BỘ XÂY DỰNG
——–
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 10/1998/CT-BXD
Hà Nội, ngày 29 tháng 9 năm 1998
CHỈ THỊ
VỀ ĐẢM BẢO KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG THI CÔNG THÁO DỠ, PHÁ DỠ CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CŨ
Thời gian qua do công tác quản lý lập phương án kỹ thuật, chỉ dẫn quy trình thi công tháo dỡ, phá dỡ các công trình xây dựng cũ, hư hỏng phải thanh lý ở một số đơn vị thi công xây lắp trong ngành chưa thực sự được quan tâm; việc thực hiện các tiêu chuẩn bắt buộc về đảm bảo kỹ thuật an toàn trong xây dựng chưa nghiêm túc, sát sao; Thậm chí có đơn vị sử dụng lao động trong các công việc tháo dỡ, phá dỡ trên công trường tùy tiện không tuân thủ đúng Luật lao động quy định: lao động tuyển dụng không có hợp đồng, không qua đào tạo v.v.. Các vi phạm trên đã dẫn tới những hậu qủa đáng tiếc gây nhiều thiệt hại về người và tài sản; điển hình là sự cố tai nạn tháo dỡ hai nhà 5 tầng cũ ở Công ty xi măng Bỉm Sơn; do Công ty xây dựng K2 – Tổng Công ty xây dựng Hà Nội thực hiện đã làm 6 người chết và một số người bị thương.
Nhằm rút kinh nghiệm ngăn chặn không để các sự cố tương tự đang tiếc xảy ra trong thi công tháo dỡ, phá dỡ các công trình xây dựng; Bộ Xây dựng chỉ thị:
1. Kể từ nay, chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu các tài sản là công trình xây dựng cũ, hư hỏng được phép thanh lý hoặc do yêu cầu giải phóng mặt bằng, phải cải tạo, di chuyển, xây dựng mới phải tháo dỡ; trước khi tiến hành tháo dỡ, phá dỡ thì phải lập Hội đồng kỹ thuật tiến hành đánh giá mức độ chất lượng còn lại của công trình, khả năng tận dụng thu hồi vật tự, vật liệu khi tháo dỡ, phá dỡ công trình đó để xác định loại hình cải tạo:
– Công trình (hoặc bộ phận công trình) thuộc loại tháo dỡ. – Công trình (hoặc bộ phận công trình) thuộc loại phá dỡ toàn bộ hay từng phần.
Nguyên tắc xác định phân loại công trình tháo dỡ, phá dỡ được quy định cụ thể như sau:
1.1. Quy định theo giá trị vật liệu thu hồi:
– Các công trình (hoặc bộ phận công trình) xây dựng cũ, hư hỏng phải tháo dỡ, phá dỡ nên khi tiến hành tháo dỡ, phá dỡ (sau khi loại trừ các chi phí) còn khả năng thu hồi vật tư, vật liệu trị giá >= 30% giá trị công trình thì có thể thực hiện tháo dỡ từng bộ phận công trình theo quy định an toàn.
– Các công trình (hoặc bộ phận công trình) xây dựng cũ, hư hỏng phải tháo dỡ, phá dỡ nếu khi tiến hành tháo dỡ, phá dỡ (sau khi loại trừ các chi phí) còn khả năng thu hồi vật tư, vật liệu trị < 30% giá trị công trình thì không tiến hành tháo dỡ mà phải phá dỡ công trình theo các quy định an toàn.
1.2. Quy định mức độ an toàn:
– Các công trình có hệ khung chịu lực tương đối tốt, chất lượng còn >= 60% được xếp vào loại công trình tháo dỡ và khi tiến hành tháo dỡ, chỉ thực hiện tháo dỡ các bộ phận kết cấu bao che và tự mang (không chịu lực).
– Các công trình dù có mức đô thu hồi vật liệu trị giá >=30% giá trị công trình nhưng nếu hệ khung chịu lực yếu, không an toàn khi tiến hành các thao tác tháo dỡ thì dứt khoát xếp vào loại công trình phải phá dỡ theo quy định an toàn.
Hội đồng kỹ thuật khi xem xét để phân loại công trình là tháo dỡ hay phá dỡ phải cân nhắc theo các quy định trên nhưng trong đó theo tiêu chí an toàn là chủ đạo.
Thuộc tính TCVN 10/1998/CT-BXD | |
---|---|
Loại văn bản | Chỉ thị |
Số / ký hiệu | 10/1998/CT-BXD |
Cơ quan ban hành | Bộ xây dựng |
Người ký | Nguyễn Mạnh Kiểm |
Ngày ban hành | 29/09/1998 |
Ngày hiệu lực | 14/10/1998 |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị |
Tình trạng hiệu lực | Còn hiệu lực |
Tải xuống | Để tải vui lòng truy cập website tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại: https://tcvn.gov.vn |
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SƠN HÀ (SHAC)
Trụ sở chính: Số 55, đường 22, KĐT Waterfront City, Lê Chân, Hải Phòng
Văn phòng đại diện
Ảnh khác