TIÊU CHUẨN NGÀNH
22 TCN 263 – 2000
QUY TRÌNH KHẢO SÁT ĐƯỜNG ÔTÔ
Phần 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Chương 1.
MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ CÁC BƯỚC KHẢO SÁT ĐƯỜNG ÔTÔ
1.1 Quy trình này quy định các nội dung và yêu cầu cần phải đạt được khi tiến hành khảo sát phục vụ cho việc chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư các dự án xây dựng đường mới, nâng cấp và cải tạo đường hiện hữu thuộc mạng đường ôtô công cộng của nước CHXHCN Việt Nam.
1.2 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư, việc khảo sát đường ôtô nhằm phục vụ cho bước lập báo cáo nghiên cứu Tiền khả thi (BCNCTKT) và Báo cáo nghiên cứu Khả thi (BCNCKT). Nếu dự án đầu tư có quy mô thuộc nhóm đòi hỏi phải qua cả hai bước BCNCTKT và BCNCKT thì công việc khảo sát cũng phải tiến hành hai bước, nếu chỉ đòi hỏi một bước thì việc khảo sát chỉ tiến hành bước BCNCKT. Việc thực hiện một hay hai bước sẽ do Chủ đầu tư quyết định theo “Quy chế Quản lý đầu tư và Xây dựng” hiện hành.
1.3 Giai đoạn thực hiện đầu tư, việc khảo sát cũng có thể tiến hành một bước hoặc hai bước tùy theo quyết định của Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
– Khảo sát bước thiết kế kỹ thuật (TKKT);
– Khảo sát bước Thiết kế Bản vẽ thi công (TKBVTC).
Trường hợp bước TKKT gắn liền với việc lập hồ sơ đấu thầu và bước TKBVTC lại do Nhà thầu thực hiện thì việc khảo sát đường ôtô phải do cấp quyết định đầu tư phê duyệt.
1.4 Các bước khảo sát nói ở Điều 1.2 và 1.3 là thu thập các số liệu kinh tế và kỹ thuật để phục vụ các nội dung báo cáo và nội dung thiết kế theo các bước được quy định ở ” Quy chế quản lý và xây dựng” hiện hành.
1.4.1 Khảo sát để lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (BCNCTKT) là thu thập những tài liệu cần thiết để sơ bộ đánh giá về sự cần thiết phải đầu tư công trình, các thuận lợi và khó khăn, sơ bộ xác định vị trí, quy mô công trình và ước toán tổng mức đầu tư, chọn hình thức đầu tư cũng như sơ bộ đánh giá hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế, xã hội của dự án.
1.4.2 Khảo sát để lập báo cáo nghiên cứu khả thi (BCNCKT) là thu thập những tài liệu để xác định sự cần thiết phải đầu tư công trình, lựa chọn hình thức đầu tư, xác định vị trí cụ thể, quy mô công trình, lựa chọn phương án công trình tối ưu, đề xuất các giải pháp thiết kế hợp lý, tính tổng mức đầu tư và đánh giá hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế và xã hội của dự án.
1.4.3 Khảo sát để lập Thiết kế kỹ thuật (TKKT) là thu thập những tài liệu cần thiết trên phương án công trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật và dự toán công trình cũng như lập hồ sơ đấu thầu phục vụ cho công tác mời thầu hay chỉ định thầu.
1.4.4 Khảo sát để lập Thiết kế bản vẽ thi công (TKBVTC) được thực hiện để phục vụ cho thi công công trình cầu, đường của đường ôtô theo các phương án công trình đã được duyệt khi thiết kế kỹ thuật và đấu thầu xây dựng.
1.5 Quy trình này dùng cho trường hợp khảo sát để thiết kế những công trình đường ôtô được tiến hành riêng biệt theo hai bước:
– Thiết kế kỹ thuật;
– Thiết kế bản vẽ thi công.
Những công trình đơn giản thực hiện một bước thiết kế kỹ thuật thi công (TKKTTC) thì trong bước này mọi công việc khảo sát của cả hai bước thiết kế kỹ thuật và bản vẽ thi công được phối hợp thực hiện cùng trong một bước.
1.6 Khảo sát tuyến đường cần tiến hành đồng thời với khảo sát dọc tuyến về: công trình nhân tạo, địa chất công trình và thủy văn. Khi hoàn thành công tác khảo sát, đơn vị khảo sát phải tiến hành nghiệm thu, thực hiện chế độ chức năng quản lý kỹ thuật, lập các thủ tục để giao nộp tài liệu vào lưu trữ.
1.7 Trên một tuyến đường khi có nhiều đơn vị cùng thực hiện nhiệm vụ khảo sát thì không phân biệt chiều dài tuyến mà cần thống nhất hướng tuyến để quy định cho hướng khảo sát.
Lý trình khảo sát trên tuyến được chọn theo nguyên tắc:
– Tuyến mới có điểm gốc là km 0, các phân đoạn do các đơn vị khảo sát khác nhau thực hiện phải được lấy thống nhất theo lý trình tuyến vạch trên bản đồ 1:50000 (hay 1:100000) cho toàn tuyến, ở km cuối cùng của đơn vị trước gặp đơn vị sau sẽ là km đặc biệt có chiều dài khác với 1000 m.
– Khi khảo sát đường hiện hữu thì hướng khảo sát là hướng tăng lý trình ghi trên cột km. Lý trình tuyến khảo sát theo tên cột km trên đường.
– Khi trên đường hiện hữu bị thiếu nhiều cột km thì lý trình tuyến xác định như cách làm với tuyến mới, các cột km hiện có coi như cọc chi tiết và bắt buộc phải thể hiện trên hồ sơ.
1.8 Công tác khảo sát thủy văn thể hiện trong Quy trình này chỉ bao gồm các công việc khảo sát đối với tuyến đường và các công trình thoát nước và cống và cầu nhỏ.
Công tác khảo sát thủy văn đối với cầu vừa và cầu lớn cũng như cách thức quan trắc các yếu tố thủy văn, đo vẽ địa hình trong công tác khảo sát thủy văn không đưa vào Quy trình này và được thực hiện theo Quy trình Khảo sát và Thiết kế thủy văn riêng.
Khảo sát thủy văn được tiến hành cả ở trong phòng và ngoài thực địa để điều tra, khảo sát đo đạc và thu thập các số liệu về khí tượng, thủy hải văn, địa hình và các tài liệu, số liệu liên quan khác.
1.9 Công tác khảo địa chất công trình (ĐCCT) thể hiện trong Quy trình này chỉ quy định cho các loại công trình đường thông thường, các công trình: gia cố, phòng hộ, nhân tạo loại nhỏ và các loại đường thiết kế đặc biệt, ngoài ra khi khảo sát ĐCCT các công trình có quy mô loại trung và lớn phải tuân thủ theo các quy trình khảo sát ĐCCT tương ứng hiện hành của ngành.
1.10 Đối với đường hiện hữu tùy theo mục đích của bước khảo sát để thực hiện từ phần thứ 3 đến phần thứ 5 và ở mỗi bước đều phải thực hiện phần thứ 6.
Thuộc tính TCVN 22TCN263:2000 | |
---|---|
Loại văn bản | Tiêu chuẩn ngành |
Số / ký hiệu | 22TCN263:2000 |
Cơ quan ban hành | Bộ Giao Thông |
Người ký | Không xác định |
Ngày ban hành | 01/06/2000 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Xây dựng - Giao thông |
Tình trạng hiệu lực | Không xác định |
Tải xuống | Để tải vui lòng truy cập website tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại: https://tcvn.gov.vn |
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SƠN HÀ (SHAC)
Trụ sở chính: Số 55, đường 22, KĐT Waterfront City, Lê Chân, Hải Phòng
Văn phòng đại diện
Other Images