Bể nước ngầm là một trong những hạng mục công trình không thể thiếu trong các gia đình hoặc trong cả những chung cư. Bể nước ngầm được sử dụng với mục đích để cung cấp, tích trữ nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất. Tuy nhiên, việc xây bể nước ngầm không phải là một việc đơn giản mà cần kinh nghiệm cùng trang thiết bị chuyên dụng. Kỹ thuật xây bể nước ngầm cần được thực hiện chính xác để đảm bảo chất lượng công trình.
NỘI DUNG CHÍNH
Từ những yêu cầu thiết thực trên, trong bài viết hôm nay chúng tôi xin được chia sẻ quy trình kỹ thuật xây bể nước ngầm nhà ở dân dụng chính xác nhất để bạn cùng theo dõi. Chúc bạn có được công trình an toàn, hữu dụng và đúng ký thuật.
Trước đây, trong các ngôi nhà ở truyền thống của nước ta đều có giếng khơi hay bể nước mưa để phục vụ nhu cầu sống, sinh hoạt thường ngày của con người. Đây là những hạng mục công trình đã trở thành biểu tượng song hành không thể tách rời được trong các công trình nhà cấp 4, nhà ba gian cho đến tận bây giờ.
Tuy nhiên, không chỉ cho các ngôi nhà cấp 4 hay nhà 3 gian, đối với các công trình biệt thự phố hay nhà phố với diện tích mặt bằng đất xây dựng nhỏ hẹp thì giải pháp kĩ thuật được áp dụng phổ biến hiện nay là việc xây dựng bể nước ngầm. Do đó, vai trò của bể ngầm vẫn khẳng định được tầm quan trọng của mình.
Về vị trí bể nước ngầm, bể nước ngầm thường được xây dựng dưới đất, có thể xây bên trong công trình hoặc bên ngoài công trình (nếu có đất xây dựng trống). Để hiểu hơn về giải pháp thi công hạng mục này, chúng tôi mời bạn cũng đến với các thông tin tóm tắt về cấu tạo của bể nước ngầm.
Bể nước ngầm đóng vai trò đặc biệt quan trọng vì có thể ảnh hưởng đến chất lượng nước. Từ đó gây ra các vấn đề về sức khỏe. Nguyên nhân chủ yếu là bể bị rò rỉ khiến các sinh vật, hóa chất độc hại có thể xâm nhập.
Vì vậy khi xây bể ngầm phải đảm bảo được các yếu tố sau:
Các chuyên gia xây dựng khuyến cáo, nên xây bể nước ngầm bằng gạch đặc, tuyệt đối không dùng gạch lỗ rỗng.
Trước khi xây gạch cần được ngâm nước kĩ để tránh hút nước của vữa, gây ra các lỗ hổng. Nên xây và trát bằng vữa xi măng. Sau khi trát bể để qua 1 ngày rồi đánh màu bằng xi măng nguyên chất. Trước khi tiến hành trữ nước cần thử chất lượng và độ thấm để sửa chữa kịp thời. Đồng thời cũng cần khử mùi xi măng để tránh ảnh hưởng tới chất lượng nước.
Trên thực tế, nhiều gia đình chẳng còn lựa chọn nào ngoài việc phải đặt 2 bể gần nhau bao gồm cả bể nước và bể phốt bởi diện tích đặt của nhà không cho phép. Điều này vẫn có thể được áp dụng và thực hiện, đặc biệt là trong các công trình nhà phố, biệt thự.
Tuy nhiên, trường hợp không may xảy ra, bạn nên đặt bể nước ngầm tránh xa khu vực của bể phốt vì nếu bể phốt bị rò rỉ, sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng của bể nước ngầm.
Để khắc phục được nhược điểm này, cần bố trí hai bể trong hai khoang móng khác nhau, đặt cách xa bể phốt.
Kỹ thuật xây bể nước ngầm cũng cần phải chú ý đến thể tích, kích thước bể nước ngầm. Thiết kế bể nước ngầm với thể tích bể chứa nước trung bình cho gia đình có từ 3 – 5 thành viên là từ 2- 3m3.
Đối với các gia đình có số lượng thành viên nhiều hơn, hoặc nhu cầu sử dụng nước lớn hơn thì bạn có thể xây dựng các bể nước ngầm với thể tích bể lớn hơn để đảm bảo những yêu cầu thiết kế cũng như sử dụng của cả gia đình.
Thông thường, để đảm bảo độ bền vững cũng như việc dễ dàng thi công xây dựng, các loại ống nhựa PVC được ưu tiên sử dụng làm đường thoát nước cho hệ thống bể nước ngầm. Ưu điểm của loại ống này là nhẹ, bền, kín nước và đồng thời rất dễ thi công. Tuy nhiên, khi lựa mua ống nhựa, gia chủ cũng phải thông minh khi lựa chọn bởi có rất nhiều sản phẩm kém chất lượng trà trộn trên thị trường hiện nay.
Kỹ thuật xây bể nước ngầm- xây dựng hệ thống cấp thoát nước cũng cần chú ý hạn chế tối đa những nguyên nhân làm hưu hỏng đường ống nước. Đặc biệt, nếu trong quá trình xây dựng, nếu đường ống nước đi qua tường móng cần phải lưu ý đến lỗ để chờ rộng khoảng 15- 20cm để tránh tình trạng không có lỗ cho ống nước đi qua sau này.
Một chi tiết rất quan trọng cần lưu ý đó là khi xây dựng, không được xây gạch trực tiếp lên ống vì sẽ làm vỡ ống. Đồng thời, cũng cần chú ý không đi đường ống thoát nước đè lên đường ống cấp nước mà nên đi 2 đường ống nước song song với nhau. Trong trường hợp bắt buộc 2 đường ống nước phải giao nhau thì ở trong những vị trí này nên lót bằng cát vàng mịn.
Khi lắp các đường ống nước, gia chủ cần bố trí cách bề mặt bể khoảng 10 -15 cm là vừa, không được để quá sâu hoặc quá cao so với mặt bể.
Trên đây là tổng hợp những kỹ thuật xây bể nước ngầm cần thiết và hữu dụng dành cho mỗi gia đình. Hy vọng những thông tin trên đây của chúng tôi sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm và hiểu biết về quy trình kỹ thuật xây bể nước ngầm cho gia đình bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Quý vị cũng có thể xem thêm về bộ sưu tập thiết kế nhà đẹp của SHAC tại đây:
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SƠN HÀ (SHAC)
Trụ sở chính: Số 55, đường 22, KĐT Waterfront City, Lê Chân, Hải Phòng
Văn phòng đại diện
Ảnh khác
Bình luận