TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM
TCXDVN 358 : 2005
CỌC KHOAN NHỒI – PHƯƠNG PHÁP XUNG SIÊU ÂM XÁC ĐỊNH TÍNH ĐỒNG NHẤT CỦA BÊ TÔNG
Bored Pile – Sonic pulse method for determination of homogeneity of concrete
Lời nói đầu
TCXDVN 358 : 2005 “Cọc khoan nhồi – Phương pháp xung siêu âm xác định tính đồng nhất của bê tông” được Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số: 43/2005 ngày30 tháng11năm 2005
CỌC KHOAN NHỒI – PHƯƠNG PHÁP XUNG SIÊU ÂM XÁC ĐỊNH TÍNH ĐỒNG NHẤT CỦA BÊ TÔNG
Bored Pile – Sonic pulse method for determination of homogeneity of conc rete
1. Phạm vi áp dụng
1.1 Tiêu chuẩn này áp dụng cho việc kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi bằng phương pháp xung siêu âm. Ngoài ra tiêu chuẩn còn được áp dụng cho các cấu kiện móng bê tông khác có đặt sẵn các ống đo siêu âm như: giếng chìm, tường t rong đất, cọc ba – ret và các móng khối bê tông chôn trong đất.
1.2 Kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi bằng phương pháp xung siêu âm là thực hiện phương pháp kiểm tra không phá huỷ cho phép xác định tính đồng nhất và khuyết tật của bê tông trong phạm vi từ điểm phát đến điểm thu.
1.3 Trong mọi trường hợp khuyết tật của bê tông cọc khoan nhồi hoặc cấu kiện móng được phát hiện bằng phương pháp xung siêu âm cần được hiểu đây là sự cảnh báo hoặc sự xác định gián tiếp về tồn tại khuyết tật trong bê tông. Để kh ẳng định và đánh giá đặc điểm khuyết tật cần kết hợp thực hiện thêm các phương pháp khác như: khoan lấy mẫu ở lõi bê tông, thí nghiệm nén mẫu bê tông vv..
2. Quy định chung
2.1 Thí nghiệm kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi bằng phương pháp xung siêu âm có thể được thực hiện ở hai giai đoạn: thi công cọc thử, thi công cọc đại trà.
2.1.1 Thí nghiệm kiểm tra bằng phương pháp xung siêu âm ở giai đoạn thi công cọc thử được tiến hành trước khi thi công cọc đại trà. Kết quả thí nghiệm là một trong những cơ sở đ ể lựa chọn thiết bị và công nghệ thi công cọc.
2.1.2 Thí nghiệm kiểm tra bằng phương pháp xung siêu âm ở giai đoạn thi công cọc đại trà được tiến hành trong thời gian thi công công trình hoặc sau khi thi công xong cọc. Kết quả thí nghiệm là một trong nhữ ng cơ sở cần thiết để đánh giá tổng thể về chất lượng thi công cọc.
2.1.3 Số lượng cọc cần tiến hành kiểm tra bằng phương pháp xung siêu âm được lựa chọn tuỳ theo từng giai đoạn. Trong giai đoạn thi công cọc thử số lượng cọc được kiểm tra là tất cả các cọc có thực hiện các phương pháp kiểm tra sức chịu tải của cọc bằng tải trọng tĩnh hoặc tải trọng động. Trong giai đoạn thi công cọc đại trà số lượng cọc có đặt ống siêu âm được qui định tối thiểu bằng 50% tổng số lượng cọc có trong công trình, trong đó số l ượng cọc cần tiến hành kiểm tra được xác định một cách ngẫu nhiên và lấy ít nhất bằng 25% tổng số lượng cọc có trong công trình.
2.2 Thời gian bắt đầu tiến hành thí nghiệm phương pháp xung siêu âm trên một cọc khoan nhồi hoặc một cấu kiện móng chỉ có thể thực hiện được tối thiểu sau 7 ngày tính từ khi kết thúc đổ bê tông ở cọc hoặc cấu kiện móng đó.
2.3 Thiết bị thí nghiệm phải được kiểm tra và hiệu chuẩn định kỳ theo qui định của cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
2.4 Người thực hiện thí nghiệm phải được đào tạo về phương pháp thí nghiệm và được cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ xác nhận.
3. Thuật ngữ
3.1 Tính đồng nhất của bê tông: Là đặc tính của vùng bê tông đặc chắc có chất lượng đồng đều. Trong phương pháp xung siêu âm tính đồng nhất của bê tôn g thể hiện ở sự ổn định và đồng đều của vận tốc truyền xung qua bê tông được kiểm tra theo phương dọc trục và phương ngang trục.
3.2 Khuyết tật của bê tông: Là vùng bê tông không đặc chắc hoặc có chất lượng thay đổi lớn theo chiều giảm.Trong phương pháp x ung siêu âm khuyết tật của bê tông thể hiện ở vùng vận tốc truyền xung qua bê tông bị giảm đột ngột (thường giảm hơn 20%).
3.3 Mặt cắt thí nghiệm : Là tập hợp các giá trị đo được về thời gian, biên độ và tần số của xung siêu âm truyền qua bê tông giữa một điểm phát và một điểm thu tại các độ sâu khác nhau dọc theo chiều dài thân cọc.
4. Thiết bị thí nghiệm
4.1. Đầu đo
4.1.1 Đầu phát có khả năng biến đổi những dao động điện thành các dao động cơ học với tần số cao.
4.1.2 Đầu thu có chức năng biến đổi những dao động cơ học do đầu phát phát ra thành những tín hiệu điện.
4.1.3 Cả đầu phát và đầu thu thường có yêu cầu như nhau về kích thước (đường kính của đầu đo từ 25 mm đến 30 mm),về khả năng chống thấm và tần số dao động.Thông thường tần số xung của đầu đo nằm trong phạm vi từ 20 kHz đến 100 kHz.
4.2. Bộ phận đo chiều dài
4.2.1 Bánh xe đo tốc độ kéo có chức năng đo chiều dài của mỗi mặt cắt thí nghiệm theo nguyên lý cảm ứng từ hoặc hiệu ứng quang điện. Khi thí nghiệm tốc độ kéo của đầu đo được qui đị nh phù hợp theo khả năng của mỗi loại máy khác nhau. Sai số cho phép của phép đo độ sâu được chọn lấy giá trị nào lớn hơn trong hai giá trị sau : 1/500 chiều sâu ống đo hoặc 5cm.
4.2.2 Hai cuộn dây cáp tín hiệu nối với đầu phát và đầu thu để truyền tín hiệu từ đầu đo lên khối máy chính trên suốt chiều dài mặt cắt thí nghiệm. Các cuộn dây cáp điện và cáp tín hiệu còn lại nối bộ phận đo tốc độ kéo với khối máy chính.
4.3. Bộ phận lưu trữ và hiển thị số liệu
4.3.1 Khối máy chính là một máy tính gồm có: mà n hình hiển thị số liệu, các đĩa cứng chứa chương trình điều khiển và lưu trữ số liệu thí nghiệm, các nút điều khiển và bàn phím thao tác.
4.3.2 Yêu cầu về dung lượng và bộ nhớ của máy phải đủ lớn, số liệu thí nghiệm phải được tự động cập nhật và truyền tải qua máy tính để xử lý và lưu trữ lâu dài. Các thông tin thu được ngay trong quá trình thí nghiệm phải được hiển thị dưới dạng biểu bảng hoặc đồ thị.
Thuộc tính TCVN TCXDVN358:2005 | |
---|---|
Loại văn bản | Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam |
Số / ký hiệu | TCXDVN358:2005 |
Cơ quan ban hành | Bộ xây dựng |
Người ký | Không xác định |
Ngày ban hành | 30/11/2005 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Xây dựng |
Tình trạng hiệu lực | Không xác định |
Tải xuống | Để tải vui lòng truy cập website tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại: https://tcvn.gov.vn |
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SƠN HÀ (SHAC)
Trụ sở chính: Số 55, đường 22, KĐT Waterfront City, Lê Chân, Hải Phòng
Văn phòng đại diện
Other Images