TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 4253: 1986
NỀN CÁC CÔNG TRÌNH THỦY CÔNG – TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ
Foundations of hydraulic engineering works – Design standard
Tiêu chuẩn này được dùng để thiết kề nền các công trình thủy công (công trình ở sông, ở biển và các hệ thống cải tạo đất).
Khi thiết kế nền các công trình thủy công, ngòài tiêu chuẩn này, cần phải theo các tiêu chuẩn khác có liên quan.
1. Quy định chung
1.1. Nền các công trình thủy công cần được thiết kế trên cơ sở:
– Các kết quả khảo sát và nghiên cứu địa chất công trình, bao gồm các tài liệu về cấu tạo địa chất và đặc trưng cơ lí của từng vùng trong địa khối thuộc vùng xây dựng;
– Kinh nghiệm xây dựng các công trình thủy công có các điều kiện địa chất công trình tương tự;
– Các tài liệu đặc trưng của công trình thủy công được xây dựng (loại kết cấu, kích thước, trình tự xây dựng, các tải trọng tác dụng, các tác động, điều kiện sử dụng, v.v…);
– Các điều kiện thi công của địa phương;
– Kết quả so sánh kinh tế kỹ thuật các phương án về giải pháp thiết kế để chọn phương án tối ưu, nhằm tận dụng các đặc trưng về độ bền và biến dạng của đất đá nền và vật liệu dùng để xây dựng công trình với các chi phí quy dẫn nhỏ nhất.
1.2. Để đảm bảo độ tin cậy trong vận hành, độ bền lâu (tuổi thọ) và tính kinh tế của các công trình khởi công, khi thiết kế cần:
– Đánh giá các điều kiện địa chất công trình của khu vực xây dựng với việc lập mô hình địa chất công trình của nền;
– Đánh giá sức chịu tải của nền và độ ổn định của công trình;
– Đánh giá độ bền cục bộ của nền;
– Đánh giá tính ổn định của các sườn dốc, mái dốc tự nhiên và nhân tạo;
– Xác định các chuyển vị của công trình do biến dạng của nền;
– Xác định các ứng suất tại mặt tiếp xúc của công trình với nền;
– Đánh giá độ bền thấm của nền, áp lực ngược của nước và lưu lượng thấm;
– Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật làm tăng sức chịu tải, giảm chuyển vị và đảm bảo độ bền lâu cần thiết của nền và công trình.
1.3. Cần xác định các tải trọng và tác động lên nền bằng tính toán, xuất phát từ sự làm việc đồng thời của công trình và nền, phù hợp với các quy định cơ bản về thiết kế các công trình thủy công.
1.4. Phải tính toán nền các công trình thuỷ công theo hai nhóm trạng thái giới hạn:
– Nhóm thứ nhất (theo sự không sử dụng được) – tính sự ổn định chung của hệ phương trình – nền và độ bền về thàm của nền;
– Nhóm thứ hai (theo sự không sử dụng bình thường được) – tính các chuyển vị của công trình, độ bền cục bộ của nền và độ ổn định của các sườn dốc tự nhiên.
Chú thích: Nếu sự bất ổn định của các sườn dốc dẫn tới trạng thái không sử dụng được công trình thì phải tính toán dộ ổn định của các sườn dốc này theo nhóm trạng thái giới hạn thứ nhất.
Thuộc tính TCVN TCVN4253:1986 | |
---|---|
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Số / ký hiệu | TCVN4253:1986 |
Cơ quan ban hành | Không xác định |
Người ký | Không xác định |
Ngày ban hành | |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Xây dựng |
Tình trạng hiệu lực | Không xác định |
Tải xuống | Để tải vui lòng truy cập website tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại: https://tcvn.gov.vn |
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SƠN HÀ (SHAC)
Trụ sở chính: Số 55, đường 22, KĐT Waterfront City, Lê Chân, Hải Phòng
Văn phòng đại diện
Ảnh khác