TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 9326 : 2012
MÁY LÀM ĐẤT – PHƯƠNG PHÁP ĐO THỜI GIAN DỊCH CHUYỂN CỦA BỘ PHẬN CÔNG TÁC
Earth-moving machinery – Method for measurement of tool movement time
Lời nói đầu
TCVN 9326:2012 được soát xét từ TCXDVN 278:2002 theo ISO 5004:1987 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và Điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/08/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
TCVN 9326:2012 do Trường Đại học Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
MÁY LÀM ĐẤT – PHƯƠNG PHÁP ĐO THỜI GIAN DỊCH CHUYỂN CỦA BỘ PHẬN CÔNG TÁC
Earth-moving machinery – Method for measurement of tool movement time
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này qui định phương pháp đo thời gian dịch chuyển của các bộ phận công tác dẫn động thủy lực và các bộ phận cấu thành của máy làm đất bánh lốp và bánh xích (ví dụ: thời gian nâng, hạ hoặc quay).
Phương pháp đo quy định trong tiêu chuẩn này được áp dụng cho các bộ phận công tác trong trường hợp có tải và không tải.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các bản sửa đổi.
ISO 6165:1987, Earth-moving machinery – Basic types – Vocabulary.
ISO 5004:1987, Earth-moving machinery – Test method for measurement of tool movement time.
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1. Bộ phận công tác (Attachment)
Một bộ phận cấu thành của máy, được thiết kế để thực hiện một chức năng xác định. Thời gian dịch chuyển của bộ phận công tác là đại lượng cần đo.
3.2. Bàn quay (Rotating platform)
Một phần của máy mà trên nó có lắp đặt bộ phận công tác. Bàn quay có khả năng quay (hoặc xoay) quanh một trục thẳng đứng so tương đối với phần di chuyển của máy.
3.3. Chuyển động của bộ phận công tác (Movement of attachment)
Quỹ đạo dịch chuyển lớn nhất có thể của bộ phận công tác dưới tác động của các xi lanh thủy lực hoặc mô tơ thủy lực, ví dụ: dịch chuyển lớn nhất của bộ phận công tác xảy ra khi cần pít tông của xi lanh thủy lực di chuyển từ vị trí được đẩy ra hoàn toàn đến vị trí được thu về hoàn toàn.
3.4. Chuyển động quay của bàn quay (Movement of rotating platform)
Sự thay đổi góc quay (hoặc xoay) bàn quay trong một thời gian xác định.
3.5. Thời gian dịch chuyển của bộ phận công tác (Movement time of attachment)
Là khoảng thời gian cần thiết để thực hiện dịch chuyển lớn nhất của bộ phận công tác dưới tác động của các xi lanh thủy lực.
3.6. Thời gian quay của bàn quay (Movement time of rotating platform)
Khoảng thời gian cần thiết để quay bàn quay một góc xác định.
3.7. Áp suất làm việc (Working pressure)
Áp suất làm việc trong hệ thống thủy lực theo quy định của nhà chế tạo.
3.8. Số vòng quay của động cơ (rpm of engine)
Số vòng quay lớn nhất của động cơ do nhà chế tạo quy định, được khống chế bởi bộ phận điều tốc (khi tay gạt điều khiển được đặt tại vị trí cấp nhiên liệu ở mức lớn nhất).
3.9. Tải làm việc danh nghĩa (Rated workload)
Trị số danh nghĩa của khối lượng tải trọng trong gầu hoặc trong các bộ phận công tác khác, đặc trưng cho sự chất tải trong các điều kiện tiêu chuẩn.
Thuộc tính TCVN TCVN9326:2012 | |
---|---|
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Số / ký hiệu | TCVN9326:2012 |
Cơ quan ban hành | Không xác định |
Người ký | Không xác định |
Ngày ban hành | |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Công nghiệp |
Tình trạng hiệu lực | Không xác định |
Tải xuống | Để tải vui lòng truy cập website tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại: https://tcvn.gov.vn |
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SƠN HÀ (SHAC)
Trụ sở chính: Số 55, đường 22, KĐT Waterfront City, Lê Chân, Hải Phòng
Văn phòng đại diện
Other Images