https://shac.vn/biet-thu-3-tang-chu-l
https://shac.vn/biet-thu-hien-dai
https://shac.vn/biet-thu-phap
https://shac.vn/mau-biet-thu-2-tang
https://shac.vn/mau-biet-thu-3-tang-co-dien
https://shac.vn/mau-biet-thu-3-tang-tan-co-dien
https://shac.vn/mau-biet-thu-3-tang-mai-thai
https://shac.vn/mau-biet-thu-4-tang-5-tang-6-tang
https://shac.vn/mau-biet-thu-tan-co-dien-2-tang
https://shac.vn/thiet-ke-biet-thu
https://shac.vn/thiet-ke-biet-thu-100m2
https://shac.vn/thiet-ke-biet-thu-10x10
https://shac.vn/thiet-ke-biet-thu-co-be-boi
https://shac.vn/thiet-ke-biet-thu-co-dien
https://shac.vn/thiet-ke-biet-thu-kieu-nhat-ban
https://shac.vn/thiet-ke-biet-thu-mai-thai
https://shac.vn/thiet-ke-biet-thu-song-lap
https://shac.vn/thiet-ke-biet-thu-vuon
https://shac.vn/thiet-ke-khach-san
https://shac.vn/tieu-chuan-khach-san-3-sao
https://shac.vn/tieu-chuan-thiet-ke-khach-san-1-sao
https://shac.vn/tieu-chuan-thiet-ke-khach-san-2-sao
https://shac.vn/tieu-chuan-thiet-ke-khach-san-5-sao
https://shac.vn/cap-nhat-chi-phi-xay-biet-thu-hien-dai-moi-nhat-2024
https://shac.vn/chon-cong-ty-thiet-ke-xay-dung-biet-thu-uy-tin-nhat-2024
https://shac.vn/kinh-nghiem-xay-nha-biet-thu-chi-tiet-nhat-tu-a-den-z
https://shac.vn/5-mau-biet-thu-mini-2-tang-dep-gia-re-gay-sot-2024
https://shac.vn/thiet-ke-biet-thu-tan-co-dien
https://shac.vn/biet-thu-lau-dai
https://shac.vn/mau-biet-thu-3-tang-hien-dai
https://shac.vn/thiet-ke-biet-thu-san-vuon
Ngày đăng 12/21/2018
Ngày cập nhật 08/25/2023
4.5/5 - (228 bình chọn)

Cuộc sống vận động thay đổi từng ngày mang lại những tiện lợi nhưng cũng có những mặt trái. Một trong số đó là thực trạng vì quá bận rộn nên nhiều gia đình trẻ hiện nay khi chuyển dọn nhà thường chỉ làm lễ nhập trạch đơn giản với một mâm cúng nhỏ và tối giản các bước. Trong khi, khá nhiều quan điểm cho rằng nhập trạch chuyển nhà là một nghi thức rất quan trọng để được thần linh tổ tiên chấp thuận, phù hộ nên không thể sơ sài và cần làm đúng thủ tục.

Trong bài viết này, từ những gì tổng hợp được, chúng tôi xin được trình bày các bước tiến hành thủ tục làm lễ cúng chuyển nhà nhập trạch đầy đủ nhất theo chuẩn phong thủy. Dựa vào đây, tùy điều kiện gia đình và niềm tin tâm linh của bạn mà có thể thực hiện đầy đủ hay lược bỏ bớt cho phù hợp với nhu cầu thực tế của gia đình mình.

Ý NGHĨA CỦA NGHI LỄ CÚNG CHUYỂN NHÀ NHẬP TRẠCH

1, Lễ nhập trạch là gì?

Nhập trạch là từ Hán Việt, theo đó “nhập” có nghĩa vào, “trạch” là nhà. Như vậy, hiểu theo một cách hiểu đơn giản thì nhập trạch là dọn vào nhà mới. Lễ nhập trạch tương đương việc “đăng ký hộ khẩu” với thần linh, thổ địa đang cai quản ngôi nhà. Đây là một  nghi lễ cổ truyền khá quan trọng của dân tộc ta được lưu truyền từ ngàn đời qua.

Hiểu theo một cách hiểu đơn giản thì nhập trạch là dọn vào nhà mới
Hiểu theo một cách hiểu đơn giản thì nhập trạch là dọn vào nhà mới

Có thể bạn quan tâm: Tuổi xây nhà năm 2019 đẹp nhất định bạn nên nắm bắt

2, Ý nghĩa của lễ nhập trạch

Quan niệm từ ngàn xưa của ông bà ta cho rằng, mỗi một vùng đất, khu vực đều có thần linh trấn quản. Vậy nên việc chuyển đi hoặc đến đều phải làm lễ trình báo xin phép, có như vậy mới được chấp thuận, cuộc sống gia đình, công việc sau này theo đó mới thuận buồm xuôi gió.

Đồng thời, do tổ tiên, thần tài-thổ địa đang được thờ cúng tại nhà cũ nên khi chuyển dọn nhà, cúng nhập trạch xin phép được chuyển họ đến nhà mới là việc cần làm, để gia đạo tiếp tục được phù hộ.

HƯỚNG DẪN CÁCH CÚNG NHẬP TRẠCH CHUYỂN NHÀ MỚI BẠN NÊN BIẾT

Để tránh việc thiếu sót, mất thời gian trong ngày chuyển nhà, bạn cần nắm rõ cúng nhập trạch cần những gì để chuẩn bị đầy đủ. Kinh nghiệm cho chúng tôi thấy rằng bạn hãy dùng một mảnh giấy nhỏ, ghi chú lại những thứ cần chuẩn bị trong lễ nhập trạch được nêu dưới đây và có được kế hoạch mua sắm chu đáo nhất.

1, Tìm ngày tốt làm lễ nhập trạch

Một ngày tốt chuyển nhà nên hội tụ đủ các yếu tố: Thuận lợi cho chủ nhà, là ngày hoàng đạo đẹp, nếu là ngày hợp với tuổi mệnh của gia chủ thì càng tuyệt vời.

Việc nhập trạch nên chọn được ngày tốt và là ngày hợp với mệnh gia chủ càng tốt
Việc nhập trạch nên chọn được ngày tốt và là ngày hợp với mệnh gia chủ càng tốt

Bạn nên xem: Giấy bán nhà tượng trưng cho người mượn tuổi xây nhà và những thủ tục cần biết

2, Chuẩn bị mâm đồ cúng (lễ vật) nhập trạch

Mâm cúng nhập trạch thường có ba phần, là ngũ quả, hương hoa và mâm thức ăn. Bạn có thể chia làm 3 mâm nhỏ, hoặc bày chung trên một mâm lớn. Tùy điều kiện gia đình mà bạn có thể làm đồ cúng hoành tráng hay gọn nhẹ. Nhưng hãy nhớ, quan trọng vẫn là lòng thành, không có chuyện mâm cúng lớn thì sẽ được phù hộ nhiều hơn, vậy nên gia chủ hãy cứ sắm lễ cúng chuyển nhà mới trong khả năng tài chính của mình.

  • Ngũ quả: Lựa chọn 5 loại trái cây tươi ngon theo mùa, ít hơn hoặc nhiều hơn 5 cũng được, miễn sao mâm trái cây tươi ngon và đẹp mắt.
  • Hương hoa: Gồm lọ hoa tươi cúng nhà mới (hồng, cúc hoặc ly), cặp đèn cầy, nhang, trầu cau, vàng mã, 3 hũ nhỏ đựng muối gạo và nước.
  • Mâm cơm cúng chuyển nhà: Phụ thuộc vào quan niệm thờ cúng mà bạn có thể chọn mâm cơm chay cúng chuyển nhà hoặc mâm cơm mặn.

Nếu là mâm cỗ mặn thì gồm bộ tam sên (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc và 1 trứng vịt luộc), gà luộc hoặc lợn quay, xôi hoặc cháo, các món mặn khác tùy ý.

Nếu là mâm cơm chay thì có thể làm theo gợi ý sau: rau củ xào, canh rau củ, đậu hũ, xôi đậu, chè, bánh kẹo,….

Ngoài ra mâm cơm cúng nhập trạch còn có thêm 3 ly trà, 3 ly rượu, 3 điếu thuốc.

3, Chuẩn bị văn khấn

Văn khấn nhập trạch khi chuyển nhà gồm 2 phần là văn khấn thần linh và gia tiên. Lưu ý cần đọc văn khấn thần linh trước khi đọc văn khấn gia tiên. Bài văn khấn trình bày mong muốn của gia chủ, xin phép chuyển nhà, chuyển bàn thờ đến nhà mới. Cần đọc rành mạch với thái độ thành tâm.

4, Chuẩn bị các đồ vật (vật phẩm) khác

Bếp than dùng để ở giữa cửa chính.

Chiếu (hoặc nệm) đang sử dụng.

Các đồ vật (vật phẩm) cho lễ cúng nhập trạch cần được chuẩn bị đủ
Các đồ vật (vật phẩm) cho lễ cúng nhập trạch cần được chuẩn bị đủ

Có thể bạn quan tâm: Có nên cho người khác mượn tuổi làm nhà

Theo thủ tục nhập trạch thì các thành viên khi bước vào nhà sẽ không được đi tay không, ai cũng phải cầm theo các đồ vật may mắn như: Chổi mới, bếp nấu (như bếp gas, bếp dầu, không dùng bếp điện vì dân gian quan niệm bếp điện có tinh mà không có tướng, tức có nhiệt mà không có ngọn lửa nên không tốt), gạo, muối, vàng, tiền bạc, các vật may mắn khác,…

HƯỚNG DẪN CÁCH CÚNG NHẬP TRẠCH CHUYỂN NHÀ MỚI CỤ THỂ VÀ DỄ THỰC HIỆN

Sau đây là những tham khảo về cách làm lễ nhập trạch nhà mới chi tiết và đầy đủ nhất. Nếu bạn cảm thấy phần nào chưa thật sự phù hợp với gia đình mình có thể lược bỏ bớt một vài yếu tố.

1, Việc đầu tiên trong lễ nhập trạch cần làm là đốt lò than và đặt ngay cửa ra vào. Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể đến nhà mới đốt lò trước khi xe chuyển nhà tới.

2, Khi xe chuyển nhà tới thì bày các đồ cúng lên mâm ngay ngắn, chuẩn bị các đồ đạc sẵn sàng để tiến hành thủ tục cúng chuyển nhà mới.

3, Chủ nhà (nên là người nam trụ cột gia đình) bước qua lò than vào nhà trước tiên (chân trái trước, chân phải sau), tay cầm theo bát hương cùng bài vị gia tiên.

4, Các thành viên khác cũng lần lượt bước qua lò than, cầm theo các vật thờ cúng còn lại, chiếu (hoặc nệm), bếp nấu và các đồ vật may mắn đã đề cập, lưu ý không ai được đi tay không.

5, Điều đầu tiên nên làm khi bước vào nhà là bật tất cả điện và mở mọi cánh cửa, cửa sổ tượng trưng cho việc khai thông khí, đánh thức ngôi nhà.

6, Lúc này, một số thành viên sẽ sắp xếp lại bàn thờ gia tiên, bàn thờ thần tài thổ địa cho ngay ngắn. Một số thành viên khác bày mâm cúng ở giữa nhà, nên hướng về phía hợp tuổi của gia chủ.

7, Một người đại diện thắp nhang và đọc văn khấn, các thành viên còn lại cũng đứng trước mâm cúng chấp tay nghiêm trang.

8, Sau khi đọc văn khấn, trong thời gian chờ nhang tàn, gia chủ bật bếp và nấu nước phà trà, nên để nước sôi 5-7 phút trước khi pha. Trà dùng để dâng lên mâm cúng và để người nhà thưởng thức. Việc nấu nước có ý nghĩa khai hỏa, tạo sức sống cho nhà mới.

9, Tiến hành hóa tiền vàng, khi cháy hết thì lấy rượu rưới lên tàn tro.

10, Bạn giữa lại 3 hũ muối, gạo, nước để sau này đặt vào bàn thờ Táo quân, biểu trưng cho sự no đủ.

11, Lúc này lễ khấn nhập trạch xem như hoàn tất, bạn có thể đem lần lượt các thùng đồ vào nhà và sắp xếp lại như ý muốn.

MỘT SỐ LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI LÀM LỄ CÚNG CHUYỂN NHÀ MỚI

Nếu bạn chỉ nhập trạch lấy ngày và chưa chuyển đồ về ngay, thì các bước tiến hành tương tự, xem như là chuyển bàn thờ gia tiên và thần linh về trước, đồ đạc sẽ chuyển về nhà sau. Tốt nhất nên ngủ lại 1 đêm. Trong thời gian chờ đợi cũng nên thường xuyên đến thắp nhang và trông nom để tạo sinh khí.

  • Nếu nhập trạch nhà chung cư thì bạn cũng tiến hành tương tự nhập trạch nhà bình thường gồm các bước: xem ngày tốt, chuẩn bị đồ cúng, mâm cúng, soạn văn khấn, làm lễ nhập trạch.
  • Lễ nhập trạch nhà thuê, nhà trọ là không bắt buộc và tùy vào niềm tin của mỗi người. Có người cho rằng mình chuyển tới nơi ở mới, bàn thờ tổ tiên, thần linh cũng chuyển đi nên việc làm lễ khấn nhập trạch nhà trọ, nhà thuê là cần thiết. Lại có người cho rằng nhà thuê là nhà cửa, đất đai của người khác, mình chỉ là người ở tạm nên không cần làm lễ. Tuy nhiên, nếu bạn muốn vẫn có thể thực hiện bình thường theo các bước trên. Cách làm lễ nhập trạch nhà chính chủ và nhà thuê là như nhau.
  • Nghi thức xông nhà mới: Không bắt buộc trong nghi thức nhập trạch, nhưng nếu muốn bạn có thể thực hiện để xua đuổi tà khí và làm không khí trong nhà lưu thông. Chỉ cần mua một ít thảo dược, trầm hương, đốt trong lư hương (hoặc nồi nhỏ) và xông khắp nhà, đặc biệt xông ở các khu vực ẩm thấp, các ngóc ngách.
  • Trấn nhà: Dùng đá phong thủy hợp mệnh, hoặc tiền xu (Thường là 8 đồng), chia ra chôn 4 góc nhà để cầu may mắn, sung túc. Nhưng hiện tại các nhà đều xây cố định, lót gạch và thậm chí nhà có hình thù phức tạp, không rõ góc nhà. Vậy nên bạn có thể cho vào các hủ nhỏ, bọc vải đỏ và đặt ở các góc nhỏ khuất trong nhà, nhiều hơn 4 cũng được.
  • Treo chuông gió: Chuông gió (phong linh) theo quan niệm dân gian sẽ có tác dụng luân chuyển không khí, xua tà khí, hút tài vận.

Quý vị cũng có thể xem thêm về bộ sưu tập thiết kế nhà đẹp của SHAC tại đây:

Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SƠN HÀ (SHAC)
Trụ sở chính: Số 55, đường 22, KĐT Waterfront City, Lê Chân, Hải Phòng

  • Điện thoại: 0225 2222 555
  • Hotline: 0906 222 555
  • Email: sonha@shac.vn

Văn phòng đại diện

  • Tại Hà Nội: Số 4/172, Ngọc Hồi, Huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội
  • Tại Quảng Ninh: Số 289 P. Giếng Đáy, TP. Hạ Long, Tỉnh. Quảng Ninh
  • Tại Đà Nẵng: Số 51m đường Nguyễn Chí Thanh, P. Thạch Thang. Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
  • Tại Sài Gòn: Số 45 Đường 17 khu B, An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh
  • Xưởng nội thất: Số 45 Thống Trực, Nam Sơn. Kiến An, TP. Hải Phòng
4.5/5 - (228 bình chọn)
23928Lượt xem
YÊU CẦU TƯ VẤN

Yêu cầu tư vấn
*Vui lòng để lại thông tin, nhân viên tư vấn sẽ liên hệ lại với quý khách trong thời gian sớm nhất
Tra cứu phong thủy
Xem hướng Nhà
Xem tuổi xây nhà
DỰ TOÁN CHI PHÍ

Bạn có thể tự tính toán chi phí xây dựng bằng phần mềm Dự toán Online của SHAC. Để lên dự trù chi phí xây dựng, hãy truy cập link sau (miễn phí):

Dự toán Chi phí xây dựng

Có liên quan

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Yêu cầu tư vấn

YÊU CẦU TƯ VẤN Widget

Tìm theo số tầng

Tìm theo mặt tiền

Bài viết mới nhất

Yêu cầu tư vấn

YÊU CẦU TƯ VẤN Widget

Ảnh khác

.
.
0906.222.555