Thiết kế biệt thự 1 tầng
Thiết kế biệt thự hiện đại
Thiết kế biệt thự lâu đài
Thiết kế biệt thự Pháp
Biệt thự 2 tầng hiện đại
Biệt thự 2 tầng mái thái
Biệt thự 3 tầng 2 mặt tiền
Biệt thự 3 tầng cổ điển
Biệt thự 3 tầng hiện đại
Biệt thự 3 tầng kiểu Pháp
Biệt thự 3 tầng mái thái
Biệt thự 3 tầng tân cổ điển
Thiết kế biệt thự từ 4 tầng trở lên
Biệt thự nhà vườn 2 tầng
Biệt thự 2 tầng kiểu Pháp
Biệt thự cổ điển 2 tầng
Thiết kế biệt thự 100m2
Thiết kế biệt thự 200m2
Thiết kế biệt thự 2 mặt tiền
Thiết kế biệt thự Châu Âu
Biệt thự 2 tầng hình chữ L
Thiết kế biệt thự có hồ bơi
Thiết kế biệt thự cổ điển
Thiết kế biệt thự có tầng hầm
Thiết kế biệt thự đơn lập
Thiết kế biệt thự kiểu Nhật Bản
Thiết kế biệt thự kiểu Thái Lan
Thiết kế biệt thự mái thái
Thiết kế biệt thự nhà vườn
Thiết kế biệt thự song lập
Thiết kế biệt thự tân cổ điển
Ngày đăng 09/02/2018
Ngày cập nhật 07/20/2023
4.3/5 - (206 bình chọn)

Không thể phủ nhận rằng thang bộ là thành phần không thể thiếu trong không gian của bất kỳ công trình nào (từ nhà ống, nhà hàng, biệt thự tân cổ điển, biệt thự hiện đại đến khách sạn hay căn hộ,…). Bởi vai trò quan trọng của nó mà việc thiết kế cầu thang nhà ống hay cầu thang phòng khách nói chung của những ngôi nhà ở dân dụng đòi hỏi chúng ta phải tuân thủ các nguyên tắc nhất định về cả kiến trúc, kết cấu và yếu tố phong thủy.

Tổng hợp những lưu ý khi làm thang bộ nhà ở dân dụng bạn cần biết
Tổng hợp những lưu ý khi làm thang bộ nhà ở dân dụng bạn cần biết

Chúng ta đều hiểu rằng thiết kế cầu thang còn liên quan đến cả sự an toàn cho các thành viên gia đình và tính thẩm mĩ cũng như bố cục trong không gian nội thất ngôi nhà. Đúc kết qua 15 năm hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực thiết kế biệt thự nhà phố cùng các công trình cao tầng, chúng tôi đã “bỏ túi” cho mình những kinh nghiệm nhất định về làm thang bộ nhà ở dân dụng. Chúng tôi xin được chia sẻ đến bạn trong bài viết hôm nay nhằm giúp bạn có được kỹ thuật xây dựng khoa học, mang lại không gian đáng sống.

Mời bạn cùng tham khảo!

LƯU Ý VỀ KIẾN TRÚC TRONG THIẾT KẾ THANG NHÀ Ở DÂN DỤNG

Lưu ý về kiến trúc trong thiết kế thang biệt thự nhà ở dân dụng
Lưu ý về kiến trúc trong thiết kế thang biệt thự nhà ở dân dụng

>> Thế nào là hướng cầu thang phong thủy?

Hiện nay ở các tòa nhà thấp tầng, ở các vùng nông thôn thì cầu thang bộ vẫn là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Một cách tóm tắt nhất, để xây dựng được cầu thang bộ tốt và đảm bảo không gây cản trở, khó khăn gì cho người sử dụng thì chủ nhà nên tuân thủ những lưu ý khi làm cầu thang được chúng tôi nêu sau đây:

1, Tính an toàn của cầu thang

Lưu ý đầu tiên trong việc thiết kế cầu thang để đảm bảo an toàn cho người sử dụng là chiều cao của bậc thang cũng như chiều rộng cầu thang phải theo đúng tiêu chuẩn thiết kế.

Theo tiêu chuẩn áp dụng cho nhà của người Việt Nam, thì độ rộng trung bình của cầu thang thường được bố trí là từ 75cm đến 120 cm và chiều cao của cả cầu thang là 16cm đến 19cm. Một trong những điều cần tránh khi làm cầu thang là đối với các bậc thang thì độ rộng trung bình của một bậc là 24cm đến 27 cm.

Đối với những công trình cao cấp hoặc biệt thự thì độ rộng của cầu thang có thể từ 1,5m trở lên. Với kích thước tiêu chuẩn đó, cầu thang sẽ không bị dốc và hẹp, người đi lại sẽ thong thả, không bị mất sức. Chiều cao của lan can được tính từ trung tâm của mặt bậc thang đến mặt trên của tay vịn, kích thước chuẩn khoảng 90cm.

2, Lưu ý về chiếu nghỉ của cầu thang

Chiếu nghỉ cầu thang (theo đúng như tên gọi của nó) là nơi nghỉ chân tạm thời khi đang đi cầu thang. Trong thiết kế kiến trúc, chiều rộng của chiếu nghỉ không được nhỏ hơn chiều rộng của thân thang, đồng thời phải hợp lý, thuận tiện cho việc đi lại.

Chiếu nghỉ cầu thang là nơi nghỉ chân tạm thời khi đang đi cầu thang
Chiếu nghỉ cầu thang là nơi nghỉ chân tạm thời khi đang đi cầu thang

Chiếu nghỉ thường được bố trí ở khoảng giữa của số bậc tức là khoảng bậc thứ 13 đến 15. Khoảng trống này tạo cho người đi lại có cảm giác thoải mái và cũng phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế cầu thang. Đối với những cầu thang dành cho nhà có diện tích nhỏ bạn có thể tùy chỉnh vị trí của chiếu nghỉ cho phù hợp, nhưng lưu ý nên đặt chiếu nghỉ ở những bậc lẻ.

>> Xem ngay Các nguyên tắc thiết kế và cách chia bậc cầu thang xoắn ốc cho nhà đẹp

3, Đảm bảo kích thước phù hợp của cầu thang

Đây là lưu ý có tính chất quan trọng quyết định trong việc làm cầu thang nhà ở dân dụng.

Cụ thể, kích thước thang hợp lí trong kiến trúc dân dụng: chiều cao bậc từ 150 mm, độ rộng bậc từ 240 – 300 mm. Thông thường kích thước này khó lòng đạt được. Chiều cao từ 150 – 170 mm, độ rộng tối thiểu phải đạt được là 270 mm là hợp lí. Bề rộng vế thang từ 800 – 1200mm. Tay vịn cầu thang cao từ 850 – 900mm tính từ mặt bậc lên vị trí tay vịn tương ứng trên mặt bậc sẽ đảm bảo an toàn nhất và vừa tầm tay sử dụng.

Bề rộng chiếu nghỉ lên lấy bằng hoặc lớn hơn bề rộng vế. Để thang để bước lên không bị hẫng hụt thì bậc thang của một vế thang phải là số lẻ. Nếu thang cuốn, thang liền bản thì bậc cuối cùng cũng phái là số lẻ.

Cầu thang là đầu mối giao thông theo chiều cao và là bước đệm nối các phòng trong nhà dẫn khí từ tầng này lên tầng kia. Vì vậy ngoài việc đảm bảo thang thoáng đãng đủ sáng cho ngôi nhà cần lưu ý đến thuyết phong thủy khi thiết kế.

4, Thiết kế cầu thang tiết kiệm không gian

Cùng với các lưu ý trên thì lưu ý để tiết kiệm không gian cũng là điều rất quan trọng. Để tiết kiệm cho nhà ống nhỏ hẹp, bạn nên thiết kế những chiếc cầu thang nhỏ gọn theo dạng góc hoặc xoắn ốc để tiết kiệm tối đa diện tích sàn. Để tiết kiệm diện tích, phần không gian dưới gầm cầu thang cũng có thể được tận dụng để kê kệ tủ, giá sách,… giúp tiết kiệm diện tích tối đa cho không gian sống của bạn.

Ngoài ra, trong kiến trúc nhà ở hiện đại, kiến trúc sư thường thiết kế cầu thang kết hợp cùng giếng trời giúp cầu thang thêm thông thoáng, rộng rãi và sáng sủa hơn,… Điều này không chỉ giúp làm đẹp thêm ngôi nhà mà còn khiến khí lưu thông từ tầng một lên các tầng trên trong nhà được thông suốt. Kết hợp giếng trời và cầu thang.

5, Tính thẩm mĩ của cầu thang

Tính thẩm mỹ của cầu thang là yếu tố vô cùng quan trọng bạn cần lưu ý
Tính thẩm mỹ của cầu thang là yếu tố vô cùng quan trọng bạn cần lưu ý

Đa số các gia đình thường sử dụng gầm cầu thang làm nhà vệ sinh, nơi chứa đồ, đặt giá sách, kệ tivi,… để tận dụng hết khoảng gian thường được coi là không gian chết này. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể biến khoảng không gian này thành một điểm nhấn thú vị trong nhà. Một vườn khô nhỏ xinh trải sỏi trắng kết hợp với những bát hoa nhỏ sẽ khiến khu vực gầm cầu thang của nhà bạn thêm sinh động và tràn đầy sức sống.

Cũng với cách trang trí như khu vườn khô nhỏ xinh này nhưng bạn có thể bố trí những bát hoa hoặc chậu cây nhỏ, những con giống bằng sành, sứ, gỗ,… theo dọc lối lên của mỗi bậc cầu thang, làm tôn thêm nét duyên dáng của những đường cong trên chiếc cầu thang của gia đình. Tuy nhiên một trong những điều cần tránh khi làm cầu thang kết hợp việc trang trí đó là tránh đặt những cây xanh không hợp phong thủy.

Việc tận dụng nhiều nguồn sáng cho cầu thang là rất cần thiết bởi đây là lối đi lại có kết cấu đặc thù không bằng phẳng, bao gồm nhiều bậc. Do đó, phải thiết kế đủ sáng để đảm bảo an toàn cho người di chuyển. Nên có đèn cầu thang để đi lại ban đêm. Tuy cầu thang phải có ánh sáng nhưng nếu sáng quá sẽ bị chói. Muốn cầu thang thông thoáng và có ánh sáng tự nhiên thì cầu thang nên làm nhiều cửa chớp hoặc lỗ hoa.

>> Chọn ngay mẫu cầu thang đẹp nhất 2018 cho biệt thự nhà phố tiện nghi

NHỮNG LƯU Ý VỀ THIẾT KẾ KẾT CẤU CẦU THANG

Cầu thang là chi tiết quan trọng trong nhà ở cao tầng vì nó phụ trách việc di chuyển trong không gian giữa các tầng với nhai nên khi thiết kế cầu thang chúng ta phải tính toán được kết cấu của cầu thang để đảm bảo được sự bền vững, chịu dược tải trọng khi vận chuyển những vật nặng và chịu được lửa.

Về kết cấu cầu thang bộ, khi thiết kết thân thang bê tông cốt thép thường có chiều dài lớn hơn chiều rộng nhiều lần, thân thang có dầm làm việc như bản chịu lực theo một phương.

Một trong những mẫu thiết kế cầu thang phòng khách căn hộ chung cư đẹp
Một trong những mẫu thiết kế cầu thang phòng khách căn hộ chung cư đẹp

Để chống mômen có thể làm thân thang xoay tự do, phải bẻ cốt thép ngang (cách 1 bẻ 1) lên phía trên bản thân thang. Bản thân thang phải cắm vào tường > 100 mm.

Dầm thân thang ở ba phía nhưng phía trên và phía dưới chính là dầm chiếu nghỉ. Dầm chiếu nghỉ sẽ nói ở mục chiếu nghỉ. Ở đây chỉ nói dầm dọc thân thang (còn gọi là cốn thang).

Dầm này được tính toán theo cường độ và dộ cứng, như dầm đơn một nhịp và cũng có tiết diện chữ nhật. Nếu lấy theo cấu tạo thì chọn tiết diện 70 X (180 – 300) (mm) và đặt 1 (ị) 12 ở phía dưới, 1 độ 10 ở phía trên, cốt thép dai một nhánh <ị> 6 cách nhau 150 mm. Dầm dọc này thường dặt phía trên bản thân thang (dầm treo).

Thân thang không có dầm đỡ thì đặt cốt thép dày hơn: theo chiểu ngang (rộng) đặt 9 – 10 tỉ lệ 6/1 m dài, theo chiều dọc đặt ộ 6 cách nhau a = 150 mm và ở mép ngoài (đối diện với tường) nên tăng cường I – 2 độ 10 – 12.

Dầm chiếu nghỉ làm việc như dầm đơn một nhịp, hai đầu tỳ lên tường lồng cầu thang. Vì lực cắt ở gối của dầm này lớn và ờ giữa dầm bị cốt thép chịu lực của dầm thân thang neo vào nên ở gối và giữa dầm đặt cốt thép đai (ị) 6 dày hơn (cách nhau 100 -120 mm), còn ở các chỗ khác cùa dầm thì dặt cách nhau 120 – 160 mm.

NHỮNG LƯU Ý VỀ PHONG THỦY KHI THIẾT KẾ THANG BỘ NHÀ Ở DÂN DỤNG

1, Các vị trí tránh đặt cầu thang

Tránh đặt cầu thang ở vị trí giữa nhà: Vị trí này được đánh giá xấu nhất trong phong thủy bố trí cầu thang, bởi khu vực giữa nhà tập trung nhiều năng lượng nhất. Đặt cầu thang ở đây giống như việc cắt đôi ngôi nhà, rút hết năng lượng tốt theo lối dẫn cầu thang. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe những người sống trong nhà. Hãy đặt cầu thang bên trái hoặc phải ngôi nhà và nên đặt sát tường.

Mẫu cầu thang gỗ tuyệt đẹp và phong thủy cho biệt thự nhà đẹp
Mẫu cầu thang gỗ tuyệt đẹp và phong thủy cho biệt thự nhà đẹp
  • Tránh đặt cầu thang thẳng hàng với cửa chính: Cửa chính được ví như “miệng” hút rất nhiều khí vào trong nhà. Bố trí cầu thang như vậy khiến tài lộc trong nhà sẽ bị hao tán hết ra ngoài theo lối cầu thang, đây gọi là hiện tượng “tiền vào cửa trước, đi ra cửa sau”.
  • Tránh đặt cầu thang đi từ phía sau nhà đi lên: Bởi vì khí trong nhà luôn đi từ ngoài vào và thoái ở phía sau. Nếu cầu thang đặt đi từ phía sau nhà lên sẽ làm cho các tầng trên lần lượt bị suy khí gây suy giảm sức khỏe, tài lộc cho các thành viên trong gia đình.
  • Tránh đặt cầu thang ở 3 hướng sau: hướng Đông (đại diện cho sức khỏe), hướng Tây Nam (đại diện cho tình duyên) và hướng Nam (đại diện cho tài lộc). Nếu không thể lựa chọn bố trí cầu thang khác các hướng này, phải tìm cách gắn kết năng lượng của cầu thang, số bậc cầu thang.
  • Chân và đỉnh cầu thang không bao giờ đối diện cửa chính.
  • Cầu thang không nên bắt đầu hay kết thúc ở trước nhà vệ sinh.
  • Tránh làm cầu thang quá dài từ tầng này lên tầng khác. Cầu thang càng dài thì khí càng yếu.
  • Cần lưu ý không để đà ngang (xà nhà) đè lên cầu thang.
  • Tránh làm cầu thang đứt đoạn, tầng 1thì cầu thang đặt ở đầu hành lang, lên tầng 2 – 3 thì cầu thang lại đặt cuối hành lang, hoặc vị trí khác.

2, Số bậc cầu thang phong thủy

Trong phong thủy, số bậc cầu thang tính tới mặt sàn mỗi tầng là căn cứ chính để định tốt, xấu mà không câu nệ tổng số bậc cầu thang trong nhà.

Nếu cầu thang nhà bạn có chiếu nghỉ thì chiếu nghỉ cũng được tính là một bậc của cầu thang. Những điều cần tránh khi làm cầu thang đó là số bậc không được rơi vào cung bệnh và tử.

Số bậc rơi vào cung “sinh” là tốt nhất: tức là tổng số bậc bằng bội của 4 + 1

Ví dụ: 4 x 5 + 1 = 21 bậc (ý nghĩa lại những điều tốt lành, sinh sôi nãy nở cho chủ nhà).

3, Hình dáng cầu thang

Cầu thang cong theo kiểu mềm mại được cho là tốt nhất vì khi đó nguồn khí tốt trong nhà sẽ được lưu chuyển đều đặn lên các tầng trên.

Trong khi đó, cầu thang xoắn ốc, đặc biệt là khi được xây đối diện với cửa trước hoặc ở giữa nhà sẽ khiến cho gia chủ hao tán tài sản và gặp các vấn đề về sức khỏe.

Những lưu ý khi làm cầu thang và một số vấn đề cần lưu ý trên đây sẽ giúp bạn sở hữu một không gian nội thất hoàn hảo hơn và an tâm hơn. Chúc bạn có được những tham khảo hữu ích.

Quý vị cũng có thể xem thêm về bộ sưu tập thiết kế nhà đẹp của SHAC tại đây:

Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SƠN HÀ (SHAC)
Trụ sở chính: Số 55, đường 22, KĐT Waterfront City, Lê Chân, Hải Phòng

  • Điện thoại: 0225 2222 555
  • Hotline: 0906 222 555
  • Email: sonha@shac.vn

Văn phòng đại diện

  • Tại Hà Nội: Số 4/172, Ngọc Hồi, Huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội
  • Tại Quảng Ninh: Số 289 P. Giếng Đáy, TP. Hạ Long, Tỉnh. Quảng Ninh
  • Tại Đà Nẵng: Số 51m đường Nguyễn Chí Thanh, P. Thạch Thang. Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
  • Tại Sài Gòn: Số 45 Đường 17 khu B, An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh
  • Xưởng nội thất: Số 45 Thống Trực, Nam Sơn. Kiến An, TP. Hải Phòng
4.3/5 - (206 bình chọn)
6823Lượt xem
YÊU CẦU TƯ VẤN

Yêu cầu tư vấn
*Vui lòng để lại thông tin, nhân viên tư vấn sẽ liên hệ lại với quý khách trong thời gian sớm nhất
Tra cứu phong thủy
Xem hướng Nhà
Xem tuổi xây nhà
DỰ TOÁN CHI PHÍ

Bạn có thể tự tính toán chi phí xây dựng bằng phần mềm Dự toán Online của SHAC. Để lên dự trù chi phí xây dựng, hãy truy cập link sau (miễn phí):

Dự toán Chi phí xây dựng

Có liên quan

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Yêu cầu tư vấn

YÊU CẦU TƯ VẤN Widget

Tìm theo số tầng

Tìm theo mặt tiền

Bài viết mới nhất

Yêu cầu tư vấn

YÊU CẦU TƯ VẤN Widget

Ảnh khác

.
.
0906.222.555