Ngày đăng 10/18/2016
Ngày cập nhật 10/22/2019
4.4/5 - (224 bình chọn)

Trong những năm tháng làm công tác Mặt trận, tôi có may mắn lớn là được tiếp xúc với rất nhiều các vị Ủy viên Trung ương Mặt trận qua các thời kỳ. Đó là những nhân sĩ, trí thức nổi tiếng của nhân dân ta, là những doanh nhân, những nhà tư sản dân tộc, các công kỹ nghệ gia giàu lòng yêu nước, thiết tha với độc lập, tự do, hạnh phúc, đã có những đóng góp to lớn về tài lực của Tổ quốc khi đất nước vừa giành được độc lập.

Doanh nhân Nguyễn Sơn Hà
Cụ Nguyễn Sơn Hà

Năm 2016 được Chính phủ lấy làm “năm khởi nghiệp”. Nhân dịp này qua “Tinh hoa Việt” tôi muốn giới thiệu cuộc đời và sự nghiệp của một số doanh nhân tiêu biểu của thời kỳ Cách mạng tháng Tám thành công, mở đầu bằng kỹ nghệ gia Nguyễn Sơn Hà.

Nói đến cụ Nguyễn Sơn Hà là nói đến ông Tổ của nghề sơn dầu Việt Nam, một kỹ nghệ gia tài ba, một nhà tư sản dân tộc giàu lòng yêu nước vươn lên từ hai bàn tay trắng, được Đảng, Nhà nước, Bác Hồ và Mặt trận Liên Việt rồi MTTQ Việt Nam hết sức trân trọng đánh giá cao.

Như Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết trong bài phát biểu từ 13/9/1994 nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cụ Nguyễn Sơn Hà:

“Sau Cách mạng tháng Tám, có ý kiến của Bác và anh Trường Chinh, tôi có mời một số anh ở Hải Phòng lên gặp: Anh Vũ Trọng Khánh và anh Nguyễn Sơn Hà. Biết anh Hà có kiến thức về kinh tế nên mời anh làm Bộ trưởng Bộ Kinh tế trong Chính phủ, anh Vũ Trọng Khánh làm Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Anh Vũ Trọng Khánh nhận lời. Anh Hà nói với tôi là anh rất cảm ơn nhưng xin cho mấy ngày suy nghĩ.

Mấy hôm sau anh trở lại và nói: “Tôi hết sức xúc động với sự tín nhiệm của Bác và các anh nhưng công việc lớn quá, sợ khả năng có hạn chế nên xin chỉ làm một số việc về kinh tế nước nhà”.

“Tuy sự khước từ là chân thành, song vào thời điểm đó, không mấy ai hiểu đúng cho tôi – ông tâm sự với chúng tôi khi ông bị bệnh và điều trị dài ngày ở bệnh viện Việt Xô. Cho mãi tới khi ra kháng chiến, có một hôm, tôi được tiếp cụ Nguyễn Văn Tố và Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi qua ghé thăm, ngày ấy chúng tôi ở Phúc Trìu (Thái Nguyên) thì mới có dịp thanh minh được lòng trung thực của tôi với cách mạng, lòng tin tưởng của tôi với Hồ Chủ tịch, vị lãnh tụ kính mến của dân tộc”.

Cụ đại diện cho giới công thương Hải Phòng tham gia đại biểu Quốc hội suốt 5 khóa liên tục, từ khóa I (ngày 6-1-1946) đến khóa V kết thúc vào ngày 22-6-1976. Với 30 năm làm đại biểu của nhân dân ở cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, cụ “đã có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp kháng chiến thành công, kiến quốc thắng lợi”.

Là Ủy viên Trung ương của Ủy ban Mặt trận Liên Việt, rồi Ủy viên Trung ương MTTQ Việt Nam, cụ Nguyễn Sơn Hà đã góp phần tích cực vào việc vận động, tập hợp, động viên giới công, thương gia tham gia vào công cuộc cải tạo và xây dựng ở  miền Bắc xã hội chủ nghĩa  và đấu tranh thống nhất nước nhà.

Theo cụ kể, cụ sinh năm 1894, tại Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây nhưng lớn lên và lập nghiệp ở Hải Phòng. Bố mất sớm, khi mới 14 tuổi, là con cả của một gia đình đông em, đời sống vô cùng khó khăn, ông phải bỏ học để cùng mẹ lo kế sinh nhai và khuyên bảo các em phải ra sức cố gắng, ngày đi làm, tối phải đi học thêm, không lêu lổng chơi bời. Cứ vừa làm việc, vừa đi học, chịu đựng mọi khó khăn thiếu thốn, sau một số năm, anh em chúng tôi mỗi người đã có một công việc ổn định, đảm bảo cuộc sống. Tôi thi trúng vào Sở pháo thủ với mức lương tháng là 14 đồng. Làm được một thời gian, tôi bỏ việc ở Sở pháo thủ chuyển ra làm kế toán cho một nhà buôn Pháp, rồi lại chuyển sang làm cho Hãng sơn dầu Sauvage Cottu.

Tuy làm kế toán, đánh máy, nhưng với tham vọng “đổi đời”, ông rất chú ý học nghề chế biến sơn và có ý định “ăn cắp” bí mật của chủ để sau này khi có điều kiện sẽ mở hãng sơn riêng của mình.

Năm 1917, ông chủ Hãng sơn Sauvage chết, cơ sở sản xuất bán cho chủ khác, ông xin thôi việc về nhà, bán chiếc xe đạp duy nhất để lấy tiền kinh doanh bằng cách mở một cửa hàng con con, vừa nhận việc kẻ chữ, quét tường quảng cáo, vừa thí nghiệm làm sơn bằng những vật liệu sẵn có trong nước, làm cối xay sơn bằng sắt thay cho cối xay sơn bằng đá nên chất lượng sơn tốt, giá lại rẻ, được tín nhiệm và người mua dùng ngày càng đông và việc làm ăn ngày càng phát đạt đến nỗi các hãng buôn lớn của Pháp trước đây coi rẻ sơn Việt Nam thì đến nay đều xin ông cho đứng độc quyền đại lý ở Sài Gòn, Tua-ran, Phnôm Pênh, Băng Cốc và ngay cả ở Pháp.

Làm ăn khá giả, cụ có điều kiện để hoạt động xã hội. Cụ thường nói vui với chúng tôi mỗi lần đến gặp cụ là: “lúc này mình đi bằng hai chân: Vừa kinh tế, vừa xã hội”.

Được tin Hội Truyền bá chữ quốc ngữ được thành lập ở Hà Nội do cụ Nguyễn Văn Tố làm Hội trưởng, cụ lên ngay Hà Nội gặp cụ Tố xin thành lập Chi hội chữ quốc ngữ ở Hải Phòng, một thành phố lớn thứ hai ở Bắc Bộ nhưng số người mù chữ cũng chiếm tới 90% số dân.

Nhờ sự hưởng ứng nhiệt thành của giới trí thức, học sinh, sinh viên Trường Bách nghệ Hải Phòng, phong trào chống nạn thất học ở Hải Phòng từ năm 1942 phát triển mạnh mẽ, lan rộng sang các địa phương khác như Hòn Gai, Uông Bí, Kiến An, Quảng Yên v.v… trực tiếp nâng cao dân trí cho nhân dân lao động, gián tiếp góp phần dọn đường cho các giới đồng bào địa phương lớn lên, hưởng ứng cuộc giải phóng dân tộc do Việt Minh lãnh đạo.

Năm 1939, nhân chuyến thăm Huế, cụ Nguyễn Sơn Hà kể lại: “Tôi có dịp được tiếp xúc với các chí sĩ nổi tiếng của dân tộc. Đó là các cụ Huỳnh Thúc Kháng, Phan Bội Châu. Tư tưởng cứu nước nảy sinh trong tôi sau chuyến gặp gỡ lịch sử đó. Hành động cứu nước đầu tiên của tôi là tôi ủng hộ ông Nguyễn Bình – người sáng lập Đệ tứ chiến khu Đông Triều chống Pháp, một khoản tiền lớn để mua sắm vũ khí”.

Hưởng ứng Lời kêu gọi của Mặt trận Việt Minh, của Đại hội Quốc dân Tân Trào, cả gia đình cụ Nguyễn Sơn Hà tham gia cướp chính quyền tại Hải Phòng. Con cả là anh Nguyễn Sơn Lâm được Thành ủy Hải Phòng chọn làm người kéo cờ trong cuộc mít tinh ngày Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945; cả hai vợ chồng cụ Nguyễn Sơn Hà đều là thành viên của UBND TP Hải Phòng, là một trong những gia đình tiêu biểu tham gia “Tuần lễ vàng” ở Cảng với 105 cây vàng và một khối lượng lớn tiền Đông Dương.

Tháng 10/1946 cụ Nguyễn Sơn Hà, đại biểu Quốc hội, thay mặt giới công thương Hải phòng được vinh dự gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người thăm Pháp trở về qua đường biển và đến Hải Phòng. Đây là lần đầu tiên cụ được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta và là vinh dự lớn cho cả gia đình cụ.

Thực dân Pháp quay trở lại, tái chiếm Hải Phòng, gia đình cụ Nguyễn Sơn Hà tản cư sang Đông Triều, qua Phả Lại rồi lên chiến khu Việt Bắc, cùng toàn quân, toàn dân tiến hành 9 năm kháng chiến trường kỳ. Còn bản thân cụ nhận bất cứ việc gì mà chính quyền giao cho như: lo tổ chức những đội dân quân du kích đánh chặn giặc ở Dương Nham (Đông Triều), làm trưởng ban tản cư kháng chiến của Đông Triều, tham mưu cho Ủy ban kháng chiến làm bè tre ngăn ca nô giặc Pháp tấn công v.v…

Lên chiến khu Việt Bắc, do yêu cầu của chiến trường, cụ Nguyễn Sơn Hà đã nghiên cứu và sản xuất áo mưa ba tác dụng phục vụ bộ đội (1); sản xuất vải nhựa cách điện đối với điện áp thấp dùng cho việc nối dây điện thoại và các mối hàn nối khác trong kỹ thuật thông tin – một nhu cầu lớn vào những năm 50, 51, 52 khi ta chưa thể mua được ở nước ngoài. Và hơn nữa cũng không có tiền để mua.

Cùng với “áo mưa ba tác dụng”, “vải nhựa cách điện”, cán bộ, chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam thời kỳ 1947 – 1954 không thể nào quên trong hành trang của mình còn có mấy mét vuông vải đi mưa mang tên Nguyễn Sơn Hà làm bằng tơ lụa Hà Đông và sơn Phú Thọ.

Cụ Nguyễn Sơn Hà cũng là người Việt Nam đầu tiên sáng chế ra giấy than (thường gọi là giấy stăng-cil) dùng cho mấy chữ bằng nguyên liệu trong nước và được các cơ quan dùng phổ biến trong suốt những năm kháng chiến chống Pháp.

Đánh giá về cụ Nguyễn Sơn Hà, Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết tháng 3/1994:

“Nhớ anh Sơn Hà, một nhà kỹ nghệ giàu lòng yêu nước, làm năng động và sáng tạo, đã làm được nhiều việc có ích cho nền kinh tế kháng chiến và trực tiếp cho bộ đội. Anh là người hăng hái, trung thực, là một tấm gương sáng để lại cho các thế hệ trẻ, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh và công nghệ, hết sức làm những việc vừa ích nước, vừa lợi nhà, góp phần vào sự nghiệp đổi mới đất nước.

Chúc các con, các cháu, các chắt, toàn thể gia đình khỏe mạnh và hạnh phúc”.

Nguồn: daidoanket.vn

 

4.4/5 - (224 bình chọn)
479Lượt xem
YÊU CẦU TƯ VẤN

Yêu cầu tư vấn
*Vui lòng để lại thông tin, nhân viên tư vấn sẽ liên hệ lại với quý khách trong thời gian sớm nhất
Tra cứu phong thủy
Xem hướng Nhà
Xem tuổi xây nhà
DỰ TOÁN CHI PHÍ

Bạn có thể tự tính toán chi phí xây dựng bằng phần mềm Dự toán Online của SHAC. Để lên dự trù chi phí xây dựng, hãy truy cập link sau (miễn phí):

Dự toán Chi phí xây dựng

Có liên quan

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Yêu cầu tư vấn

YÊU CẦU TƯ VẤN Widget

Tìm theo số tầng

Tìm theo mặt tiền

Bài viết mới nhất

Yêu cầu tư vấn

YÊU CẦU TƯ VẤN Widget

Ảnh khác

.
.
0906.222.555