Bên cạnh các nội dung chung về thủ tục cấp phép xây dựng tại Hà Nội, trong thời gian vừa qua, trên hệ thống website của Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Sơn Hà (SHAC, Sơn Hà Architecture) chúng tôi cũng đã cập nhật các nội dung chi tiết về vấn đề cấp phép xây dựng tại các quận của thành phố, trong đó có quận Long Biên. Bài viết hôm nay chúng tôi xin dành để giới thiệu đến bạn đọc những mẫu thiết kế văn phòng đẹp của chúng tôi cùng thủ tục cấp phép xây dựng tạm tại quận Long Biên.
NỘI DUNG CHÍNH
Theo khoản 3 Điều 62 Luật Xây dựng thì khi xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ trong vùng đã có quy hoạch xây dựng được duyệt và công bố nhưng chưa thực hiện thì chỉ được cấp giấy phép xây dựng tạm có thời hạn theo thời hạn thực hiện quy hoạch. Chúng ta cũng đã biết, việc sở hữu một mẫu thiết kế được đánh giá cao hẳn là chưa đủ. Công trình đi đến những bước cuối cùng của việc hiện thực hóa khi đã được cấp phép xây dựng thành công. Những mẫu văn phòng làm việc (dù là thiết kế văn phòng hiện đại hay mẫu thiết kế văn phòng cổ điển) cũng không nằm ngoài ngoại lệ này.
Ngay bây giờ, chúng tôi mời bạn đọc cùng đến với bài viết, chiêm ngưỡng mẫu thiết kế văn phòng và tìm hiểu về thủ tục cấp phép xây dựng tạm đối với công trình và nhà ở riêng lẻ tại quận Long Biên của thủ đô Hà Nội.
Trước hết, chúng tôi mời bạn đọc đến với những thông tin chung nhất về thủ tục cấp cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại quận Long Biên (Hà Nội).
Cơ quan thực hiện | – Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND Quận.
– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện. – Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Quản lý đô thị Quận. |
Cách thực hiện | – Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ hành chính UBND Quận. |
Đối tượng thực hiện | Tổ chức; Cá nhân |
Thời gian giải quyết | – Nhà ở riêng lẻ: 15 ngày làm việc;
– Công trình khác: 20 ngày làm việc; (không bao gồm thời gian chủ đầu tư chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ) |
Phí, Lệ phí | – Nhà ở: 50.000đ/hồ sơ.
– Công trình khác: 100.000đ/hồ sơ. (Quyết định số Quyết định 11/2009/QĐ-UBND ngày 09/01/2009 của UBND TP Hà Nội; của UBND TP. Hà Nội về việc thu lệ phí cấp Giấy phép xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội.). Phí xây dựng công trình: – Nhà ở: + Tại các quận: 0,5% chi phí xây dựng. + Tại các huyện Từ Liêm, Đông Anh, Thanh Trì, Gia Lâm, Sóc Sơn, Quốc Oai, Hoài Đức, Thạch Thất, Đan Phượng, Thường Tín và thị xã Sơn Tây: 0,2% chi phí xây dựng. + Tại các huyện còn lại: 0,1% chi phí xây dựng. – Công trình trụ sở làm việc và các công trình khác của cơ sở sản xuất: Từ 0,2% – 1% chi phí xây dựng tuỳ theo địa điểm xây dựng và nhóm dự án. – Công trình kinh doanh dịch vụ: Từ 0,3% – 2% chi phí xây dựng tuỳ theo địa điểm xây dựng và nhóm dự án. (Quyết định số Quyết định 14/2009/QĐ-UBND ngày 09/01/2009 của UBND TP Hà Nội; của UBND TP. Hà Nội về việc thu phí xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội.) |
Kết quả | Giấy phép |
Cơ sở pháp lý | – Luật Xây dựng
– Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội – Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ; – Nghị định 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ; – Nghị định 92/2005/NĐ-CP ngày 12/7/2005 của Chính phủ; – Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ; – Quyết định 39/2005/QĐ-TTg ngày 28/02/2005; – Thông tư 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng; – Thông tư liên tịch 12/2007/TTLT/BXD-BTTTT ngày 11/12/2007; – Quyết định 79/2007/QĐ-UBND ngày 11/7/2007 của UBND TP Hà Nội; – Quyết định 40/2008/QĐ-UBND ngày 22/10/2008 của UBND TP Hà Nội; – Quyết định 51/2008/QĐ-UBND ngày 16/12/2008 của UBND TP Hà Nội; – Quyết định 11/2009/QĐ-UBND ngày 09/01/2009 của UBND TP Hà Nội; – Quyết định 14/2009/QĐ-UBND ngày 09/01/2009 của UBND TP Hà Nội; – Quyết định 73/2009/QĐ-UBND ngày 25/5/2009 của UBND TP Hà Nội; |
Tên mẫu đơn tờ khai | Đơn xin cấp giấy phép xây dựng tạm (Quyết định số Quyết định 79/2007/QĐ-UBND ngày 11/7/2007 của UBND TP Hà Nội; ban hành Quy định cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội.) |
– Cá nhân (tổ chức) nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ hành chính, lấy phiếu giao nhận và hẹn ngày nhận kết quả.
– Cơ quan thực hiện tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ hành chính, viết phiếu nhận và hẹn ngày trả kết quả. Xử lý hồ sơ và trả kết quả cho công dân tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ hành chính.
Chúng tôi mời bạn đọc xem thêm về thành phần và số lượng hồ sơ cấp phép xây dựng tạm đối với nhà ở riêng lẻ tại quận Long Biên Hà Nội và có thêm cho mình những tham khảo hữu ích nhất, thiết thực nhất.
– Đơn xin cấp giấy phép xây dựng tạm có cam kết tự phá dỡ công trình khi Nhà nước thực hiện giải phóng mặt bằng (02 bản);
– Giấy tờ về quyền sử dụng đất hợp lệ (01) bản;
– Hồ sơ thiết kế xây dựng công trình có quy mô tối đa 03 tầng, chiều cao không quá 12m (02 bộ);
* Tùy từng trường hợp cụ thể Chủ đầu tư cần bổ sung các tài liệu sau:
– Đối với công trình của tổ chức: Đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của chủ đầu tư;
– Đối với công trình thuộc dự án: Văn bản tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở của cơ quan quản lý công trình xây dựng chuyên ngành và Quyết định phê duyệt dự án của chủ đầu tư;
– Đối với công trình có quy mô 03 tầng hoặc tổng diện tích sàn trên 250m2: Đăng ký kinh doanh của tổ chức hoặc chứng chỉ hành nghề của cá nhân thực hiện tư vấn thiết kế.
– Đối với công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình (công trình sửa chữa, cải tạo yêu cầu phải có giấy phép xây dựng): phải có hồ sơ khảo sát hiện trạng (bao gồm ảnh chụp hiện trạng, các bản vẽ hiện trạng kiến trúc, kết cấu công trình), kết quả thẩm tra thiết kế sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định.
– Đối với công trình xây xen: phải có mặt bằng, mặt cắt hiện trạng công trình tỷ lệ 1/100-1/200 với các công trình liền kề và giải pháp gia cố, chống đỡ công trình cũ và xây dựng công trình mới nhằm đảm bảo an toàn cho công trình liền kề do tổ chức, cá nhân thiết kế có đủ năng lực hoạt động thiết kế xây dựng hoặc năng lực hành nghề thiết kế xây dựng thực hiện. Chủ đầu tư phải cam kết chịu trách nhiệm đối với việc hư hỏng các công trình liền kề, lân cận nếu nguyên nhân hư hỏng được xác định do thi công công trình mới gây ra;
– Đối với công trình trong khu vực có ảnh hưởng đến đê điều, thoát lũ: công trình xây dựng trong khu di tích lịch sử, văn hóa đã xếp hạng: công trình của các cơ quan ngoại giao; tổ chức quốc tế; công trình di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh; công trình hạ tầng kỹ thuật chuyên ngành; công trình có nguy cơ cháy nổ; công trình có tác động đến vệ sinh môi trường…: phải có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý ngành liên quan theo quy định của Pháp luật (nếu chủ đầu tư đã có);
– Đối với nhà thuê: phải có Hợp đồng thuê nhà theo quy định của Pháp luật và văn bản chấp thuận, uỷ quyền của chủ sở hữu nhà cho người thuê việc xin phép xây dựng và đầu tư xây dựng công trình;
– Đối với trường hợp xây dựng trên đất của người sử dụng đất đã được nhà nước giao quyền sử dụng: phải có Hợp đồng thuê đất theo quy định của Pháp luật.
– 01 bộ
Trên đây, chúng tôi vừa tổng hợp và giới thiệu đến bạn đọc những thông tin về quy định cấp phép xây dựng tạm đối với công trình và nhà ở riêng lẻ tại quận Long Biên (Hà Nội). Trong các bài viết sau, để bạn đọc có những thông tin đầy đủ và toàn diện nhất, chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật các nội dung liên quan. SHAC cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết.
Quý vị cũng có thể xem thêm về bộ sưu tập thiết kế nhà đẹp của SHAC tại đây:
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SƠN HÀ (SHAC)
Trụ sở chính: Số 55, đường 22, KĐT Waterfront City, Lê Chân, Hải Phòng
Văn phòng đại diện
Ảnh khác
Bình luận