Phát lộc phát tài với cách trồng cây dây leo phong thủy chuẩn nhất
Phát lộc phát tài với cách trồng cây dây leo phong thủy chuẩn nhất
Chia sẻ
Ngày đăng11/04/2019
Ngày cập nhật06/17/2024
4.5/5 - (96 bình chọn)
Trồng cây dây leo phong thủy đang được rất nhiều gia đình quan tâm bởi việc này không chỉ có ý nghĩa về mặt phong thủy mà còn giúp kiến trúc ngôi nhà thêm xanh, đẹp và mang lại những cảm xúc tích cực. Mời bạn cùng tham khảo cách trồng cây dây leo phong thủy chuẩn nhất được chia sẻ bởi các chuyên gia giúp gia chủ phát tài phát lộc.
Việc trồng cây dây leo phong thủy có những ý nghĩa như sau:
1, Ý nghĩa về thẩm mỹ
Cây dây leo là loại cây thân mảnh, có tạo hình đẹp nên được nhiều gia đình sử dụng để tô điểm cho căn nhà của mình.
Việc trồng giàn cây dây leo sẽ đem lại không gian xanh mát, thoáng đãng, thanh lọc không khí, mang đến vẻ đẹp thơ mộng, lãng mạn cho không gian sống. Không những thế, cây dây leo sẽ giúp làm giảm sự ảnh hưởng của môi trường đến ngôi nhà.
2, Ý nghĩa về phong thủy
Ngoài giá trị thẩm mỹ, cây dây leo còn đem lại nhiều ý nghĩa phong thủy. Mỗi loại cây sẽ đem lại ý nghĩa phong thủy khác nhau. Chúng sẽ đem lại may mắn, tài lộc, bình an cho gia chủ và các thành viên trong gia đình, mang lại không gian tràn đầy năng lượng cho ngôi nhà, giúp xua đuổi tà khí.
GỢI Ý NHỮNG CÂY DÂY LEO TỐT CHO PHONG THỦY NGÔI NHÀ
Bạn có thể tham khảo những gợi ý sau về cây dây leo phong thủy tốt cho ngôi nhà:
1, Cây trầu bà
Đây là loại cây thân cỏ, có tuổi thọ cao, có nhiều kiểu dáng và màu sắc khác nhau. Lá đơn, gốc lá hình tim, thuôn dài ở đỉnh, có loại xanh toàn phần, có loại có những đốm vàng trên lá, vàng nằm rải rác trên phiến lá. Cụm hoa dạng mo, cuống ngắn, bò dài hoặc buông thõng xuống trên các chậu treo.
Loại cây này có ý nghĩa như sau:
Có khả năng hút các loại khí độc, bụi bẩn, bức xạ điện tử từ máy tính, điện thoại.
Loại bỏ nhiều chất độc hại, mang lại không gian cho ngôi nhà.
Trong phong thủy, cây trầu bà mang đến nhiều tài lộc, thịnh vượng, may mắn cho gia chủ trong sự nghiệp, giúp cuộc sống gia đình tránh được nhiều vận xui, điều thị phi trong cuộc sống.
Cây trầu bà mang đến cho ngôi nhà một nét đẹp quyền uy, sang trọng, thích hợp cho những người quản lý, lãnh đạo, góp phần thể hiện ý chí không ngừng vươn lên đỉnh cao.
Cách chăm sóc, bài trí cây trầu bà:
Cách chăm sóc: cây trầu bà có tốc độ sinh trưởng của cây trầu bà khá nhanh, nên trồng ở bóng râm, nơi có khí hậu mát mẻ, tưới nước đều đặn.
Cách bài trí: Cây vừa và nhỏ có thể đặt ở nóc tủ hoặc trên giá hoa, hoặc treo trang trí, để cho cành lá rủ xuống. Cây cỡ lớn thường được trồng thành cây tổ, đặt ở sảnh, thư phòng hoặc phòng ngủ là những nơi có không gian tương đối rộng. Chậu cây trầu bà có kích thước 25- 40 cm, thích hợp trang trí bàn làm việc, bàn khách, kệ tủ, tủ tài liệu, kệ sách,…
2, Hoa hồng leo
Cây hoa hồng leo là cây hồng có nhiều gai và thuộc cây bụi mọc dài và thường có xuất xứ từ Trung Quốc. Thân cành màu nâu xám có nhiều lông cứng và gai ngược, lá kép lông chim gồm 5-9 loài nhỏ dài 2-5cm hình bầu dục, hoa đơn tính mọc chùm thường là màu tím, mùi thơm, đường kính hoa 6-8cm, hoa nở vào tháng 4-5. Quả hình cầu dẹt màu đỏ gạch, cây cao có thể 1-2m. hoa hồng leo có rất nhiều loài, hoa có nhiều màu: tím, đỏ, trắng.
Ý nghĩa của hoa hồng dây leo:
Mang lại hương sắc đẹp mắt, tạo cảnh quan bắt mắt cho ngôi nhà ở của bạn.
Theo phong thủy hoa hồng leo sẽ đón nhận những điều tươi đẹp cho gia chủ và mang lại nguồn cảm hứng tươi vui, phấn khởi cho các thành viên trong gia đình.
Cách chăm sóc và bài trí:
Vào mùa khô nên tưới nước cho cây vào buổi sáng, tưới vừa đủ, tránh tưới quá nhiều gây ngập úng bộ rễ, chỉ tưới nước quanh gốc, tránh tưới lên lá và hoa có thể tạo điều kiện cho nấm có hại phát triển trên cây. Vào mùa đông, cách 3 ngày tưới nước một lần, lượng nước tưới ít do độ ẩm trong không khí cao nếu tưới nhiều khiến cây bị ngập úng dễ sâu bệnh.
Bón phân hữu cơ là chủ yếu, nên hòa tan phân vào nước và tưới vào gốc cây hư vậy cây dễ hấp thu hơn hiệu quả cao hơn.
Khi cây cao ở mức độ phù hợp thì ta nên bấm ngọn để cho cây mọc thêm nhiều nhảnh và cho ra hoa nhiều hơn.
Cây thường hay bị bệnh rệp sáp và sâu ăn lá, cho nên phải kiểm tra thường xuyên nếu phát hiện thì có biện pháp diệt trừ kịp thời.
Hoa hồng leo được sử dụng nhiều trong cảnh quan sân vườn, đường phố đô thị,…
3, Cây hoa giấy
Hoa giấy là dạng cây thân bụi, chịu hạn rất tốt được trồng nhiều ở thôn quê Việt Nam chúng ta, chúng có nhiều màu sắc khác nhau như trắng, hồng.
Ý nghĩa của cây hoa giấy:
Cây hoa giấy mang ý nghĩa phong thủy to lớn, giúp cho gia chủ luôn may mắn, hạnh phúc, phát tài, phát lộc. Cây còn có tác dụng làm trong lành không khí, tươi đẹp cảnh quan.
Hoa giấy là yếu tố gắn kết chặt chẽ giữa các thành viên trong gia đình, tạo sự gần gũi, bình yên, sự sung túc, may mắn. Nhiều người còn tin rằng hoa giấy đánh đuổi tà ma.
Cách chăm sóc, bài trí:
Cách chăm sóc: Bạn chỉ cần bón phân và tưới nước cho cây thường xuyên. Cây sẽ tự phát triển đều đặn và xanh tốt quanh năm.
Cách bài trí: vị trí phù hợp để trồng các loại giống hoa giấy thường là ở khu vực cổng, sân vườn, chậu cảnh, hàng rào, khung sắt,…
4, Cây sử quân tử
Sử quân tử có thân leo, cành mềm, sức sống mãnh liệt. Lá cây có màu xanh bóng, đầu nhọn, gân nổi. Hoa màu đỏ rực rỡ, nhiều hoa trên một cành. Hoa có hình ngôi sao 5 cánh, hương thơm nức nở, đặc trưng. Sử quân tử cũng có quả, nhưng không lớn lắm, có màu đen và dài khoảng từ 3-5cm.
Ý nghĩa của cây sử quân tử:
Chứa đựng ý nghĩa cao đẹp, cái tên mang ý nghĩa của sự tiến lên, dù cho là trong bất kì hoàn cảnh khó khăn nào, luôn thể hiện ý chí kiên cường như người quân tử, không lùi bước trước khó khăn.
Cách chăm sóc:
Cây ưa sáng nên thích hợp trồng trong sân vườn biệt thự, đặc biệt là tại khu vực hàng rào, cây sẽ phát triển nhành leo. Cây cũng không kén đất, bạn nên dùng loại đất xốp cho cây ra hoa tốt và thường xuyên tưới nước để duy trì năng suất ra hoa cho cây.
Bón phân 1 tháng 1 lần và cắt tỉa nhành lá, sâu bệnh cho cây phát triển tốt.
Tạo giàn dây leo phủ bóng nhà phố, biệt thự, tạo ấn tượng ngay từ vẻ ngoài cho ngôi nhà.
5, Cây hoàng thảo
Hoàng thảo thuộc loại cây thân leo hóa gỗ, nhiều cành nhánh,leo bằng thân cành, sống lâu năm. Thân non và bánh tẻ màu xanh, khi về già thì chuyển màu nâu, có nhựa màu trắng, cành nhánh mềm mại
Lá mềm, mỏng, hình trứng tròn ở đầu, màu xanh bóng, lá đơn, mọc đối. Hoa hoàng thảo hình chuông, màu vàng tươi rực rỡ, có năm cánh, mọc ở đầu cành. Quả nang ít hạt, có gai.
Ý nghĩa và cách chăm sóc, bài trí:
Mang lại nhiều điều tốt đẹp cho cuộc sống. Bên cạnh đó, cây hoa hoàng thảo còn thể hiện tình anh em, tình bạn bè gắn kết.
Hoàng thảo ưa nắng, sáng, chịu được hạn khá tốt, chịu úng kém. Nhiệt độ ưa thích là 22°C-30°C. Bạn nên trồng ở đất tơi xốp pha cát có mùn, tưới nước đều đặn, bón phân hợp lý để cây sinh trưởng tốt.
Được trồng hàng rào, bờ tường, leo cổng, hoặc từ sân thượng rủ xuống tạo vẻ đẹp lãng mạn không kém phần thơ mộng và có tác dụng che nắng tốt.
Hoàng thảo còn được trồng ở ban công nhà phố để các dây leo xoắn xít lên thành ban công đẹp một cách tự nhiên hoặc trồng trong các chậu hoa treo một mình hoặc phối với các loại hoa khác.
NHỮNG LƯU Ý KHI TRỒNG CÂY DÂY LEO PHONG THỦY
Cuối bài viết, chúng tôi mời bạn đến với những lưu ý khi trồng cây dây leo phong thủy để bạn có cách vận dụng phù hợp nhất:
Với những loài cây hoa leo nên trồng ở nơi có nhiều ánh sáng để cây ra nhiều hoa và hạn chế bón quá nhiều phân đạm khi cây đang đâm hoa vì như thế sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc ra hoa của cây.
Những cây hơi cằn cỗi thường cho hoa đẹp và đậm màu hơn những cây được chăm bón quá tươi tốt.
Nên thường xuyên cắt tỉa những cành khô, cành rối, lá khô, úa để giàn hoa luôn tươi mới. Nên chọn những cây leo to khỏe để làm giàn hoa tạo hình dáng cố định.
Theo phong thủy thì những giàn cây trước nhà nhất định phải có hoa.
Cây không được quá rậm rạp làm ngôi nhà trở nên âm u. Cây trồng phải luôn xanh tươi, lá cây cũng không nên chọn loại có hình kim và quá dày.
Ngoài ra, với mỗi ngôi nhà với kiểu dáng, thiết kế khác nhau, chủ nhà sẽ có những lựa chọn khác nhau về hoa leo với màu hoa phù hợp.
Quý vị cũng có thể xem thêm về bộ sưu tập thiết kế nhà đẹp của SHAC tại đây:
Bình luận