Độ nghiêng cho phép của nhà ở là bao nhiêu và đâu là nguyên nhân, biện pháp khắc phục chính là nội dung chúng tôi sẽ trao đổi cùng bạn trong bài viết hôm nay.
Hiện nay, các khái niệm hay hiện tượng nhà bị nghiêng, lún đã không còn gì xa lạ với người dân (nhất là những khu dân cư đông và các khu đô thị đất chật hẹp). Việc nhà bị nghiêng lún với nhiều nguyên nhân và mức độ khác nhau sẽ phải có cách xử lí phù hợp. Sẽ thật đáng buồn nếu ngôi biệt thự đẹp mơ ước hoặc ngôi nhà phố đẹp ấm cúng của gia đình bạn gặp phải hiện tượng này. Sẽ càng nguy hiểm hơn nếu không có cách xử lý kịp thời.
Mời bạn cùng tham khảo bài viết!
NỘI DUNG CHÍNH
Lún là hiện tượng công trình bị chuyển vị thẳng đứng từ trên xuống dưới đất nền, kéo theo cả móng và bản thân công trình nghiêng theo. Nghiêng là hiện tượng ngôi nhà chuyển phương bị lệch do lún tương đối dẫn đến chuyển vị thẳng đứng không đều trở thành chuyển vị ngang.
Hiện nay tất cả các công trình xây dựng đều có thể bị lún miễn là trong giới hạn cho phép, còn nhà nghiêng thì rất nguy hiểm và cần có biện pháp xử lí cho phù hợp. Cũng phải nói thêm rằng, hiện tượng lún nghiêng công trình nhìn chung đều liên quan đến nhau. Công trình có thể bị lún nhiều dẫn đến hiện tượng lún lệch và đặc biệt là khả năng chịu đựng được biến dạng của kết cấu công trình.
Sau đây là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiện tượng nhà bị lún nghiêng mà chúng tôi đã tổng hợp được. Nhờ việc tổng hợp các nguyên nhân này mà ngay từ những khâu thiết kế biệt thự, thiết kế nhà phố (dù là biệt thự 3 tầng, 2 tầng, cao tầng hơn mà mang các phong cách,…) chúng tôi đều chú trọng. Sự chú trọng trong quy trình khép kín càng được đề cao trong các công trình xây nhà trọn gói.
Mời bạn cùng theo dõi:
Việc dự báo không đúng độ lún của công trình hiện hữu do ảnh hưởng của việc đào hố móng khi thi công công trình mới. Điều này cho thấy rằng đánh giá không đầy đủ ảnh hưởng do chất tải nặng (vật liệu xây dựng, đối trọng để ép cọc hoặc để nén tĩnh,…) trong phạm vi giáp với công trình hiện hữu là vô cùng nguy hiểm. Đánh giá không toàn diện mức ảnh hưởng gây ra do sự thay đổi lớn chiều dày tầng đất yếu theo chiều sâu và trên diện trong khu vực điều kiện địa chất công trình phức tạp.
Đây là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến hiện tượng nhà bị lún nghiêng. Theo thống kế mới nhất thì đa số những khu vực có nền đất yếu, cấu tạo địa chất không ổn định, địa hình thấp như là gần sông, rạch, đất ruộng, trũng và có lớp bùn dày,… thường có nhiều ngôi nhà bị nghiêng lún.
Có thể bạn quan tâm: Vì sao nền nhà bị lún và cách khắc phục đúng nhất từ chuyên gia
Để khắc phục yếu tố địa hình, chủ nhà và đội thiết kế thi công cần phải khảo sát địa chất kĩ trước khi thiết kế để có phương pháp xử lý thích hợp nhất. Cách xử lý thường áp dụng trong trường hợp nền đất yếu là dùng các biện pháp ép cọc, hoặc khoan nhồi mới đảm bảo được tải trọng của công trình.
Đây là nguyên nhân rất hay gặp phải, nhất là với những công trình nhà phố san sát dày đặc như hiện nay. Nhìn chung các công trình bị lún nghiêng đều liên quan đến kết cấu tổng thể và đất nền. Với những công trình có khả năng chịu đựng biến dạng kết cấu công trình kém sẽ bị lún nghiêng nghiêm trọng hơn.
Trong nhiều trường hợp nhà bên cạnh phá hủy để đào móng xây nhà mới, ngôi nhà bên cạnh cũng bị ảnh hưởng theo. Hoặc những ngôi nhà có khả năng chịu đựng biến dạng do đất nền tốt hơn, vẫn sẽ bị nghiêng do tải trọng quá lớn của nhà bên cạnh đè vào.
Đây là nguyên nhân thường gặp của những ngôi nhà đã cũ, nền móng và kết cấu công trình không còn được ổn định như nhà mới, gia chủ lại muốn cải tạo và nâng thêm tầng mới.
Trong trường hợp nhà này tốt nhất không nên xây thêm tầng. Trường hợp nhà đã thi công xong thì nên vận chuyển những đồ đạc nặng, lớn xuống tầng trệt. Sau đó dùng các biện pháp kĩ thuật lấy lại độ nghiêng ban đầu, trong đó phải bắt đầu từ thao tác gia cố lại phần móng nền đạt đủ độ vững chắc để đáp ứng việc nâng tầng.
Ngoài các nguyên nhân chủ yếu nêu trên còn một số tác động khác từ bên ngoài như: sập hang động ngầm, hạ mực nước ngầm, lún do tải trọng của đất san lấp tạo mặt bằng,…
Khi lún không đều, công trình sẽ nghiêng đi. Chính vì vậy để xác định được độ nghiêng cho phép của công trình thì chúng ta cũng có nhiều phương pháp. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi chỉ liệt kê tóm tắt phương pháp. Nội dung chi tiết của từng phương pháp sẽ được chúng tôi đề cập trong các bài viết sau.
Vậy độ nghiêng cho phép của nhà ở nói riêng và độ nghiêng cho phép của công trình nói chung là bao nhiêu?
Đã có chủ đầu tư đau xót tìm đến chúng tôi chia sẻ về việc ngôi nhà của họ bị lún một cách nhanh chóng và nhờ chúng tôi tư vấn biện pháp khắc phục. Sau đây là những gì chúng tôi đã đúc kết và tổng hợp được:
Quý vị cũng có thể xem thêm về bộ sưu tập thiết kế nhà đẹp của SHAC tại đây:
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SƠN HÀ (SHAC)
Trụ sở chính: Số 55, đường 22, KĐT Waterfront City, Lê Chân, Hải Phòng
Văn phòng đại diện
Other Images
Comments