4, Đóng cửa vào ban ngày

Vào mùa hè này 30% lượng nhiệt đi vào trong nhà qua cửa sổ. Vì vậy, để giảm lượng nhiệt vào trong nhà, bạn nên đóng hết các cửa sổ vào ban ngày đặc biệt là những cửa sổ ở hướng Tây, hướng Nam. Đóng kín cửa sổ và cửa chính vào ban ngày có thể giúp nhiệt độ trong nhà bạn giảm đi đáng kể. Để giảm nhiệt nhanh hơn cho ngôi nhà, vào ban ngày, bạn nên che mành và kéo mành, rèm lên vào ban đêm.

5, Sử dụng quạt một cách thông minh

Bạn nên sử dụng tối đa các loại quạt trần, quạt cây, quạt thông gió,… và điều chỉnh cánh quạt sao cho gờ trước của cánh quạt cao hơn nhằm tạo gió và lưu thông không khí tốt hơn.

Khi nhiệt độ giảm dần vào buổi tối cũng như ban đêm, mở cửa sổ và đặt quạt gần cửa sổ để thổi luồng khí mát. Nếu muốn gió mát hơn nữa, đặt một chai nước đá phía trước cánh quạt. Quạt thông gió cũng có khả năng đưa khí mát từ bên ngoài vào trong nhà.

6, Thay đèn sợi đốt bằng đèn compact

Các bóng đèn sợi đốt cũng tỏa ra một lượng nhiệt rất lớn, năng lượng này là hoàn toàn lãng phí. Do đó, đừng ngần ngại thay thế những bóng đèn sợi đốt này bằng đèn huỳnh quang conpact. Không chỉ giúp làm giảm nhiệt độ trong nhà mà còn giúp làm giảm hóa đơn tiền điện của bạn mỗi tháng.

7, Hạn chế sử dụng nhiều thiết bị điện

Không chỉ là vấn đề tiết kiệm điện mà còn bởi nhiệt lượng tỏa ra từ các thiết bị điện, đồ dùng gia đình trong quá trình hoạt động sẽ cộng thêm vài độ C cho ngôi nhà vốn đang bức bí của bạn.

Để thực hiện tốt việc này, gia đình bạn nên tập trung sinh hoạt trong một căn phòng thay vì trải ra khắp các phòng như mọi khi. Thêm vào đó, hãy lên lịch nấu nướng, dọn dẹp thật khoa học để tránh phải bật bếp nấu nướng quá nhiều, gây ra sự bức bí không cần thiết.

8, Một phòng cần hai cửa sổ

Nhiều nhà mở cửa sổ, cửa đi sai cách nên không khí khó lưu thông, để gió quẩn vào nhà mà hơi nóng không thoát ra được, khó trao đổi khí mát từ ngoài vào. Để không gian sống trở nên mát mẻ và thoáng đãng hơn vào mùa hè, trong ngôi nhà của bạn luôn có một cửa sổ mở cho gió thổi vào và một cửa sổ khác được mở cho gió ra khỏi nhà. Khi có những cơn gió thổi qua sẽ làm cho nhà mát mẻ hơn. Bạn cũng không nên sắp xếp các đồ dùng bằng gỗ cao lớn như tủ gỗ bởi nó sẽ làm cản hướng gió thổi hoặc bít các cửa sổ.

Mở cửa sổ phù hợp cũng là cách chống nóng hiệu quả cho ngôi nhà
Mở cửa sổ phù hợp cũng là cách chống nóng hiệu quả cho ngôi nhà

Cách chống nóng hiệu quả nhất là bạn nên lắp đặt các cửa sổ theo nhiều kích cỡ khác nhau như cửa có cánh kéo lên, hạ xuống hay cửa kéo một bên phù hợp với các loại nhà nhỏ. Cửa sổ thuộc loại mở hết đối với nhà có diện tích rộng tạo điều kiện cho gió vào nhà.

9, Chỉnh lại quạt trần để quay ngược chiều kim đồng hồ

Vào mùa hè, cài đặt quạt trần quay theo chiều ngược chiều kim đồng hồ, tạo gió nhẹ, khi đứng dưới quạt bạn sẽ cảm nhận được luồng gió lạnh trực tiếp xuống cơ thể, không khí lạnh tập trung và không bị loãng khắp phòng.

10, Bật quạt thông gió

Điều này rất cần thiết vì nó giúp tống khứ luồng không khí nóng do nấu ăn hoặc sau khi bạn tắm ra ngoài căn nhà của bạn.

Lý tưởng nhất là tạo sự thông gió từ dưới lên trên. Sau khi tắm, hãy bật quạt thông gió thêm 20-30 phút để không khí nóng thoát bớt ra ngoài. Hãy thoải mái bật quạt thông gió và đừng lo lắng về chi phí vì quạt thông gió tiêu thụ lượng điện rất thấp.

11, Treo vải nhúng nước, mành trước cửa

Bí quyết giảm nóng, bức xạ tốt nhất, đơn giản, hiệu quả nhưng ít người biết đến là treo ở cửa ra vào, cửa sổ những tấm vải to nhúng nước để ngăn hơi nóng từ ngoài vào nhà.

Ngoài ra, bạn nên đóng cửa các phòng trống. Luôn mở cửa sổ ban đêm và sáng sớm – khi nhiệt độ còn thấp để không khí mát vào nhà nhiều. Khi nắng lên thì kéo rèm cửa phòng hay sinh hoạt giữ độ mát lâu hơn. Nếu có điều kiện, bạn nên đầu tư các thiết bị cách nhiệt tại vùng đón nhiều ánh nắng bằng gạch, xốp, film cách nhiệt, sơn trắng để giảm độ hấp thụ nhiệt.

12, Màu sắc và vật liệu nội thất giúp giải nhiệt mùa hè

Màu sắc cho nhà cần dùng tông màu nhạt bên ngoài nhà để giảm hấp thu nhiệt và nhanh giải nhiệt, và nên chọn màu mát mẻ gần gũi với thiên nhiên như màu bã trầu, vàng đất, xanh rêu cho không gian nội thất bên trong.

Với những không gian có nắng gắt chiếu vào thì có thể bớt màu ấm mà thêm màu lạnh như xanh ngọc, kem cốm, trắng xanh để tăng tính thư giãn.

Còn với vật liệu, bạn nên lựa chọn, sử dụng các vật liệu có nguồn gốc tự nhiên như gỗ, đá hoa cương, gỗ, gạch ốp lát dạng đất nung… nhằm hỗ trợ sự thẩm thấu và bay hơi.

13, Phun nước lên những tấm tôn lợp mái

Nhiều gia đình do thời tiết quá nóng nên đã lắp đặt các vòi phun tưới tự động để phun lên mái tôn trong những giờ nóng đỉnh điểm. Nhưng cách này đòi hỏi chi phí lắp đặt và chi phí điện nước. Do đó, các bạn cần cân nhắc khi sử dụng phương án chống nóng kiểu này.

CÁCH CHỐNG NÓNG DÀNH RIÊNG CHO NHÀ MÁI BÊ TÔNG

Tiếp theo nội dung của bài viết, chúng tôi xin được mời bạn đến với cách chống nóng dành riêng cho nhà mái bê tông. Đây cũng là những phương pháp quy không quá phức tạp nhưng lại hiệu quả.

1, Phương pháp dùng gạch rỗng chống nóng

Trên thị trường có rất nhiều loại gạch khác với thiết kế khác nhau. Tuy vậy để chống nóng hiệu quả người ta thường dùng gạch rỗng 4 hoặc 6 lỗ xây nghiêng thành hàng, cách nhau bằng chiều rộng viên gạch, các viên gạch không xây liên tục mà cách nhau 4 – 5 cm để tạo khe gió qua. Xây đến đâu lát gạch đến đấy. Tiến hành từ phía xa cửa nhất, rồi lùi dần đến cửa. Để tránh bị gió lốc cuốn, cần lát các hàng gạch xung quanh mái bằng vữa xi măng tốt.

Chống nóng cho nhà bằng phương pháp dùng gạch rỗng
Chống nóng cho nhà bằng phương pháp dùng gạch rỗng

Mặ dù vậy, phải chú ý các hướng của các lỗ rỗng của gạch và các rãnh xây chạy theo hướng gió của ngôi nhà. Nếu mái dùng để làm sân chơi thì nên gắn mạch các viên gạch hoặc lát một lớp gạch hoa lên trên. Chiều cao rãnh không dưới 20 cm đối với gạch rỗng 4 lỗ và không dưới 30 cm đới với gạch lá nem (gạch tàu)

Nguyên tắc cơ bản để chống nóng hiệu quả là phải có lỗ thoát hơi để cho không khí được lưu thông. Thực tế, nhiều người nghĩ rằng càng kín càng cách nhiệt tốt nên đã xây tường xung quanh lớp gạch chống nóng. Làm như vậy vô hình chung khiến lỗi thoát gió chống nóng bị bịt kín mít.

2, Dùng lớp mái

Đối với lợp mái bằng tôn, khi lợp hàng tôn trên phải phủ lên hàng tôn ít dưới ít nhất là 15 cm và mép hai lá giáp nhau phải phủ lên nhau ít 1 múi. Không những thế, trên chỗ sống các chỗ giáp nối phải có móc để nóc chặt xà gỗ, mỗi lá tôn ít nhất 4 lỗ trên sống mũi để bắt móc.

Mái tôn thường rất nóng nên có thể bố trí hệ thống ống nước trên mái, cách mái khoảng 0.7 – 1.0 m, đục các lỗ nhỏ cách nhau khoảng 20 cm, tạo thành giàn mưa nhân tạo. Vào những giờ nóng  trong ngày biện pháp này làm giảm đáng kể nhiệt độ, để có thể sử dụng được tầng mái.

Tường mái không nên xây kín mà nên để các ô trống cho không khí lưu thông. Mái bằng hấp thụ lượng nhiệt nhiều hơn mái dốc 2 bên.

3, Chống nóng đối với mái bằng fibro ximang

Các yêu cầu về kĩ thuật cũng như tôn múi, nhưng phải chú ý máng nước và ống nước bằng tôn mạ kẽm. Những chỗ mái tiếp giáp với các kết cấu khác phải ngăn cách bằng tấm chắn nước. Khe hở giữa máng và bề mặt của mái phải bịt bằng ximang vôi cát.

4, Cách chống nóng cho sân thượng

Sân thượng là phần trên cùng của mái nhà, cũng là phần che nắng che mưa cho toàn bộ ngôi nhà. Do vậy sân thượng phải bố trí hệ thống thoát nước tốt, để tránh hiện tượng tù đọng nước trên mái nhà. Có thể bố trí các hệ thống thoát nước tốt như phễu thu, máng và không để các bụi lá rác, lá cây chồng chất thoát vào ống.

Giải pháp chống nóng, chống thấm hiệu quả thường dùng là tạo thêm một lớp đan phủ mặt. Lớp đan dày ít nhất 5cm, độ dốc ít nhất 0.5%. Nhựa flinkote quét 3 nước, lưới thủy tinh hay nilon. Lớp gạch cục be tong kê chỉ đặt sau trát vữa chống thấm và quét flintkote. Tác dụng của các tấm đan là che chở lớp đan mái khỏi bị nứt nẻ. Lớp không khí giữa để cách nhiệt. Làm cách này tuy tốn kém, nhưng dễ sửa chữa, khi bị dột, chỉ cần đỡ đan lên và quét lại flintkote vào những nơi bị thấm nước.

Cách làm thông dụng trước đây là lát một hoặc hai lớp gạch lá ném trực tiếp lên mặt bê tông sàn mái. Biện pháp này dễ thi công, ít tốn kém, nhưng có nhược điểm là khó bảo vệ lớp chống thấm và chống nóng hiệu quả, nên phải làm trần treo hoặc bông khoáng ở mặt dưới trần để cách nhiệt.

Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SƠN HÀ (SHAC)
Trụ sở chính: Số 318 – 319 HK3 đường Bùi Viện, Lê Chân, Hải Phòng

  • Điện thoại: 0225 2222 555
  • Hotline: 0906 222 555
  • Email: sonha@shac.vn

Văn phòng đại diện

  • Tại Hà Nội: Số 4/172, Ngọc Hồi, Huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội
  • Tại Quảng Ninh: Số 289 P. Giếng Đáy, TP. Hạ Long, Tỉnh. Quảng Ninh
  • Tại Đà Nẵng: Số 51m đường Nguyễn Chí Thanh, P. Thạch Thang. Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
  • Tại Sài Gòn: Số 45 Đường 17 khu B, An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh
  • Xưởng nội thất: Số 45 Thống Trực, Nam Sơn. Kiến An, TP. Hải Phòng
4.7/5 - (154 bình chọn)
17831Lượt xem
YÊU CẦU TƯ VẤN

Yêu cầu tư vấn
*Vui lòng để lại thông tin, nhân viên tư vấn sẽ liên hệ lại với quý khách trong thời gian sớm nhất
Tra cứu phong thủy
Xem hướng Nhà
Xem tuổi xây nhà
DỰ TOÁN CHI PHÍ

Bạn có thể tự tính toán chi phí xây dựng bằng phần mềm Dự toán Online của SHAC. Để lên dự trù chi phí xây dựng, hãy truy cập link sau (miễn phí):

Dự toán Chi phí xây dựng

Có liên quan

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Yêu cầu tư vấn

YÊU CẦU TƯ VẤN Widget

Tìm theo số tầng

Tìm theo mặt tiền

Bài viết mới nhất

Yêu cầu tư vấn

YÊU CẦU TƯ VẤN Widget

Ảnh khác

.
.
0906.222.555