https://shac.vn/biet-thu-3-tang-chu-l
https://shac.vn/biet-thu-hien-dai
https://shac.vn/biet-thu-phap
https://shac.vn/mau-biet-thu-2-tang
https://shac.vn/mau-biet-thu-3-tang-co-dien
https://shac.vn/mau-biet-thu-3-tang-tan-co-dien
https://shac.vn/mau-biet-thu-3-tang-mai-thai
https://shac.vn/mau-biet-thu-4-tang-5-tang-6-tang
https://shac.vn/mau-biet-thu-tan-co-dien-2-tang
https://shac.vn/thiet-ke-biet-thu
https://shac.vn/thiet-ke-biet-thu-100m2
https://shac.vn/thiet-ke-biet-thu-10x10
https://shac.vn/thiet-ke-biet-thu-co-be-boi
https://shac.vn/thiet-ke-biet-thu-co-dien
https://shac.vn/thiet-ke-biet-thu-kieu-nhat-ban
https://shac.vn/thiet-ke-biet-thu-mai-thai
https://shac.vn/thiet-ke-biet-thu-song-lap
https://shac.vn/thiet-ke-khach-san
https://shac.vn/tieu-chuan-khach-san-3-sao
https://shac.vn/tieu-chuan-thiet-ke-khach-san-1-sao
https://shac.vn/tieu-chuan-thiet-ke-khach-san-2-sao
https://shac.vn/tieu-chuan-thiet-ke-khach-san-5-sao
https://shac.vn/cap-nhat-chi-phi-xay-biet-thu-hien-dai-moi-nhat-2024
https://shac.vn/chon-cong-ty-thiet-ke-xay-dung-biet-thu-uy-tin-nhat-2024
https://shac.vn/kinh-nghiem-xay-nha-biet-thu-chi-tiet-nhat-tu-a-den-z
https://shac.vn/5-mau-biet-thu-mini-2-tang-dep-gia-re-gay-sot-2024
https://shac.vn/thiet-ke-biet-thu-tan-co-dien
https://shac.vn/biet-thu-lau-dai
https://shac.vn/mau-biet-thu-3-tang-hien-dai
https://shac.vn/thiet-ke-biet-thu-san-vuon
https://shac.vn/trong-phong-thuy-xem-tuoi-xay-nha-thi-gia-chu-la-chong-hay-vo
Ngày đăng 06/04/2018
Ngày cập nhật 03/21/2023
4.3/5 - (206 bình chọn)

Từ danh lam thắng cảnh Chùa Thày (huyện Quốc oai, Hà Nội) theo đường chim bay về phía Đông khoảng 1km là đến làng Phượng Cách. Đó là một làng quê yên ả, thanh bình, có con sông Đáy chảy quanh những bãi mía nương dâu xanh tốt (trước đây nhưng giờ còn đâu). Làng Phượng Cách có 3 ngọn núi đá vôi (trong quần thể “thập bát sơn”) mang tên những vật tổ, chim thú tứ linh: Kỳ Lân, Sơn Tượng, Phượng Hoàng. Nơi đây chính là quê hương của doanh nhân lừng lẫy Nguyễn Sơn Hà (1894-1980) – một nhân sỹ tài năng, giàu lòng yêu nước, có những đóng góp lớn lao cao cả cho đất nước, cho cách mạng, và cũng là người khai sinh ra ngành sơn dầu Việt Nam.

Doanh nhân tài ba đất phượng: Ông tổ nghề sơn dầu Việt Nam 1
Ban thờ cụ Nguyễn Sơn Hà tại quê hương Phượng Cách, huyện Quốc Oai, Hà Nội.

Tuổi thơ của cụ Nguyễn Sơn Hà chịu nhiều thiệt thòi mất mát. Năm 14 tuổi mồ côi cha, Cụ phải bỏ học đi làm thuê cho một hãng sơn của Pháp ở Hải Phòng để giúp mẹ nuôi đàn em nhỏ. Với ý chí tự lập, ban ngày đi làm, ban đêm Cụ tự học và tìm tòi nguyên liệu trong nước. Sau khi nắm bắt được bí mật trong nghề sản xuất kinh doanh sơn dầu, Cụ chế thử và sản xuất thành công. Năm 1920, Cụ mở hãng sơn Resansto. Sản phẩm của Cụ có uy tín và chiếm lĩnh thị trường Đông Dương và cạnh tranh với hãng sơn của Pháp. Trong hoàn cảnh hết sức khó khăn để bảo vệ hàng Việt Nam, Cụ đã đứng vững và trở thành một nhà tư sản tên tuổi một thời được cả nước biết đến.

Cụ Nguyễn Sơn Hà đã trở thành niềm tự hào của người Việt Nam, từ tay trắng làm lên sự nghiệp, khẳng định tài trí của người Việt, như lời của nhà đại cách mạng Phan Bội Châu viết trong câu đối tặng cụ Nguyễn Sơn Hà:

“Hóa học bác Âu trường, tô điểm Sơn Hà tâm hữu tất

Công khoa tôn Việt chủng chuyển di thời thế thủ cơ vi”.

Tạm dịch là:

“Lấy hóa học người Âu, tô điểm cho Sơn Hà bởi tấm lòng son sẵn có

Dùng công nghiệp đất Việt, đổi thay thời thế làm nên bởi tự tay mình”.

Xuất thân từ một gia đình nghèo khổ, cụ Nguyễn Sơn Hà có một tấm lòng nhân hậu yêu thương đồng bào. Thấy nhân dân đói nghèo Cụ luôn tìm cách cưu mang giúp đỡ họ. Năm 1939 đến năm 1945 được tin quê nhà mất mùa Cụ đã cùng gia đình về thăm bà con và mang tiền trợ giúp. Để tạo công ăn việc làm, Cụ đã mua máy dạy dân dệt vải, đắp rộng cơ đê để người nghèo đến ở khi lũ lụt. Cụ xây 5 gian nhà bình dân học vụ, chuyên bá Quốc ngữ để mở mang dân trí, Cụ phát chẩn cứu đói cho dân làng. Cụ dâng cúng vào Đình làng bức cuốn thư mạ vàng ngợi ca công đức của tướng công Lý Phục Man – người có công giúp vua Lý Nam Đế đánh thắng giặc Lương lập nên nhà nước Vạn Xuân hồi đầu thế kỷ thứ VI. Cụ mua máy phát điện cho dân làng, cho trồng hàng trăm cây dừa làm rợp mát đường làng ngõ xóm và cho thu hoạch quả. Làng Phượng Cách trở thành làng dừa.

Làng dừa dáng đứng Bến Tre

Bóng dừa của Cụ chở che dân làng

Cụ Hà – nhân sỹ tâm vàng

Quê hương đất Phượng cả làng ghi ơn

Cụ còn bỏ tiền ra mua đất đai, đưa anh em họ hàng làng xóm đến lập nghiệp ở vùng đất mới Hải Dương. Người dân Phượng Cách luôn ghi nhớ công ơn của Cụ, người con của quê hương đất Phượng tài năng, nhân hậu luôn cưu mang giúp đỡ dân làng.

Cụ Nguyễn Sơn Hà luôn trăn trở làm sao để nâng cao vị thế của dân mình. Cụ đã tham gia và đứng đầu Hội truyền bá Quốc ngữ, mở trường Dục Anh nuôi trẻ mồ côi và tích cực tham gia các hoạt động từ thiện ở Thành phố Hải Phòng. Năm 1945 khi nạn đói khủng khiếp xảy ra, cụ Nguyễn Sơn Hà đã đứng ra tổ chức Ban cứu đói. Gia đình Cụ đã dùng số thóc thu được từ 200 mẫu ruộng của mình tại Kinh Môn – Hải Dương chuyển về Hải Phòng xay giã và nấu cháo phát chẩn tại 7 điểm, cứu đỡ được nhiều người thoát chết.

Là người giàu, có tâm, Cụ không phải là nhà hoạt động Cách mạng chuyên nghiệp, nhưng cuộc đời và sự nghiệp của Cụ không thiếu tư chất của người làm Cách mạng. Được bạn bè nói về Nguyễn Ái Quốc, cái tên thiêng liêng đã thôi thúc Cụ đem bầu nhiệt huyết làm lợi cho nước nhà. Năm 1945 thông qua đồng chí Tưởng Dân Bảo – một Đảng viên của Đảng (là em rể) Cụ đã cho rút mấy bao tiền của hãng sơn Nguyễn Sơn Hà gửi trong ngân hàng để khẩn trương tổ chức một đoàn tàu ra Côn Đảo đón được 800 chiến sỹ cách mạng trở về đất liền. Trong số này có bác Tôn Đức Thắng, đồng chí Lê Duẩn, đồng chí Phạm Hùng, đồng chí Lê Thanh Nghị, đồng chí Cúc tức Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh….

Cách mạng tháng 8 thành công, hưởng ứng “Tuần lễ vàng” gia đình Cụ đã quyên góp 105 lạng vàng cho Nhà nước. Theo gương Cụ, nhiều người đã góp tiền ủng hộ Cách Mạng. Cụ đã được Tổng Bộ Việt Minh gửi giấy khen kèm theo ảnh Hồ Chủ Tịch và chữ ký của người.

Khi thực dân Pháp đánh chiếm Hải Phòng, Cụ đã bỏ hết gia sản đi theo kháng chiến rồi lên Việt Bắc. Cụ đã đem khả năng kỹ thuật công nghệ của mình đóng góp cho kháng chiến. Cụ cùng một số cộng sự nghiên cứu tìm tòi, các nguyên liệu và phương tiện để mở xưởng sản xuất giấy than, mực in lito và vải che mưa, nhựa cách điện, sản xuất dây điện thoại cho bộ đội thông tin liên lạc và dầu lau súng phục vụ bộ đội và nhân dân. Trên đường hành quân diệt giặc còn vang vọng lời thơ của người lính cụ Hồ năm xưa:

Tấm vải che mưa Nguyễn Sơn Hà

Nhẹ bằng tơ lụa, nặng tình nước non

Cụ đã đem hết sức mình thành lập lò vũ khí công ty phục vụ kháng chiến. Những nỗ lực đóng góp của Cụ luôn được sự ủng hộ ghi nhận của các đồng chí lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần viết thư động viên khen ngợi. Cụ còn nghiên cứu sản xuất ra lương khô, thuốc ho đảm bảo sức khỏe cho bộ đội, phục vụ kháng chiến

Trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến Cụ không chỉ hiến tài sản cho đất nước mà còn dâng hiến người con trai cả yêu quý cho Tổ Quốc. Liệt sỹ Nguyễn Sơn Lâm đã anh dũng hy sinh để bảo vệ thành phố cảng Hải Phòng. Anh là người liệt sỹ đầu tiên của đất Cảng.

Hòa bình lập lại năm 1954, Cụ đưa gia đình trở về Hà Nội. Khi có chính sách cải tạo công thương gia, Cụ giao lại toàn bộ nhà máy, tài sản cho đất nước, không hưởng một phần lợi tức. Cụ tích cực tham gia hoạt động xã hội và viết sách phổ biến kỹ thuật sơn dầu, Cụ coi đó là sự nghiệp của cả cuộc đời, Cụ luôn sáng tạo tìm tòi, tạo ra của cải góp phần xây dựng đất nước.

Với cương vị là Đại biểu Quốc hội từ khóa I đến khóa V, Ủy viên Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và phụ trách kỹ thuật ở Sở công nghiệp Hà Nội, Cụ luôn hoàn thành nhiệm vụ. Cụ luôn dạy bảo cháu con sống nhân hậu giản dị, biết đặt quyền lợi của dân tộc, của đất nước lên trên lợi ích cá nhân.

Cụ mất năm 1980 tại Hải Phòng, hưởng thọ 86 tuổi. Cuộc đời Cụ là tấm gương sáng, tiêu biểu cho thế hệ doanh nhân Việt Nam trong mọi thời kỳ, tiếng thơm của Cụ người đời luôn khắc ghi và học tập.

Đầu xuân Đinh Sửu 1997, dòng họ Nguyễn ở Phượng Cách đã tổ chức trọng thể lễ rước linh vị Cụ từ Hải Phòng về nhà Tổ ở quê nhà, và tặng Cụ 9 chữ trang trọng treo trên ban thờ: “Có công với nước, có đức với dân, có tâm với họ”. Tham dự buổi lễ còn có Đảng ủy, chính quyền, Ban giám hiệu nhà trường THCS Phượng Cách cùng với đoàn học sinh giỏi ở quê hương.

Dân làng Phượng Cách kính cẩn ngưỡng mộ trước tấm lòng cao cả, vô lượng công đức mà Cụ và gia đình đã dành cho quê hương đất nước. Hình ảnh nghĩa cử cao đẹp của Cụ mãi là ngọn đuốc sáng cho hậu thế noi theo và học tập.

Nguyện vọng của nhân dân Phượng Cách mong muốn các cấp lãnh đạo quan tâm dành một gian nhà lưu giữ những kỷ niệm về doanh nhân Nguyễn Sơn Hà trên nền nhà bình dân học vụ mà trước đây Cụ đã xây dựng cho quê hương, để người dân Phượng Cách tự hào về người hiền tài của quê hương, nhắc nhở cháu con noi theo học tập, xứng đáng với truyền thống của ông cha.

Nguồn: baoxaydung.com.vn

4.3/5 - (206 bình chọn)
302Lượt xem
YÊU CẦU TƯ VẤN

Yêu cầu tư vấn
*Vui lòng để lại thông tin, nhân viên tư vấn sẽ liên hệ lại với quý khách trong thời gian sớm nhất
Tra cứu phong thủy
Xem hướng Nhà
Xem tuổi xây nhà
DỰ TOÁN CHI PHÍ

Bạn có thể tự tính toán chi phí xây dựng bằng phần mềm Dự toán Online của SHAC. Để lên dự trù chi phí xây dựng, hãy truy cập link sau (miễn phí):

Dự toán Chi phí xây dựng

Có liên quan

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Yêu cầu tư vấn

YÊU CẦU TƯ VẤN Widget

Tìm theo số tầng

Tìm theo mặt tiền

Bài viết mới nhất

Yêu cầu tư vấn

YÊU CẦU TƯ VẤN Widget

Ảnh khác

.
.
0906.222.555